Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Xu hướng hôn nhân ở Trung Quốc qua “khóa học tình nhân”

Gần đây, bức ảnh về một khóa học đã gây tranh luận sôi nổi trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Đây không phải là khóa học bình thường, mà là khóa học dạy những tình nhân và những người muốn làm tình nhân cách hoàn thiện nghệ thuật quyến rũ đàn ông.

Đảng Cộng sản, Xã Hội, Trung Quốc, hôn nhân,
Shu Xin, người đứng đầu công ty Weiqing, chuyên cung cấp đội ngũ “thợ săn tình nhân”, nói chuyện với các đồng nghiệp ở cuộc họp tại Thượng Hải vào ngày 8/7/2016. (Ảnh: AFP/Getty)
Câu khẩu hiệu lôi cuốn xuất hiện trên màn hình cho biết đối tượng tham gia và mục tiêu của khóa học:
“Không một gia đình nào không thể bị chia rẽ. Chỉ có bạn là người không muốn thay đổi. Nếu bạn không thay đổi, đàn ông sẽ thay đổi. Sau tất cả những ngày gian khổ, bạn có muốn ở lại với người ấy mãi không?”.
Thông tin trên màn hình tiết lộ rằng khóa học này tổ chức ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Không rõ thời gian của khóa học, còn học phí là 29.800 NDT (khoảng 4.487 USD). Theo báo Oriental Daily của Hong Kong, hình ảnh này được đăng trên trang Facebook của “Whistleblowing Commune”.
Đảng Cộng sản, Xã Hội, Trung Quốc, hôn nhân,
Lớp học tình nhân. (Ảnh: FB của Whistleblowing Commune)
Theo như tờ báo Hong Kong Headline Daily, những lớp tình nhân này không phải là điều mới mẻ. Các khóa học thường được mở ở các thành phố lớn. Điều khiến phụ nữ muốn trở thành tình nhân là chế độ hộ khẩu ở Trung Quốc, thường được ví như hệ thống ưu đãi cho dân thành thị hơn dân nông thôn trên nhiều khía cạnh đời sống, từ tiếp cận giáo dục đến cơ hội việc làm.
Phụ nữ trẻ nông thôn, sau khi học tập hoặc làm việc ở các thành phố, thường thích kết hôn với nam giới ở thành phố để họ có thể được đăng ký hộ khẩu thành phố, và hưởng các dịch vụ, phúc lợi của nhà nước vốn không có ở nông thôn.
Tương tự, vấn đề lao động nhập cư – thường bị cho là nguyên nhân làm cho tỷ lệ tội phạm và thất nghiệp gia tăng ở thành phố – cũng là kết quả của chế độ hộ khẩu. Họ buộc phải để con ở nông thôn và không ai chăm sóc cho chúng, dẫn đến vấn đề xã hội khác: Những đứa trẻ bơ vơ.
Theo trang web của chính quyền thành phố Bắc Kinh, một phụ nữ nông thôn kết hôn với một người đàn ông có hộ khẩu Bắc Kinh có thể nộp đơn xin hộ khẩu thành phố khi cô trên 45 tuổi và đã kết hôn trong 10 năm.
Theo Headline Daily, đến tham dự các khóa học tình nhân, nhiều phụ nữ trẻ tin rằng họ có thể đổi đời sau khi phá vỡ thành công hôn nhân của người khác.
Trung Quốc đã chứng kiến ​​sự gia tăng đều đặn tỉ lệ ly hôn. Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Trung Quốc, tỉ lệ ly dị đã tăng từ 1,85% năm 2009, lên 3% vào năm 2016, với 3.486 triệu cặp vợ chồng nộp đơn xin ly dị.
Để đối phó với mối đe dọa của người tình, hai loại hình kinh doanh mới nổi lên ở Trung Quốc đó là: thuê các chuyên viên xua đuổi tình nhân và các lớp học làm thế nào trở thành người vợ tốt.
Cổng thông tin Trung Quốc Sohu đã cho đăng câu chuyện về một lớp 14 ngày, nơi những người vợ sống biệt lập với các chuyên gia tại biệt thự. Ở đó, họ học qua các tình huống mô phỏng để hoàn thiện thói quen và hành vi nhằm tạo ra không gian hạnh phúc và hài hòa trong gia đình. Khóa học này có giá 100.000 nhân dân tệ (khoảng 15.056 USD), và các bà vợ cần có tài sản gia đình tối thiểu là 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu USD) mới đủ điều kiện tham gia.
Trong khi đó, trang tin tức nhà nước Trung Quốc là The Paper đã đưa tin về trường hợp bà Wang, người đã đăng ký lớp học làm thế nào để trở thành người vợ tốt ở Thượng Hải, vì chồng bà đang cặp bồ với một nữ tiếp viên hàng không. Bà chia sẻ cách bà học được những bài học về làm thế nào để trở thành một người tốt và đảm đang hơn để giành lại chồng mình.
Tỉ lệ ly hôn cao có thể được quy cho xu hướng đàn ông có vợ ở Trung Quốc ngoại tình ngày càng tăng. Xu hướng xã hội này được khuyến khích bởi tham nhũng tình dục thường thấy giữa các quan chức ĐCSTQ, bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình, nhưng đã nở rộ dưới thời Giang Trạch Dân, người lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1989-2002.
Các công ty quốc doanh Trung Quốc, bao gồm cả bộ máy truyền hình CCTV của Trung Quốc và tập đoàn viễn thông khổng lồ China Unicom, cũng bị ảnh hưởng bởi những vụ bê bối tình dục. Lý Đông Sinh, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, đã tặng các nữ nhân viên CCTV làm quà hối lộ cho các quan chức cao cấp của Đảng. Vào năm 2015, cơ quan giám sát chống tham nhũng của ĐCSTQ, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đã phát hành một báo cáo về vấn nạn kinh doanh tình dục tràn lan để hưởng ưu đãi chính trị tại China Unicom. 
Theo cổng thông tin chính thức Trung Quốc NetEase, việc thuê người xua đuổi tình nhân thường là giải pháp hay khi phụ nữ gặp phải người chồng sở khanh. Lei Bin, người sở hữu một công ty kinh doanh dịch vụ xua đuổi tình nhân, đã chia sẻ về thành công của mình khi anh cắt đứt mối quan hệ giữa một người đàn ông đã lập gia đình và tình nhân của anh ta. Các dịch vụ này có giá lên đến 500.000 nhân dân tệ (khoảng 75.000 USD), và chiến lược xua đuổi khá linh hoạt như trả tiền cho người tình, tặng quà hay cho cô ta đi nghỉ mát.
Lei cho biết ông đã thuê một diễn viên điển trai làm việc bán thời gian. Anh này lái xe và cố ý đụng vào xe của cô tình nhân. Tiếp đến, anh ta chủ động làm bạn và tán tỉnh cô bằng hoa và quà. Sau đó, Lei cho biết, ông sắp xếp cho người đàn ông đã lập gia đình “vô tình” chứng kiến ​​hai người vui vẻ ăn tối cùng nhau và ở lại nhà của cô tình nhân. Cuối cùng, người đàn ông có vợ sẽ chia tay tình nhân vì anh ta hiểu lầm tình nhân của mình có bạn trai mới.
Lei cho biết, sau khi họ chia tay, ông đã sắp xếp cho anh diễn viên dần dần rút khỏi cuộc sống của cô ta rồi biến mất.
Bạch Vân, theo Epoch Times

Không có nhận xét nào: