Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

THỜI BÁO DIỀU HÂU HOÀN CẦU TRUNG QUỐC: CÁC NƯỚC NGOÀI KHU VỰC ĐỪNG MƠ GÂY CHIA RẼ MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC-VIỆT NAM

Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Kết quả hình ảnh cho tẬP cẬN bÌNH-nGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 12 đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm VN cấp nhà nước. Đây là sự kiện lớn trong mối quan hệ hai đảng hai nước TQ-VN. Dư luận VN nói chung chú ý tới việc đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cận Bình sau Đại hội XIX ĐCSTQ và cho rằng điều đó thể hiện TQ coi trọng VN.
Vì tại Đà Nẵng vừa có tổ chức hội nghị APEC, rất nhiều nhà lãnh đạo các nước tới dự, Tổng thống Mỹ Trump chính thức thăm VN từ ngày 11 đến ngày 12. Thời gian nguyên thủ TQ và Mỹ thăm VN khéo trùng hợp nhau, sự thực này đã tăng cường quan điểm của nước ngoài cho rằng VN đang triển khai “cân bằng ngoại giao” giữa các nước lớn.
Trên truyền thông Mỹ và phương Tây đang tràn ngập luận điệu “VN và Mỹ đánh nhau 10 năm, mối quan hệ căng thẳng với TQ láng giềng phương Bắc thì đã kéo dài mấy nghìn năm”. Không khó tưởng tượng rằng nếu đọc câu nói này thì người VN bình thường sẽ dễ dàng chịu ảnh hưởng của quan điểm đó.
Thế nhưng diện mạo hiện thực của mối quan hệ TQ-VN lại là: từ lâu TQ đã là bạn hàng lớn nhất của VN, sự giao lưu nhân văn giữa hai nước cũng đang ngày một tấp nập, ngày càng có nhiều thanh niên VN chọn TQ làm nơi đến học tập. Nhất là quan hệ giữa hai đảng TQ-VN lại càng được tăng cường. Sau Đại hội XIX, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại ĐCSTQ Tống Đào lập tức sang VN và Lào thông báo tình hình Đại hội, điều đó cho thấy tính chất không tầm thường của mối quan hệ giữa hai đảng hai nước TQ-VN.
Hai nước TQ-VN có tranh chấp trên biển, năm nay còn có cọ xát tại bãi Vạn An [VN gọi là bãi Tư Chính], nhưng sự quản lý kiểm soát của hai nước đối với những tranh chấp đó rõ ràng đã ngày một chín muồi. Nhìn lại có thể thấy bất đồng trên biển không gây ra ảnh hưởng tiêu cực về thực chất đối với xu thế giao lưu ngày càng mật thiết giữa hai nước. Có những cọ xát khi ấy rất nổi bật nhưng đã có thể nhanh chóng hạ nhiệt, sự hợp tác giữa hai nước lại tiếp tục được thực hiện.
Do nguyên nhân lịch sử và do sự rắc rối hiện thực về địa chính trị nên cảm nhận của VN  đối với sự trỗi dậy của TQ có mặt phức tạp. Cần nói rằng điều đó chẳng đáng ngạc nhiên. Điều quan trọng là hiện nay xem ra đảng và chính phủ VN về tổng thể đã tiến hành kiềm chế có lý trí đối với sự cảm nhận đó, đặt tính chất quan trọng của mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện TQ-VN lên vị trí chủ đạo.
Mối quan hệ hai đảng hai nước TQ-VN là mối quan hệ đồng chí hoàn toàn bình đẳng. Cả hai đều là quốc gia XHCN, đường lối phát triển đất nước rất gần gũi với nhau. Hai nước hợp tác tìm kiếm sự phát triển, phối hợp điều chỉnh lợi ích căn bản phù hợp hai bên trước những thách thức chính trị đến từ thế giới bên ngoài. Nhận thức chung này trải qua nhiều lần thử thách trong thực tiễn xây dựng đất nước và thực tiễn ngoại giao của hai nước, trở nên ngày càng kiên định.
Hai nước càng gần nhau thì hợp tác thuận tiện, và rắc rối giữa hai bên cũng dễ dàng trở nên nhiều hơn. Các nước lớn bên ngoài rất dễ lấy lòng các nước Đông Nam Á, nhưng VN nên có thể thấy rõ sự nặng nhẹ trong chuyện này, hơn nữa trên thực tế Hà Nội cũng đang xử lý đúng với các nước lớn đó. TQ đang thật lòng triển khai sự hợp tác cùng có lợi với các nước Đông Nam Á, một quốc gia như VN sẽ không ngu ngốc lấy cái gọi là “liên kết Mỹ-VN” để làm tổn hại mối quan hệ với TQ.
Cho nên nói các nước lớn bên ngoài khu vực chớ có ôm mộng gây chia rẽ mối quan hệ TQ-VN. Nếu họ có lắm tiền, rải nhiều tiền hơn vào Đông Nam Á, kể cả vào VN, làm một số trò phá đám TQ về địa chính trị để tự an ủi, thì họ cứ việc làm như thế đi. Logic quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI đang dần dần diễn biến về phía khối cộng đồng vận mệnh chung của loài người. Mối quan hệ TQ – Đông Nam Á  kể cả TQ-VN ngày càng xây dựng vững chắc trên nguyên tắc của thời đại mới cùng có lợi, cùng thắng – xu thế lớn này không có thể đảo ngược.
Tranh chấp TQ-VN không thể biến mất trong một lúc, nhưng trên ván cờ lớn hai nước hợp tác đi tới tương lai thì đã ngày càng thấy rõ rốt cuộc ý nghĩa thực tế của những tranh chấp đó lớn như thế nào và các tranh chấp ấy được đặt vào vị trí ngày một thích đáng. TQ-VN sẽ tiếp tục tiến lên phía trước với mối tình “vừa là đồng chí vừa là anh em”, giữa chừng sẽ không có trắc trở nào có ý nghĩa chân thực lịch sử hơn bức tranh lớn ấy.
Nguồn tiếng Trung: 社评:中越紧密合作大趋势外力休想篡改 (2017-11-12)

Không có nhận xét nào: