Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Đặc khu và Đại biểu Quốc hội; Sập ‘bẫy nợ’: Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng trong 99 năm


Bởi
 AdminTD
 -

1-5-2018

Đảo Phú Quốc. Ảnh: FB Mai Quốc Ấn

Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc “thử nghiệp thể chế” theo mô hình đặc khu. Cũng có một số ĐBQH cũng được “mớm” số như vậy để “đả thông tư tưởng” trước khi biểu quyết.
Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó!
Thứ nhất, Thâm Quyến là một đặc khu duy ý chí. Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Không tranh luận nữa, làm đi!” Vào đầu thập niên 80 và Thâm Quyến đi vào hoạt động năm 1984. Sự duy ý chí đó chỉ có được ở chế độ độc tài toàn trị mang màu sắc Trung Quốc và cũng chỉ phù hợp với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi người dân còn ngu muội và ít tiếp cận thông tin (internet chẳng hạn) để phối kiểm thông tin. Xin nhớ cho, đây là năm 2018 tại Việt Nam chứ không phải 1984 ở Trung Quốc.

Thứ hai, Thâm Quyến tập trung phát triển công nghiệp, ban đầu là công nghiệp nặng. Hiện nay, sau 34 năm, các bước thay đổi về hiện đại hóa, tự động hóa đã khiến Thâm Quyến lột xác. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường tích tụ hơn 30 năm giờ đang phải giải quyết nên con số 400 tỉ GDP trở thành lố bịch nếu tính lại gánh nặng an sinh xã hội, chi phí giải quyết ô nhiễm môi trường, các mâu thuẫn nội tại từ việc thu hồi đất đai,.v.v…
Thứ ba, Thâm Quyến cộng sinh với Hương Cảng (Hongkong). Hongkong từ trước và sau 1997 đều có vai trò quan trọng với sự hình thành và phát triển của Thâm Quyến. Hongkong có kinh nghiệm thương mại quốc tế hơn 100 năm và được nước Anh đầu tư hạ tầng khá chuẩn. Cả Vân Đồn, Bắc Vân Phong lẫn Phú Quốc có gì ngoài đất? Xin thưa, không có gì ngoài đất!
Thứ tư, dòng tiền đổ vào Thâm Quyến là của chính quyền Trung Quốc. Các dòng tiền khác cũng “mang màu sắc Trung Quốc” là chủ đạo, ví dụ Hongkong cũng có đầu tư vào sản xuất ở Thâm Quyến để tối ưu hóa lợi nhuận. Có giao đất và ưu đãi riêng, luật hóa đặc khu mang tính chất chuyên biệt cho nhà đầu tư trong 99 năm thì vẫn không đi xa giấc mộng “một Trung Hoa”. Nhưng nếu dòng tiền đổ vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không phải từ nội lực Việt Nam thì lại là 1 câu chuyện rất khác.
Thứ năm, Trung Quốc sử dụng “ngoại giao nhân dân tệ”- dùng đầu tư, viện trợ hay các cam kết kinh tế (và cả chính trị) đối với các quốc gia nhỏ, yếu thể để “mua” sự ủng hộ của họ. Hình mẫu Thâm Quyến áp dụng vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc là một sự cưỡng từ, đoạt lý không mang tính học thuật. Thứ mà 3 nơi dự kiến làm đặc khu có lẽ không nằm ngoài địa chính trị. Ví dụ, nếu có chiến tranh thì nơi nổ súng đầu tiên là ở đâu khi phân tích về việc tên lửa Trung Quốc bao trùm biển Đông và có thể bắn tới Tp.HCM? Ví dụ từ Bắc Vân Phong đến Cam Ranh (Khánh Hòa) và Đà Nẵng là bao nhiêu km? Ví dụ, Phú Quốc rất rất gần Campuchia- một đối tác “nhiều mặt” của Trung Quốc lẫn Việt Nam. Ví dụ Vân Đồn nằm gần các… đại đoàn nào của Trung Quốc?
Trung Quốc đầu tư vào phim ảnh để những Tinh Võ Trần Chân, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn,… “sống lại” và chiến thắng cao thủ của Nhật, Mỹ, Châu Âu để che giấu nỗi nhục bị xâm.lấn, bị ép cắt đất. Nay họ bành trướng khắp thế giới theo hướng ngược lại để chứng minh “sư tử ngủ say” đã “thức dậy”. Người dạy thú còn có thể bị sư tử xơi tái và hơn 2.000 năm nay đã có bao nhiêu lần con thú khát máu ấy đô hộ và xâm lược dân mình?
Hãy nhìn bức ảnh kèm bài viết này! Đấy là Phú Quốc. Sự luộm thuộm do quy hoạch và “dòng tiền miền Bắc” đổ vào đây đón đầu xu thế đặc khu đã khiến quy hoạch đất đai nơi này tan nát, mâu thuẫn đất đai nhan nhản.v.v.. Đến cả việc cấp bách cần có 1 khu xử lý rác hiện đại cho Phú Quốc còn chưa có thì nói gì đến việc làm đặc khu cho xa xôi?
Với các ĐBQH- những người về lý thuyết là đại diện nhân dân- tôi chỉ muốn nói với họ rằng bất kỳ quyết định nào cũng cần thận trọng. Các vị là Đảng viên, thì hãy nhớ Đảng tồn tại 88 năm từ khi thành lập. Các vị là cán bộ nhà nước, thì hãy nhớ Nhà nước mang màu sắc chủ nghĩa xã hội hiện nay có 73 năm tồn tại từ khi thành lập. Còn đất nước và dân tộc này phải tính bằng nghìn năm chống xâm.lược, chống đô hộ và xây dựng.
Lịch sử. Luôn có những chương nói về lòng ái quốc. Nhưng có những trang sử cũng chỉ dành riêng để nhắc tên bọn bán nước, kể cả bán nước bằng nút bấm biểu quyết. Và lịch sử của mai sau luôn bắt đầu từ hôm nay…
Lịch sử là Nhân- Quả, luôn khách quan và không ai thoát khỏi quy luật ấy cả!

Sập ‘bẫy nợ’: Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng trong 99 năm


 -
Bắc Kinh đã ký được hợp đồng thuê cảng biển Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm. Đây là một điều kiện trong thỏa thuận giảm nợ cho Sri Lanka, khi mà người ta đang nhắc đến Trung Quốc với một khái niệm mới: Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ, sau khi Trung Quốc mua dần các cảng biển chiến lược ở Piraeus (Hy Lạp), Darwin (Úc) và Djibouti (châu Phi).
Thiếu nợ, Sri Lanka giao cảng chiến lược cho Trung Quốc
Đối với Bắc Kinh, dự án cảng Hambantota là một bước đệm của sáng kiến ​”​Vành đai và Con đường”.
Chiến lược ngoại giao bằng “bẫy nợ”Tháng 12/2017, Sri Lanka không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc, quốc gia này đã buộc phải chính thức bàn giao cảng Hambantota chiến lược của họ cho Trung Quốc tiếp quản.
Đây là bằng chứng về chiến lược ngoại giao bằng “bẫy nợ” cực kỳ lợi hại của Trung Quốc – một nước cờ quan trọng của sáng kiến “Vành đai và Con đ​ường” của Trung Quốc, mà Tập Cận Bình gọi đó là “dự án của thế kỷ” .
Không giống như các khoản cho vay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các khoản cho vay của Trung Quốc được đảm bảo bởi các tài sản tự nhiên có tầm quan trọng chiến lược với giá trị dài hạn cao (ngay cả khi các tài nguyên ấy thiếu giá trị kinh tế hiện thời).
Ví dụ, cảng Hambantota chiến lược của Sri Lanka nằm giữa các tuyến thương mại liên kết Ấn Độ Dương với Châu Âu, Châu Phi, và kết nối Trung Đông đến châu Á. Để đổi lấy tài chính và cơ sở hạ tầng mà các quốc gia nghèo hơn cần, Trung Quốc đòi hỏi sự tiếp cận thuận lợi tới tài nguyên thiên nhiên của những nước này, từ tài nguyên khoáng sản cho đến các cảng biển chiến lược.
Sri Lanca
Sri LancaVị trí cảng Hambantota của Sri Lanca.
Hơn nữa, trường hợp của Sri Lanka đã minh hoạ rõ rệt về khả năng sử dụng “bẫy nợ” để trói buộc các quốc gia “đối tác” của Bắc Kinh. Thay vì tài trợ hoặc cho vay ưu đãi, Trung Quốc cung cấp các khoản vay lớn liên quan đến dự án theo lãi suất thị trường, với các điều khoản thiếu minh bạch, và thường rất ít hoặc không có đánh giá tác động của dự án đến môi trường và xã hội. Như Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết gần đây, với sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đang nhằm hướng đến xác lập “các quy tắc và chuẩn mực riêng của mình.”
Để tăng cường vị thế hơn nữa, Trung Quốc khuyến khích các công ty trong nước đấu thầu mua toàn bộ các cảng biển chiến lược ở bất cứ nơi đâu có thể. Cảng Piraeus là một ví dụ, nằm ở biển Địa Trung Hải, cảng Piraeus của Hy Lạp là cửa ngõ quan trọng của hàng hóa vào châu Âu, năm 2016, nó đã được một công ty Trung Quốc mua lại với giá 436 triệu USD, trở thành một mắt xích “đầu rồng” cho tham vọng vươn vòi đến châu Âu của Bắc Kinh.
Bằng cách sử dụng “mồi câu” tài chính theo cách này, Trung Quốc đã bắn một mũi tên trúng hai đích. Thứ nhất, nó giúp giải quyết tình trạng dư thừa sản xuất trong nước bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Thứ hai, nó gia tăng lợi ích chiến lược quốc gia, bao gồm mở rộng ảnh hưởng ngoại giao, tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ và đạt được lợi thế tương đối so với các cường quốc khác.
Trung Quốc – một đế quốc chủ nợ kiểu mớiCách tiếp cận “diều hâu” của Trung Quốc – và sự hả hê khi tiếp quản cảng Hambantota – thật là mỉa mai khi nhìn lại lịch sử. Trong các mối quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn như Sri Lanka, Trung Quốc đang diễn lại âm mưu đã từng chống lại chính nước này trong giai đoạn thuộc địa của châu Âu, bắt đầu từ cuộc chiến thuốc phiện vào năm 1839-1860 và kết thúc vào năm 1949, một thời Trung Quốc cay đắng khi nhắc đến “thế kỷ của sự nhục nhã.”
Trung Quốc từng miêu tả việc khôi phục lại chủ quyền đối với Hồng Kông vào năm 1997 – sau hơn một thế kỷ dưới thuộc địa của Anh – là làm chính lại một bất công lịch sử. Tuy nhiên, như sự tiếp quản cảng Hambantota cho thấy, Trung Quốc hiện đang thực hiện chủ nghĩa thực dân mới theo kiểu mà họ đã bị mất Hồng Kông trước đây. Rõ ràng lời hứa của ông Tập Cận Bình về “trẻ hóa đất nước Trung Quốc” là không thể tách rời khỏi sự xâm lấn chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn.
Cũng như các cường quốc của đế quốc châu Âu đã sử dụng ngoại giao tàu chiến để mở rộng thị trường mới và các tiền đồn thuộc địa, Trung Quốc sử dụng nợ chính phủ để “uốn cong” các quốc gia khác theo ý muốn của họ, mà không cần súng ống.
Giống như thuốc phiện người Anh từng xuất khẩu sang Trung Quốc, các khoản cho vay dễ dãi của Trung Quốc cũng là chất gây nghiện. Và bởi vì Trung Quốc chọn các dự án theo chiến lược giá trị dài hạn của họ, do đó, các dự án này có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn không đủ để các nước trả nợ. Điều này cho phép Trung Quốc tăng thêm đòn bẫy nợ, điều có thể sử dụng để buộc nước đi vay phải hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu, qua đó mở rộng dấu vết toàn cầu của Trung Quốc bằng cách nắm thóp một số lượng ngày càng tăng các quốc gia mang nặng nợ.
Thậm chí các điều khoản của hợp đồng thuê cảng Hambantota trong 99 năm cũng lặp lại những điều mà các đế quốc phương Tây đã từng sử dụng để bắt buộc Trung Quốc cho thuê đất. Vào năm 1898, Anh đã thuê khu Tân Giới (New Territories) của Trung Quốc trong 99 năm, khiến cho vùng địa giới Hồng Kông được nới rộng thêm 90%.
Hiện tại, Trung Quốc cũng đang áp dụng khái niệm thuê 99 năm của đế quốc Anh năm xưa. Thỏa thuận cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota đã được thông qua vào mùa hè năm nay, trong đó Trung Quốc cam kết sẽ giảm 1,1 tỷ USD nợ cho chính phủ Sri Lanka.
Vắt kiệt tài nguyên của các quốc gia bị sập “bẫy nợ”Trước đó vào năm 2015, một công ty Trung Quốc đã ký được hợp đồng thuê 99 năm đối với cảng nước sâu Darwin của Úc – nơi đóng quân của hơn 1.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ – với giá trị 388 triệu USD (506 đô la Úc).
Tương tự, sau khi cho quốc gia châu Phi Djibouti vay hàng tỷ đô đến mức ngập nợ, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của nước này trong năm 2017. Căn cứ này tuy nhỏ nhưng mang tính chiến lược quan trọng, chỉ cách căn cứ hải quân Mỹ vài km – cơ sở quân sự thường trực duy nhất của Mỹ ở Châu Phi. Bị mắc kẹt trong khủng hoảng nợ, Djibouti không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho Trung Quốc thuê đất với mức giá 20 triệu USD/năm. Trung Quốc cũng đã sử dụng “bẫy nợ” đối với Turkmenistan (một quốc gia tại Trung Á) để khai thác khí tự nhiên của nước này thông qua một đường ống dẫn khí mà phần lớn dẫn sang Bắc Kinh.
Một số quốc gia khác như Argentina, Namibia hay Lào đều bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, buộc những nước này phải đối mặt với những quyết định đau đớn để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ. Khoản nợ nần của Kenya với Trung Quốc giờ đây đang đe dọa biến cảng Mombasa tấp nập – cửa ngõ vào Đông Phi – thành một Hambantota khác.
Những kinh nghiệm này nên được nghiêm túc coi như một lời cảnh báo rằng sáng kiến Vành đai và Con đường về cơ bản là một dự án đế quốc nhằm mục đích hoàn thành tham vọng bành trướng hoang đường của Trung Quốc. Các quốc gia bị nô lệ nợ cho Trung Quốc có nguy cơ mất cả tài sản thiên nhiên có giá trị nhất lẫn chủ quyền của họ.
Găng tay gai bọc nhung khổng lồ của đế quốc mới này che giấu một nắm đấm sắt – một thứ với sức mạnh vắt kiệt sức sống ra khỏi các quốc gia nhỏ hơn.
(Tri thức VN)

Không có nhận xét nào: