8-5-2018
Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm – với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala – công ty này được lãnh đạo TP.HCM ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng.
Năm 2010, UBND TP.HCM giao cho Tổng công ty Phát triển Hạ tầng & Đầu tư Tài chính Việt Nam – Công ty Cổ phần (viết tắt là VIDIFI) thực hiện 4 tuyến đường chính tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức BT.
Năm 2011, VIDIFI cùng Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Ngân Bình, cùng ông Trần Đăng Khoa và Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh thành lập nên công ty Đại Quang Minh.
2013, UBND TP.HCM gạt VIDIFI qua một bên để giao cho Đại Quang Minh thực hiện 4 cung đường với chiều dài 11,9 km có tổng chi phí đầu tư lên đến trên 12.182 tỷ đồng. Đổi lại, UBND TP.HCM giao cho Đại Quang Minh khu đất sạch có diện tích gần 79 hecta thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, Quận 2, TP.HCM.
UBND TP.HCM cũng có công văn xin Bộ Tài chính chấp thuận cho UBND TP.HCM giao đất ngay cho Đại Quang Minh, không cần chờ thi công xong mới giao đất.
Hợp đồng này do ông Tất Thành Cang, khi ấy là Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM ký với ông Trần Đăng Khoa, hợp đồng được đóng dấu Mật.
Năm 2015, Đại Quang Minh tiếp tục được UBND TP.HCM giao cho xây dựng cầu dây văng Thủ Thiêm 2, nối quận 1 với quận 2, tổng chi phí 4.260 tỷ đồng. Đổi lại, TP.HCM cấp cho Đại Quang Minh 13,5 hecta đất tại khu Thủ Thiêm.
Thời điểm khởi công, ông Khoa có hứa với lãnh đạo TP.HCM cũng như lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đến ngày 30-4-2018 sẽ hoàn tất cây cầu này. Ông Đinh La Thăng khi ấy với cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải còn than phiền “Tiến độ đến 30-4-2018 thì chậm quá”.
Mặc dù vậy cho đến giờ, sau lễ khởi công thì chỉ có hàng cây cổ thụ lâu năm trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) bị chặt đi còn cây cầu dây văng thì vẫn chưa thấy bóng dáng. Trong lúc, 13,5 hecta đất đổi cầu đã được TP.HCM giao cho Đại Quang Minh.
Đầu năm 2017, ông Trần Đăng Khoa bắt đầu thoái vốn tại Đại Quang Minh, ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco Trường Hải nhanh chóng tiếp nhận Đại Quang Minh với khoản cổ phần nâng từ 45% lên đến 90% tại công ty này.
Như vậy có thể thấy rằng, chỉ sau vài năm thành lập ngắn ngủi và thoái vốn thành công, ông Trần Đăng Khoa đã nhặt được gần cả trăm hecta đất tại Khu Đô thị Thủ Thiêm.
Đó là chưa kể đến những Dự án theo dạng BT khác giữa Đại Quang Minh và UBND TP.HCM đã được ký kết để thực hiện tại nơi này.
Ai cho phép thu hồi đất ở Thủ Thiêm vượt qua cả ý kiến Thủ tướng?
(GDVN) - Từ tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh do ông Võ Viết Thanh ký đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Phác thảo chân dung những kẻ “hại nước, hại dân” (1)Khu đô thị Thủ Thiêm từng co-giãn theo ý chí của ai đóĐây có phải là bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm đang bị thất lạc không?
Trong phê duyệt của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng nhấn mạnh, phải dành 160 ha xây dựng khu tái định cư cho người dân tại 5 phường trung tâm...
Nhiều người đã đặt câu hỏi, phải chăng việc tấm mật đồ bị “xé mảnh” để biến 160 ha đất tái định cư cho dân ra khỏi 5 phường trung tâm?
Từ tờ trình của ông Võ Viết Thanh
Tại Tờ trình số 1861/TT-QLĐT ngày 27/5/1996, ông Võ Viết Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng (1/5000) KĐTM Thủ Thiêm.
Tờ trình nêu rất rõ quy mô của Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích khoảng 770 ha, với dân số khoảng 200.000 người.
Bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm do người dân cung cấp và vòng tròn đỏ là phần thu hồi "vượt" phê duyệt của Thủ tướng. (Ảnh: H.L) |
Khu chuyển dân tái định cư có diện tích khoảng 160 ha, với dân số khoảng 45.000 người.
Khu chuyển dân tái định cư phục vụ giải toả điều chỉnh dân cư ở các khu vực xây dựng, bố trí phía Đông, giáp ranh phạm vi lập quy hoạch.
Ngày 04/6/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ban hành Quyết định số 367/TTg, phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đó, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được phép xây dựng với quy mô 930 ha, gồm: Khu đô thị mới 770 ha và khu tái định cư 160 ha.
Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh “thực hiện đúng theo quy hoạch đã được duyệt”.
Tại công văn số 190/CP-NN ngày 22/02/2002, do Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn ký, đã tái khẳng định lần nữa quyết định trên và cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hố Chí Minh thu hồi 930 ha đất, gồm: 770 ha để xây Khu đô thị mới và 160 ha để xây dựng khu tái định cư.
Phần đất bị thu hồi thuộc các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm tại quận 2.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ban quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm sớm tổ chức việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư...”.
Bắt đầu từ đây, nhiều văn bản đã “biến hóa” đất tái định cư dành cho người dân bị giải toả không nằm ở khu vực “giáp ranh phạm vi lập quy hoạch”.
Thu hồi đất hơn của chỉ đạo của Thủ tướng
Thay vì thực hiện thu hồi 930 ha tại 5 phường có tên trên thì tại văn bản số 718/UB-ĐT ngày 06/3/2002, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã “mở đường” bằng đề xuất: “Nếu thiếu cho phép điều chỉnh diện tích đất các dự án trên địa bàn quận 2 (chủ đầu tư) để đảm bảo đủ diện tích theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ”.
Đến ngày 22/3/2002, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Thông báo số 77/TB-VP về “Ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức triển khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.
Lúc này, ông Lê Thanh Hải – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo: “Giao Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc Sở Địa chính – Nhà đất có trách nhiệm cắm mốc giao đủ 770 ha đất của khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu tái định cư Bình Khánh vào trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm”.
Đây có phải là bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm đang bị thất lạc không? |
Chủ tịch Lê Thanh Hải cũng yêu cầu rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha để xây dựng các khu tái định cư thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm...”.
Cũng trong ngày 22/3/2002, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Thông báo số 78/TB-VP được đóng dấu “hoả tốc” thông báo: “Nội dung kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải về xác định ranh giới khu tái định cư phục vụ đền bù giải toả cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Thanh Hải chỉ đạo các Sở, ngành liên quan “phải đảm bảo đủ 160 ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.
Tuy nhiên, cũng tại văn bản này đã mở đường cho việc thu hồi đất không thuộc phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thông qua đoạn: “… không nhất thiết một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2”, “có một khu vực khoảng 10-20 ha gần Khu đô thị Thủ Thiêm”.
Nhân vật nào đã định đoạt Thủ Thiêm?
8-5-2018
Có thể nói ngay rằng, những nhân vật “định” – tức quyết định số phận Thủ Thiêm, giao cho nhà đầu tư nào, bằng phương thức nào, có khá nhiều người, như ông Lê Thanh Hải, ông Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân… Còn những nhân vật “đoạt” được miếng bánh Thủ Thiêm, tức có các dự án lớn tại Thủ Thiêm, cũng không ít tên tuổi.
Trong đó, đáng chú ý là cái tên Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh với rất nhiều siêu dự án được chính quyền TP.HCM cấp phép cho đầu tư bằng hình thức BT, tức đổi đất lấy hạ tầng. Hiểu nôm na là nhà đầu tư bỏ tiền xây dựng cầu, đường, công viên, quảng trường… Đổi lại, chính quyền sẽ trả cho nhà đầu tư bằng đất. Giá trị khu đất được hai bên cùng định giá ở mức tương đương với số tiền nhà đầu tư đã bỏ ra làm hạ tầng. Cần thiết phải nhấn mạnh rằng, giá trị khu đất mà chính quyền và nhà đầu tư thống nhất với nhau không đồng nghĩa đó là giá trị thực tế của khu đất.
Một trong số các dự án BT của Công ty Đại Quang Minh tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm là dự án xây dựng 4 tuyến đường trong khu đô thị. Theo hợp đồng BT do ông Tất Thành Cang, đại diện cho UBND TP.HCM kí với Công ty Đại Quang Minh vào ngày 12-11-2013, Đại Quang Minh sẽ xây dựng 4 tuyến đường có tổng chiều dài là 11,9km và tổng mức đầu tư lên đến 12.182 tỉ đồng. Đổi lại, TP.HCM sẽ trả cho Đại Quang Minh khu đất có diện tích khoảng 79ha.
Rất nhiều vấn đề cần phải phân tích rất kĩ từ hợp đồng BT này. Tuy nhiên, trong bài viết này tôi chỉ dừng lại ở vài thắc mắc về suất đầu tư và câu hỏi dành cho chính quyền TP.HCM và những người có trách nhiệm liên quan, chẳng hạn như người đặt bút kí là ông Tất Thành Cang, hiện đang là phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM.
Tổng chiều dài của 4 tuyến đường là 11,9km. Trong đó, có tuyến xây dựng 6 làn xe, có tuyến 4 làn xe, 2 làn xe. Như vậy, suất đầu tư trung bình lên đến 1.023 tỉ đồng/km. Nhiều ý kiến nhận định đây là suất đầu tư quá cao.
Ông Tất Thành Cang, người đặt bút kí hợp đồng BT, bây giờ đang nghĩ gì về con số 1.023 tỉ đồng để xây dựng 1km đường? Vụ bán 32,5ka đất công ở Phước Kiển, Nhà Bè đã ngã ngũ, khi khi hiện giờ ông Tất Thành Cang không còn thời gian vào bệnh viện nữa. Thay vào đó, rất có thể ông Cang, cùng với ông Lê Hoàng Quân, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, lại phải tìm mọi cách, mọi lý lẽ, cứ liệu để giải trình trước nhân dân về quyết định của mình.
Một câu hỏi khác đặt ra là, dự án BT béo bở này đang nằm trong tay nhân vật nào?
Để trả lời, phải xem lại quá trình hồ sơ về Đại Quang Minh. Công ty này được thành lập vào tháng 3-2011. Ngay trong năm ấy, liên danh đầu tư có Đại Quang Minh đã được giao dự án BT 4 tuyến đường nói trên.
Ban đầu, Đại Quang Minh gắn với tên tuổi doanh nhân Trần Đăng Khoa, người trong giới gọi là Khoa Keangnam, có vai trò là cổ đông sáng lập và nắm phần lớn cổ phần. Tuy nhiên, đến tháng 6-2016, ông Khoa đã rút vốn.
Thay vào đó, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải liên tục tăng sở hữu và hiện đã nắm tới 90% cổ phần Đại Quang Minh. Điều này đồng nghĩa các dự án của Đại Quang Minh ở Thủ Thiêm về tay Trường Hải. Ông Trần Bá Dương, người đứng đầu Trường Hải hiện đang giữ vai trò tổng giám đốc Đại Quang Minh.
P/S: Đại diện Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải – doanh nghiệp năm 90% cổ phần Đại Quang Minh – có liên lạc với tôi để phản hồi về bài viết. Theo đó, Trường Hải cho biết, tiền đầu tư 12.000 tỉ đồng là mức đầu tư trên hợp đồng BT được kí trước đây. Khi Trường Hải nắm Đại Quang Minh, thực tế triển khai, chi phí không đến con số ấy. Đến thời điểm này, ước tính mức đầu tư sẽ không quá 8.000 tỉ đồng.
Hưng Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét