Phạm
Viết Đào (
Sưu tầm)
Dấu tích về sự hình thành Hồ Tây, Hà Nội đã được ghi chép
tỷ mỷ trong “Đại Việt sử ký toàn thư”…
thông tin thú vị này đáng tiếc lại chưa được các nhà Hà Nội học, các nhà sử học,
các cơ quan quản lý danh thắng biết đến...
Cống Đõ, trên đường Trích Sài, cửa sông Tô Lịch chảy ra sông Hồng thời Tiền Lý, nơi xảy ra ác chiễn giữa quân Lương và quân đội Lý Bôn, nhà nước Vạn Xuân...
Đại Việt sử ký toàn thư chép trong KỶ NHÀ TIỀN LÝ… Xin
chép lại đoạn liên quan tới sự hình thành Hồ Tây, xác nhận mốc giới thời gian hình
thành nên danh thắng vào loại bậc nhất của Hà Nội:
” TIỀN
LÝ NAM ĐỄ ở ngôi 7 năm…
Vua
họ Lý, húy Bôn ( còn gọi là Lý Bí), người Thái Bình, phủ Long Hưng. Tổ tiên là
người Bắc, cuối thời Tây hán, khổ về việc đánh dẹp, mới sang ở đất phương nam,
được 7 đời thì thành người Nam. Vua có tài văn võ, trước làm quan với nhà
Lương, gặp loạn, trở về Thái Bình.Bấy giờ các thú lệnh tàn bạo, hà khắc, người
Lâm Ấp cướp biên giới, vua dấy binh đánh đuổi, xưng làm Nam Đế, đặt quốc hiệu Vạn
Xuân, đóng đô ở Long Biên.
Tân
Dậu, năm thứ 1 ( 541) ( Lương Đại Đồng năm thứ 7). Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu
Tiêu Tư, vì hà khắc tàn bạo mà mất lòng người. Vua vốn nhà hào trưởng, thiên tư
lỗi lạc, làm quan không được vừa ý. Lại có Tính Thiều là người giỏi từ chương đến
Kinh xin bổ quan mà Thượng thư Lại bộ nhà Lương là Sái Tôn cho rằng họ nhà Tính
trước không ai làm quan nên bổ cho chức Quảng Dương môn lang. Thiều lấy làm nhục,
bỏ về làng theo vua mưu dấy binh. Vua bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức,
nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, họ đều hưởng ứng. Có Triệu Tức là tù trưởng
Chu Diên, phục tài đức của vua, đứng đầu đem quân theo. Tư biết, đem của tặng
vua, rồi chạy về Quảng Châu. Vua mới giữ châu thành, tức Long Biên…
…Ất
Sửu, năm thứ 2 ( 545) ( Lương Đại Đồng năm thứ 11). Mùa hạ, tháng 6, nhà Lương
lấy Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm tư mã, đem quân sang lấn;
sai thứ sử Định Châu là Tiêu bột hội với bọn Phiêu ở Giang Tây. Bột biết các tướng
sĩ sợ đi đánh xa, mới kiếm cách nói dối để lưu Phiêu ở lại. Phiêu họp các tướng
để hỏi mưu kế. Bá Tiên nói:” Giao Châu làm phản, tội do ở người tôn thất, để
cho giăc cướp mấy châu mà trốn tội đến mấy năm nay; Thứ sử Định Châu thì muốn tạm
yên trước mắt, không nghĩ tới kế lớn. Ngài vâng chiếu đi đánh kẻ có tội, phải
nên liều sống chết, há nên dung dằng không tiến quân để nuôi lớn bọn giặc mà
làm nhụt chí quân ư?”. Rồi Bá Tiên đem quân đi trước, Phiêu cho Bá tiên làm tiền
phong. Khi đến Giao Châu vua đem 3 vạn quân chống cự, bị thua ở Châu Diên “chú
thích 2”, lại bị thua ở cửa sông Tô Lịch “chú thích 1”, vua chạy về thành Gia
Ninh, quân lương đuổi theo để vây…”
Chú
thích 2: Huyện
Chu Diên
Huyện
Chu Diên bấy giờ không phải là huyện Chu Diên thời Hán nữa.Trần Bá Tiên tiến
quân từ Phiên Ngung, đem lâu thuyền đi theo đường Mã Viện tiến quân xưa, tất là
do Vịnh Hạ Long xưa mà vào sông Bạch Đằng, hoặc theo Vân Đồn mà vào cửa An
Dương hay cửa Văn Úc của hệ thống sống Thái Bình ngày nay. Lý Bôn tất tiến quân
về đường ấy mà cự chiến để bảo vệ Long Biên (ở khoảng Bắc Ninh- kinh đô của Tiền
Lý). Sau khi giao chiến ở Chu Diên, Lý Bôn phải lui quân về đóng ở cửa sông Tô
Lịch, rồi lại bị thua ở cửa sông Hồng mà chạy lên thành Gia Ninh ở khoảng Bạc Hạc
Việt Trì. Xem thế thì có thể đặt huyện Chu Diên bấy giờ ở phía dưới sông Lục Đầu
ở khoảng lưu vực sông Thái Bình.
Nguyên văn trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Bấy giờ sông Tô Lịch còn là nhánh của
sông Hồng mà Hồ Tây chưa có, cửa sông Tô Lịch bấy giờ ở vào khoảng Hồ Khẩu ( gần
chợ Bưởi) trên Hồ Tây ngày nay…”
Qua đoạn chú thích, mô tả về cuộc khánh chiến giữa quân đội
của Lý Bôn, lập nhà nước Vạn Xuân với quân Lương do Trần Bá Tiên và Dương Phiêu
vào tiến đánh nước ta. Theo kỷ Tiền Lý thì quân Lý Bôn đã khai chiến với quân
Lương từ mạn sông Lục Đầu, bị quân Lương đánh thua; quân của Lý Bôn đã rút ngược
lên theo sông Hồng và bị quân Lương tiếp tục đánh thua ở cửa sông Tô Lịch, đoạn
thông với sông Hồng ở Hồ Khẩu, sau đó quân Lý Bôn rút chạy ngược lên thành Gia
Ninh ở Bạch Hạc-Việt Trì.
Địa danh cửa sông Tô Lịch nối với sông Hồng xảy ra trận
đánh giữa quân của Lý Bôn với quân Lương hiện được gọi là Cống Đõ, nằm trên đường
Trích Sài, cống này liên thông sông Tô Lịch với Hồ Tây chạy qua chợ Bưởi chạy
ra phía Cầu Giấy.
Qua đoạn sử ngắn này đã xác nhận: cho đến năm 545, sông Hồng
vẫn liên thông với sông Tô Lịch nên quân của Lý Bôn mới rút chạy từ song Lục Đầu
ngược qua đây; Do vậy nên đã xảy ra các trận đánh lớn giữa quân Lý Bôn và quân
Lương tại cửa sông Tô Lịch-sông Hồng, đoạn Cống Đõ ngày nay được ghi chép trong
Đại Việt sử ký toàn thư…
Trong Đại việt sử ký toàn thư đoạn này đã chú thích rất
rõ trong “Chú thích 1”: vào thời điểm năm 545, Hồ Tây chưa hình thành nên
quân Lý Bôn mới rút lui từ Chu Diên, vùng sông Lục Đầu ở Thái Bình, ngược theo
sông Hồng, qua cửa sông Tô Lịch thì tiếp tục bị quân Lương đánh thua.
Qua đoạn sử đáng tin cậy trên, theo người viết bài này,
chính quyền Hà Nội nên cho dựng 1 tấm bia ở ngay Cống Đõ, nằm trên đường Trích
Sài, cho chép lại đoạn đã được viết trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Đây là địa danh, chứng tích của những trận đánh lớn giữa
quân của Lý Bôn, nhà nước thứ hai sau Hai bà Trưng, chiến đấu với quân Lương, đồng
thời xác nhận thời gian hình thành nên địa danh Hồ Tây…
Theo đoạn ghi chép trên trong “Đại Việt sử ký toàn thư”
và nhiều bộ sử khác đã xác nhận: Hồ Tây đã được sử sách ghi chép nhắc đến nhiều
từ thời Lý. Nhà Lý gọi là hồ Dâm Đàm. Như vậy, Hồ Tây được hình thành trong
giai đoạn lịch sử giữa Tiền Lý và nhà Lý tức giai đoạn sau năm 545 và trước
1010…
Đoạn ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư trên là một
minh chứng xác thực, tin cậy! Dựng tấm bia tại Cống Đõ, cửa sông Tô Lịch thông
sông Hồng thời Tiền Lý sẽ giúp cho du khách và người Hà Nội biết được thông tin
quan trọng: danh thắng Hồ Tây của Hà Nội được hình thành từ bao giờ và các chứng
tích lịch sử liên quan đến Hồ Tây, một địa danh đang thu hút khách du lịch Việt
Nam và quốc tế…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét