Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo trên trang web chính thức rằng ông sẽ thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội và tham dự hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng.
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Trudeau tới Việt Nam bắt đầu từ ngày 6/11.
Tại Hà Nội, nguyên thủ của Canada sẽ gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.”Justin Trudeau, Thủ tướng Canada
Thủ tướng Trudeau nói trong thông cáo ra hôm 2/11 rằng “Mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam được dựa trên những kết nối giữa 2 dân tộc và đã phát triển mạnh trong 40 năm qua. Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.” Thủ tướng Canada cũng muốn tăng cường sự hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người thuộc tầng lớp trung lưu ở cả 2 phía.
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được coi là "tệ hại" khi các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên lên tiếng kêu gọi chính phủ cầm quyền thả những tù nhân lương tâm và chính trị. Theo HRW, hơn 100 nhà hoạt động đang bị giam cầm ở Việt Nam vì "thực thi quyền cơ bản" và đấu tranh ôn hòa.
Trước đây, thủ tướng Canada đã từng gặp Chủ tịch Quang bên lề một cuộc họp thượng đỉnh APEC tháng 11/2016 ở Peru và Thủ tướng Phúc bên lề cuộc họp khối G7 ở Nhật Bản vào tháng/2016.
Sau các cuộc gặp với những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Thủ tướng Trudeau sẽ đi thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông sẽ gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và tham dự một buổi thảo luận tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Đà Nẵng sẽ là điểm đến sau cùng của ông Trudeau trong chuyến thăm Việt Nam, theo thông cáo trên trang web của Thủ tướng Canada.
Tại cuộc gặp của các nhà lãnh đạo khối Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), thủ tướng Canada dự định sẽ quảng bá cho hình ảnh của Canada như một tối tác thương mại và đầu tư trong khu vực, cũng như sẽ làm sâu sắc thêm sự hợp tác kinh tế với các nền kinh tế thành viên APEC.
Thông cáo cho biết chuyến đi này là cơ hội cho Thủ tướng gặp gỡ với các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quảng bá cho chương trình nghị sự thương mại đang trên đà tạo ra hàng hóa, công việc cho tầng lớp trung lưu và nhiều cơ hội hơn nữa cho mọi người ở 2 bên bờ Thái Bình Dương.
Sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng diễn ra trong 2 ngày 10-11/11, Thủ tướng Trudeau sẽ tới Manila, Philippines, dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Vì sao học giả nước ngoài quan tâm Mẹ Nấm?
40 học giả, thuộc nhiều quan điểm, cùng ký một tuyên bố 'mạnh mẽ yêu cầu' Việt Nam thả hai nhà hoạt động, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga.
Lá thư ký ngày 4/10, sau một tháng, dường như không nhận được phản hồi từ chính phủ Việt Nam.
Thư ngỏ gửi cho Chủ tích nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bản tuyên bố ghi rằng họ "quan ngại sâu sắc " trước cáo buộc và bản án dành cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) và nhà hoạt động Trần Thị Nga.
Bản tuyên bố ghi: "Đây là những bản án đặc biệt nặng nề cho hai phụ nữ có con nhỏ dưới 10 tuổi, chỉ vì các hoạt động ôn hòa đáng lẽ đã không nên và không thể bị hình sự hoá."
"Vì những lý do pháp lý và nhân đạo, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện."
Trả lời BBC, một người ký tên, học giả Jason Morris-Jung, nói có nhiều học giả nổi tiếng và những chuyên gia nước ngoài nghiên cứu lâu năm về Việt Nam đã tham gia ký tên.
Ông nói rằng điều thú vị là đơn tuyên bố này bao gồm "cả hai nhóm từ hai lập trường chính trị, từ những nhóm có xu hướng truyền thống, thường đồng cảm với vai trò lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam cho đến nhóm chủ nghĩa xét lại, vốn hay trực tiếp chỉ trích Đảng Cộng sản".
Hôm 3/11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở Mỹ cũng ra tuyên bố yêu cầu Việt Nam thả tất cả các tù nhân chính trị.
Tuyên bố của HRW nói các lãnh đạo quốc tế và đối tác thương mại dự định tham dự Hội nghị APEC sắp tới ở Đà Nẵng vào 10/11 nên kêu gọi giới chức Việt Nam ngừng việc trừng phạt các nhà phê bình ôn hòa và đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức, hội họp và tự do tôn giáo cho tất cả các công dân.
Danh sách 40 người ký tên
Etienne Balibar
Mark Philip Bradley
David Brown
Anita Chan
Cari Coe, Tiến sĩ
Đỗ Đăng Giu
Wynn Gadkar-Wilcox
Christopher Goscha
Lelia Green
Hồ Tài Huệ Tâm
Ben Kerkvliet
Ben Kiernan
John Kleinen
Scott Laderman
Lê Xuân Khoa
Lê Trung Tĩnh
Jonathan London
Bruno Machet
Pamela McElwee
Shawn McHale
Paul Mooney
Jason Morris-Jung
Ngô Lâm
Ngô Vĩnh Long
Nguyễn Điền
Nguyễn Ngọc Giao
Nguyễn Đức Hiệp
Nguyễn Thị Hường
Claire Oger
Sophie Quinn-Judge
Pierre Rousset
Mark Sidel
Jonathan Sutton
Philip Taylor
Thái Văn Cầu
William S. Turley
R J Del Vecchio
Vũ Quang Việt
Phạm Xuân Yêm
Peter Zinoman
Việt Nam: HRW kêu gọi Hà Nội trả tự do tất cả tù nhân chính trị
Logo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại New York (Hoa Kỳ).Human Rights Watch
Nhân Thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì thực thi một cách ôn hoà quyền công dân của họ.
105 người, kinh và thượng, người trẻ nhất là sinh viên Phan Kim Khánh, 23 tuổi vừa bị lãnh án 6 năm tù và người lớn tuổi nhất là A Hyum, sinh năm 1940 là danh sách tù nhân chính trị và lương tâm tại Việt Nam mà HRW công bố ngày 03/11/2017.
Một tuần trước khi Thượng đỉnh APEC khai mạc tại Đà Nẵng, Human Rights Watch thúc giục các nhà lãnh đạo quốc tế khi đến Việt Nam kêu gọi Hà Nội « chấm dứt đàn áp có hệ thống những người phê bình chế độ một cách ôn hoà » và cần phải tôn trọng « bảo đảm quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, tôn giáo » của người dân Việt Nam.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ thẩm định là « thượng đỉnh hào nhoáng và các hợp đồng thương mại không thể che dấu Việt Nam là một nhà nước công an trị. Từ 1976 đến nay, các nhà họat động nhân quyền hàng ngày đối mặt với tù đày, sách nhiễu, đe dọa, đánh đập và hành hung ». Trong vòng « 12 tháng qua, thêm 28 blogger và họat động nhân quyền bị bắt với tội danh vi phạm an ninh quốc gia chỉ vì phát ngôn phê phán ».
Để chấm dứt tình trạng áp bức này, giám đốc Human Rights Watch khu vực châu Á, Brad Adams kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế và đối tác thương mại hãy gây sức ép để Việt Nam thực hiện cải cách, hướng tới một chế độ dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét