17:10, 07/05/2018
Tóm tắt bài viết
Cuối cùng thì chính phủ Trung Quốc cũng thừa nhận công trình thủy điện Tam Hiệp đã gây ra những vấn đề khó vãn hồi cho môi trường sinh thái.
Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm đập Tam Hiệp và nhấn mạnh rằng việc phục hồi sinh thái sông Trường Giang nên được ưu tiên hàng đầu. Dự án gây nhiều tranh cãi này một lần nữa lại gây chú ý với dư luận bên ngoài.
Trước đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã từng phát biểu: sau khi hoàn thành Đập Tam Hiệp vận chuyển đường thủy sẽ bị cản trở và cảm thấy ” thật đáng tiếc”.
Vào ngày 24 và 25/4, ông Tập Cận Bình đã đi đến khu vực đập Tam Hiệp và bờ sông Trường Giang để khảo sát và nghiên cứu việc phục hồi môi trường sinh thái sông Trường Giang. Ông Tập bày tỏ: “Chúng ta phải đặt việc phục hồi sinh thái của sông Trường Giang lên hàng đầu”, và nói rằng “không thể càng làm lại càng phá hoại thêm nữa”.
Đây cũng là cuộc khảo sát đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Trung Quốc – Tập Cận Bình sau 21 năm kể từ lần tham dự lễ bế mạc dự án đập Tam Hiệp của lãnh đạo chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân và Thủ tướng Trung Quốc Lý Bành vào năm 1997.
Điểm thu hút sự chú ý của thế giới đó là cuối cùng giới quan chức cấp cao của Trung Quốc cũng thừa nhận tính tàn phá môi trường của đập Tam Hiệp.
Từ trước đến nay, công trình này được các chuyên gia nhận định sẽ cắt đứt “long mạch” của Trung Quốc, nay một lần nữa lại trở thành tâm điểm của dư luận.
60 năm trở lại đây, ĐCSTQ đã cho xây dựng 50.000 hồ chứa nước trên sông cái và sông nhánh của sông Trường Giang, trên cơ bản đã cải biến đi hệ sinh thái và dòng chảy tự nhiên vốn có của sông. Đặc biệt là đập Tam Hiệp được xây dựng cắt ngang eo sông, trên thực tế đã làm mất đi tiềm năng phát triển vận tải đường thủy của sông Trường Giang.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có chuyến đi khảo sát thực tế về việc xây dựng, thông vận tải tuyến đường thủy và bảo vệ sinh thái bên hai bờ sông Trường Giang vào ngày 28/4/2014.
Khi ông Lý nghe báo cáo về tuyến đường thủy “hoàng kim” này đang phải đối mặt với các vấn đề nào là các đầu mối giao thông then chốt lạc hậu, kết cấu mạng lưới không hoàn thiện, không có khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông đường thủy…, ông chỉ biết thở dài mà nói ” thật đáng tiếc”.
Theo một bài báo cáo trước đây, trong vòng 20 năm qua, tổng số tiền toàn bộ người dân Trung Quốc đã giao nộp cho Dự án Tam Hiệp đã vượt quá 500 tỷ NDT, cùng với sự gia tăng công suất phát điện của dự án này, thu nhập của Tập Đoàn Tam Hiệp càng ngày càng tăng, nhưng người dân chẳng hưởng được lợi ích gì về việc sử dụng điện. Người ta nghi ngờ rằng liệu có phải người thu được lợi ích nhất chính là những ai tham gia khởi công công trình Tam Hiệp này hay không?
Vương Duy Lạc, một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng ở Đức, từng phát biểu rằng tai họa ngầm công trình này mang lại là không thể nào lường được, đất cát lắng đọng ở thượng nguồn và mực nước quá cao hoàn toàn có thể gây trữ nước và nhấn chìm toàn bộ thành phố Trùng Khánh; ngoài ra các hồ chứa nước trong đập cũng tồn tại vấn đề môi trường sinh thái nghiêm trọng; tiềm tàng nguy cơ thiên tai động đất, xói mòn đất và sa mạc đá nghiêm trọng.
Đập Tam Hiệp chính là một trong những công trình kiến trúc thủy lợi gây tranh cãi nhất ở Trung Quốc, năm 1992 trong Đại hội biểu quyết toàn dân, có 1/3 số đại biểu bỏ phiếu phản đối hoặc từ chối bỏ phiếu, thế nhưng lãnh đạo chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân vẫn cho cưỡng chế tiến hành, ông này được xem là người quyết sách khởi công công trình kiến trúc này.
Trong cuốn ” Nhật Ký Tam Hiệp” được xuất bản vào năm 2003 của Lý Bằng đã điểm mặt Giang Trạch Dân, ông nói: “Từ năm 1989 trở về sau, tất cả những quyết sách quan trọng có liên quan tới công trình Tam Hiệp đều do Chủ tịch Giang Trạch Dân chỉ định, trong dự án này ông đã phát huy tối đa quyền lực lãnh đạo của mình”.
Lúc đó, cả thư ký của cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông và chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đều phản đối xây dựng đập Tam Hiệp.
Chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đã ba lần liên tiếp gửi thư ngăn cản cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân xây dựng công trình hại dân hại nước này và cũng phân tích thêm những nguy hại về quân sự, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và vấn đề địa chất mà dự án này đem lại, nếu có xây xong cũng phải dỡ bỏ.
Lý Nhuệ thì cho rằng công trình này quá phức tạp, ngoài những khó khăn về kỹ thuật, một dự án lớn như vậy cũng làm ảnh hưởng tới kế hoạch khác, còn vấn đề tích tụ bùn đất, một đập nước lớn như vậy cũng không thể nào xây xong là hết việc. Hơn nữa vấn đề di dân, mực nước dâng cao, v.v, vì thế cũng nên suy nghĩ biện pháp khả thi thay thế khác.
Chuyên gia Vương Duy Lạc bày tỏ, từ góc độ môi trường sinh thái và kỹ thuật mà phân tích, việc dỡ bỏ đập nước Tam Hiệp chỉ là việc sớm muộn mà thôi, đây chính là vấn đề mà người dân Trung Quốc phải đối mặt.
Khai Tâm
Có thể bạn quan tâm :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét