Phạm
Viết Đào.
Báo
chí chính thống lẫn mạng xã hội đang ồn ào về chuyện chính quyền thành phố Hồ
Chí Minh cho biết, bản đồ quy hoạch khu vực Thủ Thiêm bị thất lạc. Điều khó
hiểu tấm bản đồ quy hoạch này không những không tìm thấy tại các cơ quan chức
năng tại TPHCM mà cả ở Bộ Xây dựng và Trung tâm lưu trữ tư liệu quốc gia, trực
thuộc Chính phủ…
Sự
việc hy hữu này đã gây nên những dư luận trái chiều về chuyện này; Một ông quan
của Thanh tra Chính phủ mạnh mồm và “ hồn nhiên như cô tiên” tuyên bố: “Bản đồ quy hoạch khu vực Thủ Thiêm làm gì có mà mất”;
Còn ông Thứ trưởng Bộ Xây dựng thì lại nói liều như định đóng cột rằng: Bản đồ
quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996, phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm, Huyện
Thủ Đức, TP.HCM, là quyết định phê duyệt tổng thể; Quyết định này được phê
duyệt thông qua Tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT ngày 27/5/1996 về dự án nói trên…là
không còn có giá trị pháp lý nên đã bị thay thế?
Trước những ý kiến của các quan chức đương
nhiệm “nói như đúng rồi” và “hồn nhiên nhưu cô tiên”, buộc lòng chúng tôi phải
tìm lại các quy định pháp lý tại chương 2 của Luật Đất đai 1993.
Đây là cơ sở pháp lý mà các pháp nhân, buộc
phải chấp hành trong đó có Thủ tướng và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào các quy định tại chương 2 của Luật
Đất đai 1993 thì “lập bản đồ địa chính” là quy định số 1 của Điều 13 của Chương 2
quy định các nội dung của công tác quản lý nhà nước.
Nếu như quan thanh tra Chính phủ và một loạt ông cho rằng “ không có tấm bản đồ quy hoạch khu
vực đô thị Thủ Thiêm” được phê duyệt trong Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 thì có nghĩa Thủ tướng đã vi
phạm khoản 1 Điều 13 của Luật Đất đai 1993. Phát ngôn như vậy là nói liều, "cả vú lấp miệng em", là xúc phạm cố Thủ tướng nhiệm kỳ đó là ông Võ Văn Kiệt và chính quyền TPHCM năm 1996?
Bộ máy nhà nước dạo này sao có lắm ông " Trạng Lừa" đến thế !
Bộ máy nhà nước dạo này sao có lắm ông " Trạng Lừa" đến thế !
Xin đưa lại toàn bộ nội dung Chương 2 của Luật
Đất đai 1993:
“Chương
2:
QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Điều 13
Nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:
1-
Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính;
2-
Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất;
3-
Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các
văn bản đó;
4-
Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;
5-
Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất,
thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6-
Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất;
7-
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
1-
Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều
tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất.
2-
Uỷ ban nhân dân chỉ đạo cơ quan quản lý đất đai trực thuộc và Uỷ ban nhân dân
cấp dưới quản lý theo dõi sự biến động về diện tích, loại đất, người sử dụng
đất, kịp thời chỉnh lý các tài liệu về đất đai cho phù hợp với hiện trạng sử
dụng đất ở địa phương mình.
1-
Chính phủ chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi
cả nước.
2-
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức việc
lập bản đồ địa chính ở địa phương mình.
3-
Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
4-
Bản đồ địa chính gốc được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương. Các
bản sao được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn; bản sao có giá trị như bản gốc.
2-
Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong địa phương
mình trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
3-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn
của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ
trách để trình Chính phủ xét duyệt.
4-
Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu
quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai.
a)
Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn,
đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước;
b)
Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
a)
Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch;
b)
Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch.
1-
Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2-
Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
3-
Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ
ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
4-
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
1-
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt.
2-
Yêu cầu sử dụng đất ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và trong thiết kế
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc đơn xin giao đất…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét