Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

'Làng' Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội; Người dân Thủ Thiêm: 'Thu hồi đất 18 triệu một m2, bán 350 triệu'; Đồng tiền làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm'

12 lần ra Hà Nội, đoàn người ở TP HCM tá túc trong những phòng trọ chật hẹp, hàng ngày đến nhà lãnh đạo, cơ quan chính quyền khiếu kiện.




Nhiều người dân sống trong vùng quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) ra Hà Nội khiếu kiện từ năm 2014. Họ thuê trọ gần trụ sở Ban tiếp dân Trung ương trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội). Do đoàn người thuê trọ lâu ngày, luôn mang theo băng rôn yêu cầu xử lý vụ khiếu kiện đất, nên người dân địa phương quen mặt, thường gọi họ là cư dân làng Thủ Thiêm.
Cuộc sống xa quê 2.300 km
Từ ngày 30/4 đến nay, hơn 30 người dân Thủ Thiêm thuê bốn phòng trọ trên tầng thượng một nhà nghỉ 6 tầng nằm khuất sau chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm. Mỗi phòng trọ rộng 25 m2, giá thuê 450.000 đồng một phòng một ngày. 
Trưa ngày đầu tháng 5, trong một phòng trọ, khi tấm bản đồ đen trắng phủ gần hết chiếc giường được trải ra, bà Nguyễn Thị Hồng (73 tuổi, trú tại phường An Khánh, quận 2, TP HCM) cùng ba người đàn bà khác xúm lại bàn tán. Thi thoảng, bà lại với những tấm bản đồ và hàng trăm tài liệu liên quan đến vụ khiếu kiện treo ở góc tường, đựng trong hộc tủ ra đối chiếu.
Trên chiếc giường còn lại trong phòng trọ, năm người tranh thủ ngủ trưa sau buổi sáng đi gõ cửa nhiều cơ quan chức năng.
Trong phòng trọ ở Hà Nội, bà Hồng và bà The thường trao đổi về quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Gia Chính
Trong phòng trọ ở Hà Nội, bà Hồng và bà The thường trao đổi về quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Gia Chính
"Những lần trước, chúng tôi ở nhờ gia đình hảo tâm. Họ chỉ lấy tiền điện, nước. Đợt này chỗ đó có người ở, chúng tôi phải chọn nhà nghỉ này vì họ cho ở số lượng người lớn trong một phòng và được nấu ăn, dù giá đắt đỏ", bà Hồng nói.

Cao tuổi nhất, sức khỏe yếu, bà Hồng được giao nhiệm vụ “anh nuôi” cho đoàn người. Mỗi ngày bà đi chợ, đong 4kg gạo, tằn tiện mua thực phẩm chế biến. Vì số người lớn, bà phải nấu thành hai nồi cơm ở hai gian phòng.
“Bữa cơm hàng ngày chủ yếu là rau, nước canh và thịt vịt rút xương (trứng vịt luộc theo cách gọi tếu táo của người Nam Bộ). Chúng tôi đều nghèo, trước khi bắt xe khách ra ngoài này phải vay mượn. Các chi phí sinh hoạt vì thế phải được giảm tới mức tối đa để dành tiền đi lại", bà Hồng kể.
Đi khiếu nại từ 5h sáng đến tối mịt
Tối hôm trước, cư dân ở "làng Thủ Thiêm" phân công nhau đến nhà lãnh đạo cấp cao ở phố Nguyễn Gia Thiều (quận Hoàn Kiếm), cách nhà trọ chừng 11 km. Họ vạch ra tuyến đường phải đi, tính toán giá vé xe buýt, quãng đường cuốc bộ.
“Chúng tôi phải đi từ 5h, bắt ít nhất hai chuyến xe buýt, đi bộ 3 km và phải đến cổng nhà trước lúc lãnh đạo đi làm để họ có thể thấy chúng tôi đang kêu cứu”, bà Lê Thị The (72 tuổi, phường Bình An, quận 2, TP HCM) nói.
Sau khi đến nhà lãnh đạo lúc 7h, họ đi xe buýt gần 3 km đến đường Hùng Vương (Ba Đình), nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan của Đảng, Chính phủ và Quốc hội
Đúng 11h hàng ngày, đoàn người được công an quận Ba Đình chở về khu trọ. "Các chiến sĩ rất vui tánh. Trên đường về, chúng tôi nói chuyện vui vẻ. Có lần chiến sĩ còn trêu hẹn ngày mai gặp lại các bác. Những việc làm đó tuy đơn giản, nhưng với những người xa quê như chúng tôi thấy rất ấm áp", ông Hồ Tuấn Thừa (42 tuổi, phường Bình Khánh, quận 2, TP HCM) kể lại.
Sau bữa cơm trưa, đầu giờ chiều ông Thừa cùng nhóm người Thủ Thiêm lại đến trụ sở Ban tiếp dân Trung ương ở cùng con phố để căng băng rôn kêu gọi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý đơn thư của họ.
Anh Thừa phấn khởi vì sau nhiều năm vụ việc cũng có những chuyển biến tích cực. Ảnh: Gia Chính
Ông Thừa chia sẻ rất mệt mỏi sau 4 năm khiếu kiện. Ảnh: Gia Chính
"Chúng tôi nhiều lần chờ đợi ở nhà lãnh đạo đến tối khuya để bày tỏ mong mỏi được giải quyết. Tôi bị ngất hai lần, một lần trước cửa nhà lãnh đạo, một lần trước cổng Văn phòng Chính phủ, do tụt huyết áp vì nhịn đói và đứng lâu dưới trời nắng”, bà Nguyễn Thị Hồng rơm rớm nước mắt kể.
Việc khiếu kiện của cư dân Thủ Thiêm diễn ra đều đặn mỗi ngày, bất kể mưa nắng. Hơn 30 người chia thành bốn nhóm thay phiên nhau đi để đảm bảo sức khỏe. Họ chỉ dừng lại khi lãnh đạo từ TP HCM ra tiếp xúc, hứa hẹn và đưa về.
Bốn năm, 12 lần ra Hà Nội 
Buộc lại mái tóc trắng bạc phơ, bà Hồng giải thích, năm ngôi nhà của bà và các con trên diện tích 1.200 m2 tại phường An Khánh nếu theo bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm năm 1996 thì không thuộc diện giải tỏa. Nhưng theo các bản đồ quy hoạch sau đó, nhà lại thuộc diện giải tỏa để phục vụ dự án.  
"Năm 2012 và 2014, gia đình nhận được hai thông báo cưỡng chế. Sau hàng trăm lần gặp các cấp chính quyền TP HCM không đem lại kết quả, tôi đã cùng người dân kéo ra Hà Nội khiếu kiện", bà Hồng nhớ lại.
Năm 2016, Ban tiếp dân Trung ương ra quyết định 119 yêu cầu TP HCM tạm dừng, giữ nguyên hiện trạng dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để làm rõ khiếu nại của người dân. “Sau khi mang quyết định 119 về, chính quyền đã dừng cưỡng chế năm ngôi nhà của tôi và các con, nhưng lại đổ đất xung quanh. Đống đất cao 1,5 m biến nhà tôi thành thung lũng, thường xuyên ngập nước”, bà Hồng kể.
Không giữ được nhà như bà Hồng, đại gia đình với 30 nhân khẩu của ông Hồ Tuấn Thừa phải đến khu ở tạm vì sáu ngôi nhà đã bị cưỡng chế. “Họ đưa quyết định cưỡng chế nhiều lần, nhưng gia đình tôi không đồng ý. Tháng 6/2013, quận 2 đem quyết định cưỡng chế cùng hơn 500 người đến yêu cầu gia đình tôi tháo dỡ. Lúc đó, nhà có mẹ già bị bệnh, hai bà bầu nên phải đồng ý tự tháo dỡ để có nơi ở tạm cho gần 30 người”, ông Thừa nhớ lại.
Bà The cùng nhiều người già trong đoàn bị bệnh phải sử dụng thuốc. Ảnh: Gia Chính
Bà The cùng nhiều người già trong đoàn bị bệnh phải mang theo thuốc. Ảnh: Gia Chính
Là một trong những người đầu tiên khiếu kiện, bà Lê Thị The bảo đến nay đoàn người Thủ Thiêm đã ra Hà Nội 12 lần, mỗi lần một đến bốn tháng và hầu hết là người già, không có khả năng làm kinh tế. Con cháu khỏe mạnh phải ở lại miền Nam tiếp tục công việc kiếm tiền, phục vụ cho những chuyến ra Bắc tốn kém. 
Người dân Thủ Thiêm ở xóm trọ đề nghị được xem tấm bản đồ 1/5.000 kèm theo quyết định 367 của Thủ tướng phê duyệt dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm ký ngày 4/6/1996. Tấm bản đồ sẽ xác định rõ vị trí trong và ngoài ranh quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều năm qua, nguyện vọng của họ không được đáp ứng.
“Sau 4 năm ra Bắc khiếu kiện, chúng tôi rất mệt mỏi, nhưng sẽ quyết theo đuổi đến ngày có kết quả. Mấy hôm nay thấy báo chí đăng nhiều về bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, chúng tôi ai cũng phấn khởi, bảo nhau cuối cùng ngày đó cũng đến. Chỉ mong mọi việc kết thúc nhanh để chúng tôi về với gia đình”, ông Thừa nói.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hồng Điệp, Vụ trưởng, Trưởng ban Tiếp dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) cho biết đợt này bà con trong Thủ Thiêm ra hơn 30 người. Ban đã tổ chức tiếp dân, thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo ông Điệp, kết luận này có từ trước Tết Âm lịch, khi đó bà con đã về và hy vọng được giải quyết. Nhưng chờ đợi lâu quá mà chưa thấy chuyển biến gì, bà con lại kéo ra. "Chúng tôi thực sự cảm thấy có một phần lỗi với bà con dù đã làm hết sức mình. Có những đợt bà con ra tới 4 tháng, nhìn họ chúng tôi rất thương và cố gắng hết sức chia sẻ khó khăn".
Tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1, Khu đô thị Thủ Thiêm có tổng diện tích 657 ha được quy hoạch là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP HCM. Khu đô thị có các chức năng chính là trung tâm tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí...
Để đầu tư xây dựng siêu dự án này, thành phố đã mất 10 năm giải tỏa trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, khoảng 15.000 hộ dân đã di dời. Trong văn bản gửi Thủ tướng năm 2015, thành phố cho biết tổng vốn đầu tư để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vay là hơn 29.000 tỷ đồng.
Khoảng 100 hộ dân không đồng ý với phương án di dời. Họ kéo nhau ra Hà Nội khiếu kiện vì cho rằng diện tích đất đang ở nằm ngoài ranh quy hoạch, căn cứ theo bản đồ gốc 1/5.000 kèm theo quyết định 367 ký ngày 4/6/1996 của Thủ tướng phê duyệt dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 
Tại cuộc họp báo ngày 2/5/2018, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết, bản đồ 1/5.000 quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện tìm không ra.

Gia Chính
( Vnexpress)


Người dân Thủ Thiêm: 'Thu hồi đất 18 triệu một m2, bán 350 triệu'

Người dân có mặt rất sớm tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, giăng bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm để phản đối.




Người dân căng bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Phạm Duy.
Người dân căng bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh:Phạm Duy.
Dù 14h buổi làm việc mới diễn ra, song từ hơn 12h hàng chục người dân đã có mặt tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2 (TP HCM). Họ cầm theo rất nhiều tài liệu, hồ sơ, giăng bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong hội trường để chuẩn bị phát biểu.
Khán phòng rộng lớn càng lúc càng đông. Khi Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM gồm Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm, ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó Chánh án TAND TP HCM) đến, hội trường không còn chỗ ngồi. Nhiều cử tri vây quanh bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phản ánh tình trạng đất của mình bị thu hồi không đúng.
"Chúng tôi nghe nói cựu chủ tịch thành phố (Võ Viết Thanh) vừa đưa ra bộ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm phê duyệt lần đầu. Bao năm nay thành phố luôn nói chưa tìm thấy bộ bản đồ ấy, giờ thấy rồi hy vọng sự việc của chúng tôi sẽ được giải quyết dứt điểm", cử tri Lê Thị Ngọc Nga chia sẻ.
Hội trường không còn chỗ trống. Ảnh: Phạm Duy.
Hội trường không còn chỗ trống. Ảnh: Phạm Duy.
Ông Lê Văn Lung (khu phố 1, phường Bình An) cùng một số người dân nhiều năm khiếu nại vì nhà đất ngoài ranh dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn bị thu hồi, cũng chuẩn bị toàn bộ hồ sơ liên quan để đề đạt nguyện vọng.
Ông cho biết rất mong đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến của người dân để đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết hoán đổi cho những hộ đã bị thu hồi sang khu đất 43 ha ở góc đường Lương Định Của - Trần Não (nằm ngoài ranh quy hoạch) để người dân ổn định cuộc sống.
"Nếu không giải quyết được như đề xuất, người dân mong muốn Thủ tướng lập đoàn thanh tra toàn diện, làm việc chính thức để làm rõ vụ việc người dân khiếu kiện trong suốt thời gian dài, đưa ra hướng giải quyết cuối cùng cho người dân", ông Lung nói.
Người dân Thủ Thiêm nêu ý kiến

Đất Thủ Thiêm thu hồi 18 triệu một m2, bán 350 triệu
Có 50 cử tri đăng ký trình bày - con số kỷ lục từ trước đến nay, các buổi tiếp xúc khác của Đoàn đại biểu Quốc hội nhiều nhất chỉ 20 người phát biểu. Sau nửa tiếng báo cáo việc giải quyết khiếu nại ở Thủ Thiêm tại kỳ họp trước, không khí buổi làm việc bắt đầu "nóng" khi cử tri phản ánh bức xúc.
Bà Lê Thị Bạch Tuyết cho biết vừa liên hệ phòng kinh doanh của dự án Khu đô thị Sala, tại khu vực nhà cũ của mình, để hỏi giá. Họ nói 350 triệu đồng/m2 và đã hết hàng, đến năm sau mới có một số căn nữa bán giá 23 tỷ đồng.
"Nhà nước đền bù cho chúng tôi 18 triệu đồng/m2, mà giờ công ty này bán lại giá cao như vậy. Làm như thế là ép dân quá, trong khi người dân đa số rất nghèo. Chủ đầu tư bán 350 triệu thì ít cũng đền cho chúng tôi 50 triệu đồng/m2 mới tạm chấp nhận được. Đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội xem lại vấn đề này", bà Tuyết nói.
Tổ đại biểu Quốc hội TP HCM. Ảnh: Phạm Duy
Tổ đại biểu Quốc hội TP HCM. Ảnh: Phạm Duy
Còn cử tri Lê Thị Hồng Vân (phường Bình Khánh) khẳng định đất của gia đình nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng chính quyền vẫn thu hồi. Về việc này bà phải đi khiếu nại 16 năm, gửi 36 lần đơn. Hiện căn nhà của gia đình đã xuống cấp xập xệ, mưa gió không còn sinh sống được, bà đề nghị nhà nước cấp lại nhà cho bà tái định cư tại chỗ.
Cũng ngụ tại phường Bình Khánh, cử tri Lê Thị Ngọc Nga cho hay, nhà bà đã bị UBND quận 2 cưỡng chế cách đây 10 năm, không ban hành quyết định thu hồi đất mà chỉ căn cứ vào quyết định nội bộ của UBND TP HCM. 
"Như thế là không đúng pháp luật, gia đình tôi đang sống yên lành thì bị chính quyền đẩy ra đường. Đề nghị thành phố và quận 2 phải trưng bày bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm để người dân được rõ", bà đề nghị.
Bà Tuyết bật khóc. Ảnh: Phạm Duy.
Bà Tuyết bật khóc. Ảnh: Phạm Duy.
Giọng nghèn nghẹn, bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết nói: "Gặp được đại biểu Quốc hội chúng tôi rất mừng, muốn bày tỏ tất cả". Bà bảo, gia đình mình từng bám đất giữ làng, nuôi quân kháng chiến. Khi chính quyền giải toả 3.780 m2 đất nhà bà chỉ trả 568 triệu đồng, vườn cây ăn trái trả hơn 3 triệu. Là gia đình cách mạng nên bà vận động mọi người chấp hành chủ trương.
"Nhưng sau này thấy nhà đất của chúng tôi xây toàn nhà cao tầng, có lợi ích của một số cán bộ quận 2. Bà con hàng xóm của tôi toàn là bi đát, bị đẩy ra đường sống cảnh không nhà cửa. Có ông cụ đến lúc chết còn hỏi con rằng nhà của ông ấy đâu, sao như thế này. Dân với nhà nước như môi với răng, mà giờ răng như muốn cắn môi", bà Tuyết bật khóc.
Không khí buổi tiếp xúc mỗi lúc một căng thẳng khi cử tri liên tục đề cập đến hành trình khiếu nại kéo dài. Dù ban tổ chức quy định mỗi cử tri có 5 phút trình bày nhưng nhiều người vì quá bức xúc nên xin được nói thêm.
Các cử tri bày tỏ bức xúc vì nhà đất bị thu hồi. Ảnh: Phạm Duy.
Các cử tri bày tỏ bức xúc vì nhà đất bị thu hồi. Ảnh: Phạm Duy.
Tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1, Khu đô thị Thủ Thiêm rộng 657 ha được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. Đây là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP HCM, có các chức năng về tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí...
Hiện, Khu đô thị Thủ Thiêm đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Còn hơn 100 hộ dân khiếu nại vì cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch theo quyết định của thủ tướng năm 1996 nhưng vẫn bị giải tỏa.
Trong các đơn thư gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội, người dân Thủ Thiêm muốn làm rõ ba vấn đề .
Một là, họ muốn biết giới hạn, phạm vi của dự án ở đâu (làm rõ ranh quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm), bởi đất của mình ở ngoài ranh nhưng chính quyền lại cưỡng chế thu hồi.
Thứ hai, các chính sách đền bù, giải tỏa tái định cư còn nhiều bất cập, chưa lấy cuộc sống của dân làm tâm điểm giải quyết. Có những căn hộ chung cư tái định cư chất lượng chưa bảo đảm như: vào ở 2-3 tháng đã thấm dột, hệ thống tiêu thoát nước, an ninh trật tự không bảo đảm...
Thứ ba, những khiếu nại của người dân chậm được các cơ quan tiếp nhận, phản hồi.
Trung Sơn - Phạm Duy


Đồng tiền làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm'


-Chiều nay, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP đã tiếp xúc cử tri quận 2.
XEM VIDEO: 


Từ 13h chiều, hội trường Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 2 đã rất “nóng” khi hàng trăm cử tri quận 2 mang theo bản đồ khu đô thị Thủ Thiêm kiến nghị lên tổ đại biểu Quốc hội.
"Chúng tôi không chống đối chính quyền"
Cử tri Nguyễn Thế Vinh (82 tuổi, ngụ phường Bình An, quận 2) cho biết, năm 2014, việc cưỡng chế, giải tỏa mặt bằng bị tạm ngưng, gia đình ông cùng chục hộ dân khác thuộc phường Bình An cố gắng bám trụ lại đây, để giữ đất.
"Đất nhà tôi nằm ngoài quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nên gia đình không đi đâu cả. Gia đình tôi đề nghị chính quyền cho xem bản đồ 1/5.000 có dấu mộc đỏ để chứng minh tính pháp lý. Chúng tôi không chống đối chính quyền, không lì lợm giữ đất để kiếm thêm tiền đền bù", ông Vinh nói.
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Người dân trình bày với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM
Cùng phản ánh vấn đề trên, bà Hồ Thị Mai bức xúc cho biết, nhà ở và cửa hàng kinh doanh của gia đình nằm ngoài khu quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm nhưng bị thu hồi từ năm 2012. Bà mong  mỏi chính quyền sớm làm rõ và giải quyết dứt điểm khiếu nại kéo dài nhiều năm qua. 
Có mặt tại buổi tiếp xúc, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu trấn an cử tri Thủ Thiêm. Bà cho biết tổ đại biểu Quốc hội sẽ làm việc hết trách nhiệm, lắng nghe các kiến nghị của các cử tri.
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Cử tri quận 2 mang theo bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm đến gặp tổ đại biểu Quốc hội
Ông Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, đoàn đại biểu Quốc hội TP đang tổng hợp, lên kế hoạch giám sát và trình Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân xin ý kiến chỉ đạo về vấn đề Khu đô thị Thủ Thiêm. 
Theo ông Khuê, đoàn giám sát sẽ được tổ chức thành nhiều nhóm, đi theo những nội dung như kiểm tra tính pháp lý của dự án từ quyết định 367 của Thủ tướng dẫn đến các văn bản pháp lý để UBND TP.HCM triển khai những nội dung liên quan đến việc giải tỏa đền bù, mời gọi đầu tư, phân khu chức năng...
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2.
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Người dân Thủ Thiêm tại buổi tiếp xúc 
Các chuyên gia độc lập sẽ được mời để đánh giá, giám sát dự án và làm rõ trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại. Từ nội dung giám sát, đoàn sẽ đề xuất cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm.
Báo cáo tại buổi tiếp xúc, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó chủ tịch UBND quận 2 cho biết, các kiến nghị liên quan đến giải tỏa mặt bằng, khu tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện UBND quận đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ. 
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
"Từ năm 2016 đến nay, quận 2 đã tạm dừng vấn đề cưỡng chế đất của người dân để làm khu đô thị Thủ Thiêm. Chúng tôi khẳng định, hiện không có bất cứ động thái cưỡng chế nào", ông Khiết cho hay.
Đền 18 triệu, rao bán 350 triệu/m2

Về vấn đề mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, cử tri Lê Thị Bạch Tuyết cho rằng, việc Bộ Xây dựng dựa vào QĐ 6565 của UBND TP do Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua ký thay thế QĐ 367 của Chính phủ. Điều này cho thấy, quyết định của TP không có giá trị. Từ bản đồ 1/5.000 mới ra Quyết định 367, từ đó mới ra bản đồ tỷ lệ 1/2.000.
Bà Tuyết đặt câu hỏi, việc làm quy hoạch Thủ Thiêm dựa vào QĐ 6565 liệu có đúng?
Về giá đền bù, cử tri Lê Thị Bạch Tuyết phản ánh: "Tôi đã gọi lên công ty Đại Quang Minh (chủ dự án khu đô thị Sala - P.V) để hỏi tìm mua nhà ở gần nơi ở cũ, thì được thông báo giá đất trên đúng con đường này là 350 triệu/m2 và đã bán hết. Nếu cần thì năm sau công ty sẽ báo lại nhưng lên tới giá 23 tỷ/1 căn. 
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Bà Lê Thị Bạch Tuyết phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri
"Đền bù cho chúng tôi 18 triệu/m2, trong khi công ty bán ra thị trường giá 350 triệu/m2. Tôi nghĩ như vậy là bóc lột dân quá, đa số người dân là nghèo, thiểu số mới là giàu”.
Từ đó, cử tri này đề nghị, nếu công ty Sala bán ra 350 triệu/m2 thì phải đền bù cho người dân ít nhất 50 triệu/m2, vì đây là đền bù theo thỏa thuận...
Yêu cầu công khai bản đồ 1/5.000   
Cử tri Lê Thị Ngọc Nga, ngụ tại số 11/1 Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2 đặt câu hỏi: UBND.TP có trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh ranh qui hoạch khu đô thị Thủ Thiêm hay không? Cho dù TP có điều chỉnh cũng phải nằm trong ranh qui hoạch theo quyết định 367 của Thủ tướng. 
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Bà Nga yêu cầu, giờ lãnh đạo cũ của thành phố đã trưng ra bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000. Vì vậy, đề nghị thành phố trưng ra bản đồ cho người dân xem, việc thu hồi đất có đúng pháp luật hay không? Nếu không đúng thì yêu cầu trả lại đất cho chúng tôi.
Cử tri Nguyễn Ngọc Thanh khóc, trình bày: gia đình mua căn nhà giá 50 chục cây vàng để ở, sau này chính quyền nói gia đình trong quy hoạch, được đền bù 94 triệu đồng. Sau đó, bố trí gia đình tới ở 1 chung cư, nhưng phải bỏ thêm 800 triệu mới được vào ở.
"Gia đình tôi đâu có nằm trong quy hoạch mà giải tỏa, tôi yêu cầu trả lại căn nhà ở phường An Khánh để sinh sống, hoặc một chỗ khác ổn định hơn”, bà  Thanh yêu cầu. 
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
10 năm đi kiện, xin trở lại đất cũ 
Cử tri Lê Thị Hồng Vân (phường An Khánh) cho biết, 10 năm đi khiếu kiện từ trung ương đến địa phương về các vấn đề nhà đất. Bà cho rằng nhà mình không nằm trong quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm nhưng vẫn bị thu hồi, không có quyết định thu hồi đất. Gia đình 6 người phải ở thuê trong một căn nhà dột nát, gần sập, rất nguy hiểm.
Bà Vân cho rằng gia đình bà phải được tái định cư tại chỗ. Nếu chính quyền không giải quyết, lỡ có chuyện gì, chính quyền phải chịu trách nhiệm?
Đề nghị thanh tra toàn bộ khu đô thị Thủ Thiêm 
Cử tri Nguyễn Phi Thường, cho rằng, chính quyền quận 2 và TP.HCM cần nhìn ra cái sai của mình để giải quyết cho nhân dân. 
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Cử tri Nguyễn Phi Thường đề nghị thanh tra toàn diện dự án khu đô thị Thủ Thiêm
“Tính pháp lý khu đô thị Thủ Thiêm chỉ có một, không có hai. Chúng tôi không có khó khăn gì với cán bộ cả, chịu khổ cũng đã nhiều năm rồi. Lãnh đạo chính quyền phải nhìn thấy cái sai của mình để cùng ngồi lại với nhân dân.
Cử tri này đề nghị, trường hợp lãnh đạo TP không đứng ra trả lời cho người dân rõ ranh quy hoạch đô thị Thủ Thiêm...thì đề nghị Thủ tướng, Quốc hội chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào thanh tra toàn diện khu đô thị Thủ Thiêm để trả lời cho người dân được rõ.
"Chết không có nhà làm đám ma; đồng tiền làm biến dạng Thủ Thiêm" 
Bà Phạm Thị Bạch Tuyết (đường Lương Định Của) cho rằng, việc dân bám đất, bám phố không đi vì quá trình đền bù, giải tỏa còn nhiều điểm chưa rõ ràng.
“Diện tích đất nhà tôi rộng 3.787 m2, trong quá trình quy hoạch, được thông báo tiền đền bù là 150.000 đồng/m2, nhận về khoảng 571 triệu đồng. Chúng tôi tưởng thu hồi làm công trình Nhà nước thì sẵn sàng hiến đất. Nhưng thực tế lại xây nhà cao tầng, phân lô bán nền, bán nhà. Với số tiền đền bù như vậy dân Thủ Thiêm có những người đến chết không còn nhà để làm đám ma", bà Tuyết bức xúc. 
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Cử tri Nguyễn Thị  Ngọc Mỹ: "Tôi đồng tình với quan điểm đồng tiền đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm"  
Cùng vấn đề này, cử tri Nguyễn Ngọc Mỹ cho rằng, 22 năm trước quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt mang tính nhân văn, phân rõ khu vực trung tâm và tái định cư cho người dân Thủ Thiêm, chứ không phải lấy thêm đất của dân ngoài ranh, còn khu tái định cư thì phân bổ rải rác nhiều nơi.
Cử tri này cho hay, rất tâm đắc ý kiến của cựu Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh: "đồng tiền đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm".
“Tôi đồng ý với ý kiến này. Bởi từ khi được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch, khu đô thị Thủ Thiêm đến nay còn dở dang, đất được giao cho nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, bán hàng trăm triệu/m2. Trong khi nhà tôi bị thu hồi, được bồi thường chỉ 200.000 đồng/m2”, bà Mỹ bức xúc nói. 
Đề nghị làm rõ tuyến đường siêu đắt: 1km giá 1000 tỷ đồng  
Ông Nguyễn Tiến Thịnh (phường Thành Mỹ Lợi) yêu cầu Quốc hội giám sát 4 tuyến đường Đại Quang Minh. Được biết chỉ dài chưa đầy 12km nhưng tuyến đường này có mức giá 'khủng": 12 nghìn tỷ đồng.
“Có thể nói đây là con đường dát vàng...1km hơn 1.000 tỷ đồng. Đề nghị TP.HCM cho biết đổi đất cho Đại Quang Minh là bao nhiêu? Ngoài ra, sau hơn 15 năm dự án khởi động, người dân chưa thấy quảng trường, khu vui chơi, bệnh viện, trường học... đâu, mà chỉ thấy mọc lên nhà cao tầng, villa" - lời cử tri Thịnh 
Ông Thịnh đề nghị phải cho thanh tra, kiểm tra lại các dự án đang được xây dựng tại Thủ Thiêm. 
(Tiếp tục cập nhật...)
Sở Quy hoạch TP.HCM hoài nghi sự tồn tại bản đồ KĐT Thủ Thiêm

Sở Quy hoạch TP.HCM hoài nghi sự tồn tại bản đồ KĐT Thủ Thiêm

Đại diện sở Quy hoạch TP.HCM cho hay, bản đồ tỷ lệ 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm có thể Thủ tướng không phê duyệt nên không được phát hành.
Chính quyền nói thất lạc, dân bức xúc công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm

Chính quyền nói thất lạc, dân bức xúc công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm

Người dân Thủ Thiêm khẳng định, bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 là có và họ đang giữ tấm bản đồ này.
Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm thất lạc đã được thay thế mới

Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm thất lạc đã được thay thế mới

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng thông tin về bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc.
'Phải tìm bằng được bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc'

'Phải tìm bằng được bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc'

KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, bản đồ quy hoạch 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm là tài liệu pháp lý vô cùng quan trọng; do vậy bằng mọi cách phải tìm được bản đồ thất lạc.
Văn Bình - Văn Châu

Dân Thủ Thiêm đề nghị nói rõ việc làm 4 con đường 12km tốn 12.000 tỉ

09/05/2018 13:42 GMT+7

TTO - Vấn đề ranh quy hoạch và giá đất đền bù cho các hộ dân giải tỏa trong dự án Thủ Thiêm làm nóng cuộc tiếp xúc của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM với người dân quận 2.

Chiều 9-5, hàng trăm cử tri đã đến Hội trường Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2, TP HCM dự buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM.
Vấn đề ranh quy quy hoạch, bản đồ quy hoạch và giá đất đền bù Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã làm nóng cuộc làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội.
35 phút trước
Cử tri in bản đồ Thủ Thiêm cỡ lớn đưa cho đại biểu
Dân Thủ Thiêm đề nghị nói rõ việc làm 4 con đường 12km tốn 12.000 tỉ - Ảnh 1.
Tấm bản đồ cỡ lớn được cử tri đưa đến cho các Đại biểu quốc hội xem - Ảnh: T.TRUNG
Đến 18h30, cử tri Thủ Thiêm vẫn tiếp tục ý kiến. Các ĐBQH vẫn tiếp tục lắng nghe. Dù đã quá hai giờ đồng hồ so với thời gian dự kiến. 
Nhiều cử tri đặt vấn đề về trách nhiệm giám sát của HĐND trong hơn 20 năm qua. Liệu việc giám sát này đã đầy đủ chưa? Nếu đầy đủ thì sao UBND TP và các cơ quan liên quan lại thực hiện vấn đề quy hoạch ở Thủ Thiêm gây ra nhiều xáo trộn và tranh cãi đến hôm nay? 
Các cử tri yêu cầu Đoàn ĐBQH TP có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ thực hiện việc giám sát nghiêm túc, để tất cả các vấn đề khúc mắc tại Thủ Thiêm hiện nay được sáng tỏ.
Cử tri Nguyễn Hồng Quang trưng ra cho đại biểu một tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm được in cỡ lớn, khoảng 4m2. Ông Quang cho biết đây là bản đồ 255 quy định các khu vực được bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Ông Quang cho rằng đó là bản sao của bản đồ ban hành kèm theo quyết định 367 của Chính phủ, cho thấy nhiều khu vực không nằm trong ranh đất thuộc diện bị thu hồi để làm dự án Khu đô thị Thủ Thiêm.
Dân Thủ Thiêm đề nghị nói rõ việc làm 4 con đường 12km tốn 12.000 tỉ - Ảnh 2.
Đại biểu quốc hội Phan Nguyễn Như Khuê xem bản đồ do cử tri cung cấp - Ảnh: H.KHOA
Cử tri Đào Thanh Bảy đề nghị chính quyền xác định vị trí 160ha tái định cư trong Thủ Thiêm, nói người dân quận 2 đề nghị đối thoại với các cơ quan chức năng TP về những quyết định áp giá bồi thường, thu hồi đất.
Người dân muốn tham gia đoàn Thanh tra dự án Thủ Thiêm, muốn tham gia xây dựng khu tái định cư để được ở ngay trên đất của mình.
2 giờ trước
Cử tri đề nghị nói rõ con đường chưa đầy 12km tốn 12 ngàn tỉ
Đến 17h30, người dân Thủ Thiêm vẫn tiếp tục nêu ý kiến, mặc dù theo dự kiến ban đầu cuộc tiếp xúc cử tri sẽ kết thúc lúc 16h30. 
Tổ Đại biểu Quốc hội vẫn tiếp tục lắng nghe ghi nhận ý kiến của người dân về vấn đề Thủ Thiêm. 
Các cử tri đặt câu hỏi vì sao có đầy đủ các cơ quan chức năng, cơ quan giám sát nhưng vẫn xảy ra những chuyện không hiểu nổi tại Thủ Thiêm như người dân đã nêu, hàng ngàn người dân lâm vào cuộc sống không ổn định.
Cử tri cũng đặt vấn đề về 4 con đường chưa đầy 12km nhưng hết 12 ngàn tỉ. Đề nghị nói rõ cho nhân dân về "con đường dát vàng này".
Dân Thủ Thiêm đề nghị nói rõ việc làm 4 con đường 12km tốn 12.000 tỉ - Ảnh 1.
Cử tri Nguyễn Tiến Thịnh nêu ý kiến về 4 con đường tại buổi tiếp xúc Đại biểu Quốc hội - Ảnh: H.KHOA
3 giờ trước
Bao nhiêu năm khiếu nại
Bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi, cử tri phường An Khánh), chia sẻ bao nhiêu năm nay bà và một nhóm người dân đi khiếu nại, khiếu kiện việc thu hồi Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gửi hàng trăm đơn và gặp hàng chục lãnh đạo Nhà nước nhưng chưa có một quyết định giải quyết nào. 
Đến bù 18 triệu, bán 350 triệu, dân Thủ Thiêm than ép quá! - Ảnh 1.
Bà Trần Thị Mỹ phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: Tự Trung
Quyết định 367-TTg là quyết định mang tính nhân văn, bởi đã phân rõ khu vực trung tâm đô thị và tái định cư gần nhau, chứ không phải sau này lấy thêm đất của dân ngoài ranh nhập vào khu trung tâm đô thị, còn phần đất tái định cư lại phân bổ rải rác nhiều nơi. 
"Tôi rất tâm đắc với ý kiến của một lãnh đạo TP cho rằng đồng tiền đã làm biến đổi bản chất khu đô thị mới Thủ Thiêm"- bà Mỹ nói. 
Thực tế hơn 22 năm sau khi được Thủ tướng phê duyệt, quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn còn dở dang, chưa hoàn chỉnh. Còn đất khu đô thị mới lại được giao cho nhiều nhà đầu từ xây dựng dự án nhà ở thương mại. 
"Chính quyền thu hồi đất không có phương án đền bù, khuôn viên giải tỏa của gia đình tôi gồm đất, nhà nhưng chỉ được bồi thường 200.000/m2. Tôi yêu cầu tổ đại biểu Quốc hội cần phải kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết bồi thường cho người dân trong và ngoài ranh một cách thỏa đáng" - bà Mỹ nói.
Bà Trần Thị Mỹ phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri - Video: TỰ TRUNG
3 giờ trước
Đề nghị thanh tra toàn bộ dự án Thủ Thiêm
Ông Nguyễn Phi Thường (71 tuổi, ở phường An Khánh) nói pháp lý của Thủ Thiêm chỉ có một chứ không thể có hai. Đề nghị bà con tập trung vào pháp lý của dự án, nhà mình có nằm trong dự án không.
Ông đề nghị, nếu cán bộ thấy cái sai của mình rồi thì ngồi lại với dân, chỗ nào đã có chủ đầu tư rồi thì bàn bạc thỏa thuận giá cả như thế nào. Chỗ nào không thỏa thuận được thì phải trả lại đất cho dân.
"Chúng tôi dễ thôi, không khó khăn gì với cán bộ cả, nhưng cán bộ phải thấy được cái sai của mình. Tôi đề nghị trung ương cử một đoàn thanh tra vào thanh tra toàn bộ dự án Thủ Thiêm".
3 giờ trước
Cử tri xin thêm 2 giờ để đối thoại
Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, khóc xin thêm 2h để nói vì người dân bức xúc quá lâu. 
Bà Tuyết chia sẻ nghe người dân kể chuyện bị thu hồi nhà đất đẩy ra đường bà không cầm nổi nước mắt. Gia đình bà cũng bị thu hồi nhưng còn có đất ở quê để trở về. 
Dân Thủ Thiêm nhận đền bù 18 triệu/m2, chủ đầu tư bán 350 triệu/m2 - Ảnh 1.
Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Ảnh: Tự Trung
Tuy nhiên bao nhiêu năm vẫn ôm uất ức vì hơn 3000m2 đất của gia đình chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua ba tô phở. 
Cả nhà và tài sản gắn liền trên đất cũng được đền bù rẻ mạt. Hiện nay sau bao nhiêu năm trở lại khu đô thị mới cũng chỉ thấy toàn dự án nhà ở mọc lên, giá bán hàng chục đến hàng trăm triệu/m2, nghĩ mà xót. 
"Đề nghị chính quyền giải quyết dứt điểm cho người dân, không thể chần chừ được nữa"

3 giờ trước
Đừng để người dân cố cựu khổ cực
Ông Đặng Văn Truyền, cử tri Khu phố 1 phường Bình An, chia sẻ ông cùng một số người dân ở phường Bình An và Bình Khánh xác định nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quyết định 367/TTg nhưng bị cưỡng chế thu hồi đất. 
Những hộ dân bị đẩy ra khu tạm cư nhếch nhác bao nhiêu năm nay. Nhà ông Truyền là hộ cuối cùng bị phá dỡ năm 2015. 
Ông Truyền chia sẻ ông chỉ muốn nói lên nguyện vọng của những người dân, bây giờ đã có Thanh tra Chính phủ vào cuộc thì phải giải quyết nhanh cho người dân ổn định cuộc sống. 
"Khi phê duyệt cả Thủ tướng và lãnh đạo TP đều muốn người dân cố cựu được hưởng quyền lợi trước nhất, bây giờ chính người dân cố cựu khổ cực như thế này làm sao hợp lẽ được", ông Truyền chia sẻ.
4 giờ trước
Vì sao đập nhà tôi mà không có quyết định thu hồi đất?
Bà Nguyễn Thị Dung (phường Bình An) cho rằng nhà bà 88,9m2, có sổ đỏ, nằm ngoài ranh quy hoạch, bị cưỡng chế lúc 8h sáng 1-3-2012. 
Bà Dung nói, khi đó bà chưa nhận đồng bồi thường nào và phải vào ở khu tái định cư, bắt đóng hơn 140.700 đồng/tháng phí quản lý từ 4-2015 tới nay.  
Bà nói: "Bây giờ yêu cầu giải quyết thỏa đáng cho tôi. Yêu cầu trả lại đúng 88,9m2, miễn phí quản lý cho tôi. 
Bà Nguyễn Thị Tám (phường Bình Khánh) hỏi: Không có bản đồ, lấy căn cứ nào đập nhà tôi? Tôi đã nhiều lần hỏi vì sao đập nhà tôi dù không có quyết định thu hồi đất?
4 giờ trước
Việc điều chỉnh quy hoạch năm 2005 có đúng không?
Đó là câu hỏi của cử tri Đặng Thị Bích Ngọc. Bà Ngọc cho biết, theo quyết định 367/TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô 930 ha bao gồm hai phần: khu đô thị mới 770ha, khu tái định cư 160ha. 
Trong phần 77ha khu đô thị mới có 637 ha phần đất và kênh rạch. Trong khi đó, nếu lấy tổng diện tích đất tự nhiên của 3 phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, An Khánh trừ đi phần diện tích phê duyệt theo Quyết định 367 vẫn còn dư 49ha. 
Như vậy ranh quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm ban đầu không liên quan gì đến khu dân cư phường Bình An và Bình Khánh. Tuy nhiên, sau này UBND lại ban hành quyết định thu hồi nhà đất của bà.
Điều đáng nói, tại chính khu đất thu hồi này hiện nay lại phê duyệt dự án khu dân cư phía Bắc. Như vậy việc đẩy người dân đi và lập khu dự án dân cư phía Bắc có được báo cáo Thủ tướng không. 
Việc điều chỉnh 1/2000 có hợp pháp không?
Đồ án điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỉ lệ 1/2.000 năm 2005 thay đổi ranh quy hoạch theo quyết định 367 có đúng quy định hay không?
4 giờ trước
Đóng thêm 800 triệu mới mua được nhà tái định cư
Bà Nguyễn Ngọc Thanh (chủ căn hộ 134 Lương Định Của diện tích 59m2) nói bà bị ép phải tháo dỡ, giải tỏa. 
"Tôi gầy dựng cái nhà gần 50 cây vàng, nhưng nhà nước lấy chỉ đền bù 94 triệu, cho tôi được tái định cư nhưng phải đóng thêm 800 triệu mới được mua một căn chung cư tái định cư, thử hỏi như vậy có được không?" - bà Thanh nói
Ông Ngô Hùng Phong (nhà số 156, khu phố 3, phường An Khánh, quận 2 nhà nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm) nói khi giải tỏa, ông chọn nhận nền nhưng chờ hoài đến giờ chưa thấy. 
Ông Ngô Hùng Phong phát biểu về đền bù đất đai ở Thủ Thiêm
4 giờ trước
Yêu cầu trưng bày bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Dân Thủ Thiêm nhận đền bù 18 triệu/m2, chủ đầu tư bán 350 triệu/m2 - Ảnh 1.
Người dân mang bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tới cuộc tiếp xúc cử tri
Cử tri Lê Thị Hồng Vân (phường Bình Khánh), chia sẻ bà đã đi khiếu nại 16 năm, gửi 36 lần đơn. Hiện căn nhà của gia đình bà đã xuống cấp xập xệ, mưa gió không còn sinh sống được. 
Bà vẫn xác định gia đình bà nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, do vậy bà Vân đề nghị cơ quan nhà nước giải quyết cấp lại nhà cho bà tái định cư tại chỗ. 
Cử tri Lê Thị Ngọc Nga có căn nhà đã bị cưỡng chế cách đây 10 năm. Bà nói UBND quận 2 không ban hành quyết định thu hồi đất mà chỉ căn cứ vào quyết định nội bộ của UBND TP.HCM để thu hồi là không đúng .
Bà yêu cầu thành phố và quận 2 phải trưng bày bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm để người dân được rõ.
4 giờ trước
Nhà nước đền bù giá 18 triệu/m2, chủ đầu tư bán 350 triệu/m2
Bà Lê Thị Bạch Tuyết, mở đầu câu chuyện về Khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng những so sánh chua xót về giá đất đền bù cho người dân và giá bán nhà ở trong các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay.
Theo đó, bà Tuyết nói, bà gọi lên phòng kinh doanh của một dự án nhà ở lớn trong Thủ Thiêm để hỏi giá bán, họ nói giá bán là 350 triệu đồng/m2 và đã bán hết rồi, đến 2018 mới có một số căn nữa, giá 23 tỉ một căn, lúc đó sẽ kêu chị.
Bà Lê Thị Bạch Tuyết nói giá đất đền bù ở Thủ Thiêm
"Nhà nước đền bù cho chúng tôi 18 triệu đồng/m2, mà giờ công ty này họ bán lại giá như vậy. Ép dân quá, trong khi người dân đa số rất nghèo, chỉ thiểu số là giàu. Phải xem lại vấn đề này. 
Chủ đầu tư bán 350 triệu thì ít cũng đền cho chúng tôi 50 triệu đồng/m2", bà Lê Thị Bạch Tuyết nó.
5 giờ trước
Tạm ngưng thu hồi đất tại Thủ Thiêm từ năm 2016
14g30, các đại biểu Quốc hộ nhận gần 50 phiếu đăng ký phát biểu của cử tri. Đây là số phiếu đăng ký kỷ lục vì thông thường ở mỗi buổi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM chỉ có trung bình khoảng 10-20 ý kiến phát biểu.
Quy hoạch Thủ Thiêm làm nóng cuộc tiếp xúc của Đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.
Tổ đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: TỰ TRUNG
Trong phần báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIV, ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó chủ tịch UBND quận 2 cho biết liên quan đến những khiếu nại của người dân về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện nay UBND quận đang chờ  kết quả thanh tra và ý kiến của Thanh tra Chính phủ, UBND TP liên quan đến các vấn đề người dân khiếu kiện. 
Riêng việc thực hiện thu hồi đất tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND quận đã tạm ngưng từ năm 2016.
Quy hoạch Thủ Thiêm làm nóng cuộc tiếp xúc của Đại biểu Quốc hội - Ảnh 2.
Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: TỰ TRUNG
5 giờ trước
Quy hoạch Thủ Thiêm làm nóng cuộc tiếp xúc của Đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trả lời cử tri - Ảnh: Ngọc Khải
Trước khi bước vào phần cử tri phát biểu, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm xin dừng lại vài phút và nói:"Tôi thấy còn rất nhiều cô bác cử tri bên ngoài, đề nghị sắp xếp ghế lại trong hội trường để cử tri vào hội trường được đông đủ nhất".
Tổ đại biểu Quốc hội gồm có bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - chủ tịch HĐND TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP.HCM, bà Trịnh Ngọc Thúy - Phó chánh án TAND TP.HCM. 
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt ngày 4-6-1996 tại Quyết định số 367. 
 Nhiều năm qua, người dân khu vực dự án đã gửi đơn khiếu nại từ cấp thành phố đến cấp trung ương, tập trung vào các vấn đề chính là xác định ranh của dự án và chính sách bồi thường, tái định cư. Người dân cũng bức xúc vì đơn khiếu nại chậm được giải quyết.
Quy hoạch Thủ Thiêm làm nóng cuộc tiếp xúc của Đại biểu Quốc hội - Ảnh 2.
ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (áo xanh bên phải) trả lời cử tri - Ảnh: Tự Trung
5 giờ trước
Người dân đối thoại ngay khi tổ ĐBQH xuất hiện
Dự kiến 14h, buổi tiếp xúc cử tri mới bắt đầu, nhưng ngay từ 12h45, hàng chục cử tri đã có mặt tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị Q2.
Ngay khi tổ Đại biểu quốc hội xuất hiện, nhiều người dân đã tập trung để đối thoại với các ĐBQH. 
Rất đông phóng viên các báo có mặt tại buổi làm việc này.
Cử tri đối thoại với ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm - Video: Tiến Long
6 giờ trước
Mong chờ buổi tiếp xúc để hỏi về ranh quy hoạch
Bắt đầu tiếp xúc cử tri tại quận 2, trả lời về Thủ Thiêm - Ảnh 1.
Từ sáng 9-5, trên bãi đất trống mọc đầy cỏ dại trên đường Lương Định Của, thuộc Khu phố 1, phường Bình Khánh, quận 2, ông Quang (Nguyễn Hồng Quang, bà Nga (Lê Thị Ngọc Nga), bà Tám (Nguyễn Thị Tám), ông Thiện (Lê Tấn Thiện) đã tụ lại bàn bạc, chuẩn bị nội dung cho cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu quốc hội vào buổi chiều cùng ngày.
 Khu vực này, cách nay chục năm còn là khu dân của đông đúc, trong đó có nhà cửa của họ. 
“Khu vực của chúng tôi nằm ngoài qui hoạch”, ông Quang khẳng định chỉ vào ranh đất trên tấm “Sơ đồ điều chỉnh qui hoạch các khu vực không bán nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước Q.2” rất lớn mà ông đem theo. 
“Chúng tôi có nghe nói ông cựu chủ tịch thành phố mới đưa ra bộ bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm phê duyệt lần đầu. Bao năm nay thành phố luôn nói chưa tìm thấy bộ bản đồ ấy. Nay thấy rồi, hy vọng sự việc của chúng tôi sẽ được giải quyết dứt điểm”, bà Nga gạt mồ hôi nói, miệng cười đầy hy vọng.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Không có nhận xét nào: