07/11/2017 12:46 GMT+7
- Phó Tư lệnh Quân khu 2, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò đề nghị lấy phiếu tín nhiệm tham nhũng với cán bộ, ai cao nhất cho nghỉ ngay.
Tại phiên thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm, phòng chống tham nhũng sáng nay, ông cho rằng khi khai báo tài sản, ít nhất phải khai báo làm 3 đợt, công khai, treo ở những nơi công chúng có thể nhìn thấy để dân giám sát được.
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò. Ảnh: Minh Đạt |
“Người ta làm sao biết ông Cò có cái gì, con cái của ông có cái gì nếu không công khai? Nhất là các đợt chuẩn bị bầu cử, chuẩn bị Đại hội. Tài sản mà cứ giấu giấu, giếm giếm, sợ người ta biết, như thế là không minh bạch”, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò gay gắt.
Phó Tư lệnh Quân khu 2 kiến nghị, cần thiết có thể làm phiếu thăm dò tín nhiệm tham nhũng gửi công chức hoặc nhân dân.
“Cán bộ nào có phiếu cao nhất thì cho nghỉ ngay, như vậy mới làm triệt để được”, Tướng Cò nhấn mạnh.
Theo ĐB, tài sản lớn nhất của Đảng, Nhà nước chính là lòng dân, “nếu chúng ta không trị được giặc nội xâm này thì việc mất vai trò lãnh đạo của Đảng là tất yếu khách quan. Chúng ta không trách ai cả, chúng ta tự trách chúng ta”.
Phát hiện tham nhũng nhiều nhưng xử ít
Phó Bí thư Yên Bái Dương Văn Thống cho rằng, ngoài yêu cầu xử lý nghiêm như TƯ làm vừa qua thì phải thu hồi được tài sản tham nhũng và thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.
Ông cũng nêu thực tế, các án liên quan đến tham nhũng còn nhiều án treo. Thanh tra phát hiện nhiều vi phạm nhưng chuyển cơ quan điều tra rất ít. Đây là vấn đề đáng suy nghĩ.
“Hiện nay có hiện tượng kiểm tra, thanh tra, phát hiện vi phạm thì quá trình đi đến kết luận cuối cùng, bên thì xin, bên thì loại dần khuyết điểm. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến cán bộ trượt dần vào sai trái”, ông Thống nhận định và đề nghị nội bộ từng ngành phải kiểm tra, giám sát việc này.
Đối với những vụ việc lớn, xã hội quan tâm thì cần phải làm đến nơi đến chốn. Vụ án lớn tuyên huỷ toàn bộ án sơ thẩm, điều tra lại thì phải xem cán bộ liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử ra sao?
"Có thể do năng lực cán bộ, cũng có thể do tiêu cực. Các tổ chức cần siết chặt lại kỷ luật, kỷ cương thì tình hình sẽ tốt hơn", ông Thống nói.
Ông cũng đề nghị kiên quyết chuyển đổi vị trí công tác của người đứng đầu các ngành toà án, kiểm sát, công an, thanh tra vì việc này không có gì mới. Dù có va chạm, anh em, đồng chí xin xỏ thì cũng phải làm vì một số vị trí dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng.
Để “trị” tham nhũng, ĐB Dương Trung Quốc bày tỏ “mong Thủ tướng từng bước xoá bỏ cách làm phạt cho tồn tại. Đây là cách làm phổ biến ở các nước nhưng là sự tích tụ, tàn phá lớn và làm nhờn pháp luật...”.
Sẽ ngăn chặn bổ nhiệm người nhà, dòng tộc
Giải trình thêm một số vấn đề về công tác phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho hay, thời gian qua đã đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ công chức vi phạm, trong đó có cả cán bộ cấp cao.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình. Ảnh: Minh Đạt |
Qua thanh tra, xử lý đã thu hồi về cho nhà nước hơn 46.000 tỷ đồng, hơn 5.300ha đất và trên 154.000 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5.400 tỉ. So với 2016, số vụ được phát hiện và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đã tăng 52,1% và tăng 100% số đối tượng.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn còn khó khăn phức tạp, tồn tại nhiều hạn chế, trong đó có tình trạng đạo đức công vụ của 1 số cán bộ chưa tốt, còn lạm dụng quy định bí mật nhà nước để không thực hiện công khai minh bạch tài sản.
Ngoài hoàn tất sửa luật Phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới sẽ hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bổ sung quy định xử lý với cán bộ công chức, viên chức có vi phạm cả khi đã về hưu.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra chế độ công vụ để loại trừ khỏi bộ máy những công chức viên chức thoái hoá biến chất, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bổ nhiệm người nhà, dòng tộc trong công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ...
Tổng bí thư: Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7.
Mua đô la, kim cương để tẩu tán tài sản tham nhũng
ĐB Trần Văn Mão (Nghệ An) nêu việc đối tượng có nhiều tài sản thường tìm cách tẩu tán như mua vàng, đô la, kim cương…
Tham nhũng vẫn xảy ra ngay tại cơ quan chống tham nhũng
Theo Chủ nhiệm UB Tư pháp, vẫn tiếp tục xảy ra một số vụ tham nhũng, có dấu hiệu tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng.
Vụ Yên Bái: Thanh tra tham nhũng quãng lên quãng xuống
ĐBQH Hoàng Văn Hùng chỉ ra việc đi thanh tra và kết luận thanh tra là dấm dấm dúi dúi, không thấy công khai và kéo dài rất nhiều ngày.
'Tham nhũng nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật'
ĐB tỉnh Bến Tre băn khoăn khi Nhà nước có đầy đủ cơ chế, cán bộ, chỉ đạo mạnh mẽ nhưng tham nhũng vẫn nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật.
Thúy Hạnh – Hồng Nhì
ĐBQH Cao Thị Giang: Nhiều vụ tham nhũng bị phát hiện do tranh giành địa vị
Phần lớn các vụ tham nhũng của một số số cán bộ bị phát hiện vừa qua là do mất đoàn kết nội bộ, tranh giành địa vị, chạy chức chạy quyền không thành, do đơn thư tố cáo, dư luận xã hội phản ứng, báo chí phản ánh thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra kết luận và xử lý, Đại biểu Cao Thị Giang cho biết trước Quốc Hội.
Đại biểu Cao Thị Giang (tỉnh Quảng Bình) phát biểu trước Quốc hội.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án, phòng chống tham nhũng, đại biểu Cao Thị Giang (tỉnh Quảng Bình) khẳng định, tham nhũng là một hình thức tự diễn biến để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, suy thoái đạo đức lối sống trong xã hội.
Theo đánh giá của Chính phủ, thời gian qua tình hình phòng chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, bà Giang cho rằng kết quả này vẫn chưa có tính đột phá.
Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp và tinh vi, nhất là ở các lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản lý đất đai, khai thác tài nguyên và đầu tư công. Tham nhũng còn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, diễn ra ở nhiều ngành nhiều cấp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh ở một số bộ phận công chức, viên chức Nhà nước vẫn đang còn.
“Dư luận cho rằng, tham nhũng xảy ra ở những người có chức, có quyền, lợi dụng quyền lực để mưu lợi ích riêng, lợi ích nhóm biểu hiện là tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái pháp luật. Tham nhũng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau kể cả trong cơ quan bảo vệ pháp luật, các đoàn thanh tra, kiểm toán…”, bà Giang nói.
Theo đại biểu Giang, nguyên nhân khiến tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn bởi vì việc bắt và xử lý đối tượng tham nhũng chưa triệt để. Nhiều vụ việc xảy ra thường dính líu tình cảm thân quen, họ hàng, vị trí lãnh đạo. Không ít người lãnh đạo còn bao che dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ mà mình quản lý.
Bên cạnh đó, cũng theo bà Giang, việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng ở một số cơ quan, tổ chức và đơn vị còn yếu. Phần lớn các vụ tham nhũng của một số số cán bộ bị phát hiện vừa qua là do mất đoàn kết nội bộ, tranh giành địa vị, chạy chức chạy quyền không thành, do đơn thư tố cáo, dư luận xã hội phản ứng, báo chí phản ánh thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra kết luận và xử lý.
Tham nhũng còn xảy ra ở các cơ quan, đơn vị nhưng một số vụ việc xử lý trách nhiệm không nghiêm thiếu tính răn đe. Một số vụ án tham nhũng dùng dằng kéo dài không dứt điêm, chuyển từ xử lý hình sự sang hành chính hoặc áp dụng tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung hình phạt.
Để công tác phòng chống tham nhũng được hiệu quả, bà Giang đề nghị nên tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:
Thứ nhất, cần đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục phòng chống tham nhũng trong toàn đảng và toàn xã hội, từ đó lên án, coi tham nhũng là quốc nạn.
Thứ hai, các cán bộ, Đảng viên là những người đứng đầu phải tỏ ra quyết tâm, gương mẫu và đi đầu trong phòng chống tham nhũng. Không để người thân lợi dụng chức vụ và quyền hạn trục lợi, làm ăn bất chính. Phải tự phê bình và phê bình thẳng thắn dân chủ, nghiêm túc chân thành gắn với việc thực hiện quy định của những điều Đảng viên không được làm. Đồng thời phải thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản và kiểm soát việc thu chi tài sản.
Thứ ba, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, truy tố... để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. Xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng trước hết là những vụ án phức tạp được nhân dân quan tâm.
Thứ tư, coi trọng và phát huy vai trò của Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc....trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Sớm ban hành quy chế để nhân dân tham gia giám sát cán bộ, Đảng viên và cơ chế bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Đánh thuế cao bất động sản: Chống đầu cơ, chống cả tham nhũng, rửa tiền
Tweet
Từ khóa: Cao Thị GiangTham nhũngTranh giành địa vịPhòng chống tham nhũngLợi ích nhóm
Tin liên quan
Đại biểu Bùi Văn Phương: Cảnh báo về tội phạm hình sự núp bóng doanh nghiệp nở rộ
Tướng Sùng Thìn Cò. Ảnh: Q.H
Tướng Sùng Thìn Cò: Phải kê khai tài sản 3 đời, treo công khai nơi công chúng thấy được
Hoàng Đan |
"Tôi đề nghị nếu cần thiết thì làm phiếu thăm dò đối với cán bộ công chức và nhân dân xem ông nào có tham nhũng nhiều nhất thì cho nghỉ đi", tướng Sùng Thìn Cò đề nghị.
Tại phiên thảo luận về công tác tư pháp, đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng vào sáng 7/11, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2 (đoàn Hà Giang) cho rằng: "Trong vấn đề chống tham nhũng, khi nói về kê khai tài sản thì ít nhất phải khai báo 3 đời và sau đó phải công khai, treo ở các nơi, công chúng nhìn được thì người dân mới giám sát rõ.
Người ta làm gì biết ông Cò có gì đâu và con cái ông ấy có cái gì sao ai biết được vì không công khai.
Thế nên chúng ta phải công khai, nhất là những đợt chuẩn bị bầu cử, chuẩn bị đại hội. Còn tài sản cứ giấu diếm sợ người ta biết như thế thì rõ ràng chúng ta không minh bạch.
Tôi đề nghị nếu cần thiết thì làm phiếu thăm dò đối với cán bộ công chức và nhân dân xem ông nào có tham nhũng nhiều nhất thì cho nghỉ đi. Như thế mới có thể làm triệt để được".
Nói về lòng dân, tướng Sùng Thìn Cò dẫn một câu chuyện cổ: Một ông vua đưa trung thần ra pháp trường chém đầu. Trước khi bị chém đầu, vị quan xin hỏi vua tài sản lớn nhất của vua là gì? Vua không trả lời được.
Vị quan bèn nói: Tài sản lớn nhất của vua là lòng dân. Vua chém tôi rồi vua cũng đi theo, bởi quan lại giàu hơn vua rồi, lòng dân mất hết rồi.
"Tham nhũng của chúng ta cũng thế thôi, tài sản lớn nhất của Đảng, Nhà nước là lòng dân.
Nếu chúng ta không trị được "nội xâm" tham nhũng thì sụp đổ chế độ, mất vai trò lãnh đạo của Đảng là tất yếu mà không trách ai được, chỉ có thể trách chính chúng ta", tướng Cò nhấn mạnh.
>> Xem thêm clip: ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói về việc Trưởng thôn chặn xe đám cưới thu tiền nông thôn mới.
Video tạm dừng
ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói về việc Trưởng thôn chặn xe đám cưới thu tiền nông thôn mới.
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét