Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Trung Quốc đang nắm trong tay quyền sinh sát đối với hàng loạt cơ sở hạ tầng của Việt Nam?



POSTED ON 


Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang được triển khai tại thủ đô Hà Nội đã gây dậy sóng dư luận suốt thời gian qua không đơn giản vì dự án này chứa nhiều “yếu tố Trung Quốc” mà còn vì tiềm ẩn nhiều mối đe dọa nghiêm trọng liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Không chỉ âm mưu “nhả tiền” cho Việt Nam vay vốn để đưa “điều kiện ràng buộc” mua 13 đoàn tàu do nước này sản xuất biến nước ta thành con tốt lệ thuộc, Trung Quốc còn âm mưu dùng 13 đoàn tàu làm công cụ phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như đe dọa an toàn tính mạng của người dân Việt Nam.
Hệ quả nhãn tiền từ việc phê duyệt cho Cục Đường sắt 6 Trung Quốc làm tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông thời gian qua đã được báo chí trên cả nước phanh phui từ rất nhiều khía cạnh: đội vốn, chậm tiến độ, sập giàn giáo gây tai nạn chết người, vị trí đặt ga tàu làm ảnh hưởng môi trường sinh thái các di tích văn hóa, công trình ngầm bí mật liên quan đến khu vực Văn phòng Chính phủ, an ninh quốc phòng,… Tuy nhiên, ít ai biết đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang tiềm ẩn mối đe dọa nghiêm trọng, từng xảy ra với hệ thống thông tin sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng người dân Thủ đô cũng như đe dọa an ninh quốc gia.
Chỉ cần hạ lệnh, các tin tặc Trung Quốc sẽ tấn công phá hoại hệ thống giao thông tại thủ đô trong một nốt nhạc, gây hàng loạt tai nạn tàu thảm khốc
Mới đây, một tin tặc 15 tuổi Việt Nam đã xâm nhập thành công hệ thống thông tin sân bay TSN. Trước khi vụ việc xảy ra, TSN được tập đoàn viễn thông quân đội Viettel tư vấn an ninh và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do Viettel sử dụng cơ sở hạ tầng và thiết bị mạng viễn thông do tập đoàn Huawei (bị cáo buộc là “công cụ tình báo gián điệp” của tình báo quân đội Trung Quốc) cung cấp, đã gây mất an toàn cho hệ thống thông tin của TSN, tạo điều kiện cho một tin tặc nhỏ tuổi chưa có kinh nghiệm dễ dàng xâm nhập.
Điều này đặt ra giả thiết về mối liên đới giữa tình báo Trung Quốc với sự cố tại sân bay TSN, liệu có hay không việc Huawei cố tình cài đặt các backdoor, thiết kế các lỗ hổng cho các thiết bị công nghệ mà Viettel cung cấp cho TSN, mở đường cho tin tặc Trung Quốc theo dõi và tấn công vào cơ sở hạ tầng thông tin của TSN bất cứ lúc nào?
Trở lại với 13 đoàn tàu mà Trung Quốc chuyển giao lắp ráp cho đường sắt Cát Linh – Hà Đông, các đoàn tàu này được áp dụng hệ thống giám sát và điều khiển công nghiệp tự động SCADA. Điều đáng lo ngại là hệ thống SCADA của Trung Quốc từng bị Đội ứng cứu khẩn cấp không gian mạng các hệ thống điều khiển công nghiệp của Mỹ (ICS-CERT) cảnh báo vì có chứa lỗ hổng có thể bị khai thác tấn công từ xa, một kẻ tấn công không cần kỹ năng cũng dễ dàng xâm nhập và chiếm quyền điều khiển của SCADA.
Thực tế đã chứng minh cảnh báo của ICS-CERT là hoàn toàn có thật. Một vụ tai nạn thảm khốc giữa 2 tàu cao tốc trên cao xảy ra tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc năm 2011 đã khiến 39 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương. Nguyên nhân thật sự đằng sau tai nạn không như báo chí nước này công bố là vì “mất điện do sét đánh”. Theo các thành viên trên “Diễn đàn hacker Trung Quốc” tiết lộ sau vụ tai nạn, một tin tặc đã khai thác lỗ hổng trong hệ thống SCADA của tàu cao tốc Trung Quốc, chiếm quyền kiểm soát, điều khiển một đoàn tàu cao tốc đâm vào đuôi một tàu khác, gây ra cái chết oan ức cho nhiều người dân nước này.
Tin tặc đã khai thác lỗ hổng trong hệ thống SCADA của tàu cao tốc Trung Quốc, chiếm quyền kiểm soát, điều khiển một đoàn tàu cao tốc đâm vào đuôi một tàu khác
Vụ tai nạn thảm khốc giữa 2 tàu cao tốc trên cao xảy ra tại thành phố Ôn Châu, Trung Quốc năm 2011 đã khiến 39 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương
13 đoàn tàu với hệ thống điều khiển SCADA chứa nhiều lỗ hổng nghiêm trọng của Trung Quốc vẫn được các lãnh đạo ký hợp đồng mua lại
Sau vụ tai nạn, xác nhận hệ thống điều khiển SCADA không đảm bảo chất lượng, Bộ Đường sắt Trung Quốc quyết định triển khai hệ thống SCADA của hãng Wonderware System Platform do Mỹ sản xuất để vận hành cho hệ thống đường sắt của quốc gia này. Tuy nhiên, để bù đắp cho lượng kinh phí tiêu tốn từ việc mua lại hệ thống tiên tiến Mỹ, cũng như giải quyết bài toán tồn dư của số lượng lớn toa tàu công nghệ cũ kém chất lượng, Trung Quốc lập mưu tính kế ép bán cho Việt Nam thông qua cái gọi là “hỗ trợ vay vốn”.
Điều khó tin là, 13 đoàn tàu với hệ thống điều khiển SCADA chứa nhiều lỗ hổng nghiêm trọng của Trung Quốc vẫn được các lãnh đạo ký hợp đồng mua lại mà không mảy may nghi ngờ. Liệu các vị không biết thật hay “cố tình phớt lờ”, dễ dàng đánh đổi tính mạng của người dân chỉ vì cái lợi từ “điều kiện vay dễ dãi” của Trung Quốc?
Nhóm tin tặc Trung Quốc 1937CN tấn công mạng nhắm vào hệ thống thông tin của Sân bay Tân Sơn Nhất
Thử tưởng tượng, nếu tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, toàn bộ dư luận quốc tế đều tập trung chỉ trích hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào? Phải chăng chính các thiết bị công nghệ đã được cài cắm sẵn tại Việt Nam như 13 đoàn tàu sẽ trở thành công cụ giúp Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận? Chỉ cần hạ lệnh, các tin tặc Trung Quốc sẽ tấn công phá hoại hệ thống giao thông tại thủ đô trong một nốt nhạc, gây hàng loạt tai nạn tàu thảm khốc tương tự như từng xảy ra tại Ôn Châu, đặt sự sống còn của người dân thành công cụ mặc cả, chuyển hướng chú ý của dư luận, đồng thời gây thiệt hại kinh tế trầm trọng, kéo theo bất ổn xã hội mà không tiêu tốn một chút sức lực hay một đồng xu nào.
Mối đe dọa này không chỉ tồn tại ở TSN, đường sắt Cát Linh – Hà Đông, mà còn ở hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng đang được Trung Quốc triển khai trên khắp cả nước, nhằm khống chế hoàn toàn Việt Nam. Rõ ràng Trung Quốc đang biến chúng ta trở thành con tốt thí mạng trên bàn cờ chiến lược bành trướng bấp chấp mọi thủ đoạn của nước này. Một thực tế đáng buồn là chính những bước đi sai lầm của các nhà chức trách trong chính sách vay vốn, thu hút đầu tư đã tiếp tay cho âm mưu thâm độc của Trung Quốc đạt được thành công.
Nguồn: Trần Phương

Không có nhận xét nào: