Tác giả: MẠNH ĐẠI QUÂN ( Hoàng Triệu Hải)
(Tham luận tại hội thảo "Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch" tổ chức tại Hà Nội ngày 2/6/2018)
ĐI TÌM CỘI NGUỒN KINH DỊCH
Đã có rất nhiều Học giả, các nhà nghiên cứu, Giáo Sư, Tiến sỹ công bố những nghiên cứu rất bài bài và sâu sắc về nguồn gốc của Kinh Dịch cũng như sự liên quan chặt chẽ giữa Kinh Dịch và Lịch sử 5000 năm Văn Hiến của người Việt. Tuy nhiên, sự đóng góp đó dường như chưa đủ để minh chứng cho nguồn gốc của một trong những kì quan thuộc về nền Văn minh Phương Đông mà chủ nhân đích thực chính là nền Văn minh Lạc Việt 5000 năm lịch sử. Sự khó khăn lớn nhất chính là chúng ta không có bất kì một bằng chứng và tài liệu lịch sử nào liên quan tới Kinh Dịch của người Việt, ngoại trừ việc lưu truyền thông qua văn hóa truyền thống, văn hóa tín ngưỡng và huyền sử.
Đại đa số những người học và nghiên cứu Kinh Dịch hiện nay đều cho rằng việc đi tìm cội nguồn của Kinh Dịch là việc làm không cần thiết bởi không quan trọng bằng việc hiểu và ứng dụng Dịch. Cho dù có tìm được hay không tìm được nguồn gốc của Kinh Dịch thì cũng chẳng thể đăng ký bản quyền hay thay đổi được tuyên bố nguồn gốc và sở hữu của người Trung Hoa, kể cả khi chính người Trung Hoa cũng không giải thích được nguồn gốc mơ hồ do chính họ tạo ra. Việc đi tìm nguồn gốc Kinh Dịch chính là để giải mã toàn bộ hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành – một lý thuyết khoc học cổ xưa nhất của nền văn minh loài người. Trên cơ sở đó sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể về quá trình lịch sử của nền văn minh Lạc Việt huyền vỹ một thời bên bờ Nam sông Dương Tử.
1. Lịch sử hình thành
Trích dẫn từ nguồn Wikipedia:
“Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (伏羲 Fú Xī). Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ (禹 Yǔ) nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 lìu shí sì gùa), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.
Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng (歸藏 Gūi Cáng; còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn (坤 kūn) trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (乾 qián) (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ (卦辭 guà cí) và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.
Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ (爻辭 yáo cí), để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN).
Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực (十翼 shí yì), để chú giải Kinh Dịch. Ông nói "Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn."[1]. Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝 Hàn Wǔ Dì) của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện (易傳 yì zhùan), và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch (周易 zhōu yì)”
Theo các nguồn thông tin khác thì Liên Sơn Dịch được cho là có từ thời Thần Nông (2737BC – Liên Sơn Thị hay còn gọi là Thần Nông thị) , Qui Tàng có từ thời Hoàng Đế (2699BC). Cuốn Liên Sơn Dịch được cho là có khoảng 10 tập- 80 ngàn chữ và được làm ra vào thời nhà Hạ dựa trên bát quái của Phục Hi.
Trong ba bộ Kinh Dịch thì Liên Sơn Dịch và Qui Tàng Dịch được cho là thất lạc cho dù vẫn có sách về hai bộ Kinh này. Chỉ còn Chu Dịch được coi là đại diện cho dù về mặt lịch sử hình thành thì Chu Dịch được ra đời sau cùng, vào thời nhà Chu .
Như vậy, Kinh Dịch hay 64 trùng quái phải có mặt ít nhất là từ thời Thần Nông tức Liên Sơn thị (2737-2699 BC).
Kinh dịch bao gồm 64 quẻ được lập nên từ 8 Quái được cho là do Vua Phục Hy (2800-2737 BC) sáng tạo ra. Đây là một vị Vua không có thực và chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Tới đây chúng ta bắt đầu thấy sự mơ hồ và mù mờ trong nguồn gốc của Bát quái.
Tiếp tục đi ngược dòng lịch sử, phải có Tứ Tượng rồi mới có Bát Quái, nhưng trước khi có Tứ Tượng lại phải có Lưỡng Nghi và Thái Cực.
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng
Tứ Tượng biến hóa vô cùng.
Như vậy, Bát quái là một sản phẩm được sinh ra từ học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Bát quái thể hiện sự nhận thức của con người với sự vận động của vạn vật xung quanh mình. Bát quái là một siêu công thức được sinh ra từ học thuyết ADNH, và học thuyết ADNH mang tính bao trùm Vũ trụ.
Triết lý về Âm Dương được cho là do Phục Hy sáng tạo ra, và cũng có nguồn ghi rằng do Đạo Giáo (400BCE) sáng tạo nên do được tiếp thu từ nhà Chu (1040 BCE).
Phục Hy là nhân vật huyền thoại không có thực trong lịch sử và không thể nào một học thuyết lại được tạo ra từ một nhân vật không có thật. Còn nếu Đạo Giáo sáng tạo ra hoặc giả như được tiếp nhận được từ nhà Chu thì đúng là “Sinh Con rồi mới sinh Cha, sinh Cháu giữ nhà rồi mới sinh Ông” bởi người ta không thể sáng tạo ra bát quái , Kinh Dịch rồi mới sáng tạo ra thuyết Âm Dương ngũ hành.
Âm Dương trích từ nguồn wiki
“Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu. Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) mà cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo và được ghi chép trong kinh dịch (2800 TCN). Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của "âm dương gia", một giáo phái của Trung Quốc. Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý-lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào thế kỷ thứ 3 nên không thể sáng tạo âm dương được
Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam". ("Phương Nam" ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam. Xem thêm dân tộc Việt Nam để biết thêm khu vực của người Cổ Mã Lai sinh sống.) Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ: 1. "Đông tiến" là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu (phía tây) xuống hạ lưu (phía đông) của sông Hoàng Hà; 2. "Nam tiến" là thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà (phía bắc) xuống phía nam sông Dương Tử. Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam.
Cư dân phương nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - "đất sinh, trời dưỡng". Chính vì thế mà hai cặp "mẹ-cha", "đất-trời" là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Về mặt ngôn ngữ học, "âm dương" là phát âm của yin yang trong tiếng Hán, nhưng chính tiếng Hán để chỉ khái niệm âm dương lại vay mượn từ các ngôn ngữ phương Nam trước đây. Ví dụ, so sánh yang với giàng (trong tiếng Mường), yang sri (thần lúa), yang Dak (thần nước), yang Lon (thần đất) (trong tiếng của nhiều dân tộc Tây Nguyên); so sánh yin với yana (tiếng Chàm cổ, ví dụ Thiên Yana = mẹ trời), ina (tiếng Chàm hiện đại), inang(tiếng Indonesia), nạ (tiếng Việt cổ, ví dụ: nạ ròng = người đàn bà có con, hay tục ngữ Việt Nam: "Con thì na, cá thì nước"),... thì thấy rõ điều đó. Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp "mẹ-cha" và "đất-trời" này, người ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, các cặp này lại là cơ sở để suy ra vô số các cặp mới.
Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư duy phân tích, siêu hình còn phương Đông chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện chứng. Nhưng nếu xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ thấy phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thì ngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân tích. Triết lý âm dương bắt nguồn từ phương Nam, nhưng đối với các dân tộc Đông Nam Á, do tính phân tích yếu nên họ chỉ lại ở tư duy âm dương sơ khai mang tính tổng hợp. Trong khi đó khối Bách Việt đã phát triển và hoàn thiện nó. Tổ tiên người Hán cũng vậy, sau khi tiếp thu triết lý âm dương sơ khai, họ cũng phát triển nó nhưng do năng lực phân tích của họ mạnh hơn năng lực phân tích của người Bách Việt mà từ triết lý âm dương ban đầu, người Bách Việt và người Hán đã xây dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành). Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương Nam) lại cho rằng: "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: "ba mặt một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản"...
Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ trụ như sau: "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, "tứ đại", "tứ mã", "tứ trụ",... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng "âm dương - ngũ hành - bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có lẽ là một sai lầm, nhưng theo quan niệm trong phong thủy thì " lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh ngũ hành, ngũ hành sinh vạn vật" ngũ hành lại được sinh từ bát quái ứng với Đoài-Càn (kim),Tốn-Chấn(mộc),Khảm(thủy),ly(hỏa),Cấn-Khôn(thổ) tạo thành vòng tuần hoàn luôn bổ trợ lẫn nhau nhưng vì một số bất cập nên không được nhiều người biết đến, vào thời nay phong thủy đa số đều dùng cách này để đọc phong thủy.
(Hết trích dẫn)
Tôi chưa thấy thuyết phục từ chứng cứ về cách lập luận số chẵn – lẻ của người viết trên thư viện mở WIKI nhưng đây là một bằng chứng cho thấy ngày càng nhiều người nhận ra rằng Âm Dương Ngũ Hành, Hà Đồ-Lạc Thư-Bát Quái-Kinh Dịch không thể được tạo ra bởi người Trung Hoa. Ngay từ những thời điểm mà người Trung Hoa cố gắng hợp thức hóa nguồn gốc và tác giả của học thuyết Âm Dương nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy sự lộn xộn và mù mờ trong chính những gì họ công bố.
THÁI CỰC ĐỒ (ÂM DƯƠNG ĐỒ HÌNH)
1. Dấu tích lịch sử:
Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại thì Thái cực đồ hình (Taijitu 太極圖) được biết tới do Chu Đôn Di Zhou Dunyi (周敦頤 1017–1073) đời Tống (960-1279) sáng tạo ra cùng với cơ sở Học thuyết Thái cực . Đồ hình Thái Cực này được coi là đồ hình đầu tiên mô tả Thái Cực sinh Lưỡng Nghi do được ghi chép và lưu giữ nguồn gốc. Đồ hình H1 là đồ hình đượcJoseph Adler chụp từ nguyên gốc trong cuốn Thông Thư (通書) của Chu Đôn Di.
Trong suốt thời kì nhà Minh (1368–1644), Đạo giáo lúc đó rất phát triển và dựa trên nền tảng Đạo giáo đã có rất nhiều sáng tạo Thái Cực đồ hình mô tả cơ sở học thuyết của họ lúc đó.
Trong khi nguyên gốc đồ hình của Chu Đôn Di sử dụng các vòng tròn thì trong thời kì nhà Minh (1368-1644) bắt đầu xuất hiện các đồ hình vòng xoáy.Đồ hình có vòng xoáy sớm nhất được cho là của Triệu Huy Khiên - Zhao Huiqian (趙撝 , 1351–1395) trong cuốn Lục Thư Bản Nghĩa viết năm 1370s thuộc bộ Tứ Khố Toàn Thư. Đồ hình này được ghép thêm với bát quái và được được gọi là Thái Cực Hà Đồ . Tới cuối đời nhà Minh thì mới xuất hiện thêm hai chấm bên trong thay bởi hai hình giọt nước, và được sử dụng rộng rãi trở thành Vũ Trụ Quan của người Trung Hoa.
H1: Chu Đôn Di đồ hình H2: Triệu Huy Khiêm Đồ hình
LAI TRÍ ĐƯC (來瞿唐 / 来瞿唐, 1525–1604) sau đó lại thiết kế lại Thái Cực Hà Đồ dựa trên khuôn mẫu của biểu tượng Phật giáo Tây tạng Gankyil
H4: Lai Zhide vs Gankyil
THÁI CỰC ĐỒ HIỆN ĐẠI
Vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20, người Trung Hoa công bố rộng rãi Thái Cực đồ hình với hai vòng xoáy của thời Minh và gọi đó là Đồ Hình Âm-Dương. Khoảng từ những năm 1960 thì Âm Dương Đồ Hình được thêm vào hai chấm ở mỗi xoáy cùng kết hợp với Hà Đồ được sử dụng rộng rãi. Đồ hình này được dùng trong thiết kế và nhận diện của môn Thái Cực Quyền từ những năm 1970 để thể hiện tinh thần của bộ môn này.
2. DẤU HIỆU TỪ ROMAN
Tại Rome, người ta tìm thấy dấu tích của Âm Dương Đồ Hình trên khiên và phù hiệu của Kỵ Binh của đế chế La Mã (AD 430). Trong bài viết "The Ying-Yan Among The Insignia of The Roman Empire - Âm Dương Đồ Hình bên trong dấu hiệu của Đế Chế La Mã" của Giovanni Monastra, người đã phát hiện ra dấu hiệu của Đồ Hình này từ thư tịch cổ có tên là "Notitia Dignitatum Omnium tam Civilium quam Militarium " được viết từ cuối thế kỷ thứ 4 đầu thế kỉ thứ 5.
Trong cuốn thư tịch cổ này, ngoài việc viết về các đơn vị hành chính và quân sự của Đế chế La Mã người ta tìm thấy rất nhiều ký hiệu và đồ hình cùng 4 màu sắc Đỏ-Xanh-Vàng-Trắng thể hiện thế giới Siêu hình, Tôn giáo và Tri thức.
Ở trang tiếp theo, người ta lại tìm thấy Thái Cực Đồ của Chu Đôn Di theo hình ảnh dưới đây (hình thứ ba hàng thứ ba từ dưới lên)
Theo tác giả, không có một nhà nghiên cứu La Mã Cổ nào kể cả nhà nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Á Đông Franz Cumont phát hiện và đặt ra câu hỏi nghi vấn này ? liệu có phải đây là Thái Cực Đồ hay Âm Dương Đồ Hình của Á Đông xuất hiện trong Đế chế La Mã.
Ngay cả đối với giới khoa học và nghiên cứu khảo cổ tại Châu Âu, không một ai đề cập tới vấn đề này và chủ yếu họ tìm hiểu sự giao thoa giữa các nền văn hóa cổ đại và tác giả cho rằng đây là một sai lầm.
Ra đời đầu tiên vào thời kì Joseon 1882, được nói rõ sử dụng "BAT QUAI DO" cho Hoàng Gia. Vậy từ thế kỉ 18, Thái Cực Đồ của người Việt đã được biết tới và sử dụng tại Hàn Quốc
4. Đặt lại vấn đề
Trong cuốn " Reconstructing the confucian dao" của Adler Joseph tạm dịch là Tái Thiết Đạo Khổng, chương năm trang 153, tác giả viết :" Mặc dù cho tới nay, sự xuất hiện của học thuyết Âm Dương được coi là nguồn gốc của Thái Cực Đồ vào thời Chu Hi ( 朱熹, October 18, 1130 – April 23, 1200) và Chu Đôn Di (周敦頤; Zhou Dunhyi; 1017–1073) có được học thuyết này từ Đạo Giáo. Chu Đôn Di và những người theo ông ta luôn khẳng định Chu Đôn Di là người sáng tạo ra Thái Cực Đồ. Chu Hi thì không chấp nhận học thuyết của Chu Trấn -hay Chu Hoàng - Hậu Lương Mạt Đế (Zhu Zhen (朱瑱) (October 20, 888–November 18, 923) cũng như đồ hình từ Đạo Giáo bởi theo Chu Hy, nó phá hoại tính đặc thù của Khổng Giáo.
Trang 154, tác giả lại viết " Câu hỏi đặt ra là Thái Cực Đồ Hình của Chu Đôn DI lại được đem ra tranh luận kịch liệt suốt từ thế kỷ thứ 12. Theo ghi chép thì học thuyết đáng lưu ý nhất là của Chu Hoàng, và truyền cho Đôn Di thông qua Mục Tu ( Mu Xiu 穆修, 979–1032). Mục Tu là quan Trung phẩm chết khi Chu Đôn Di mới 15 tuổi: Mục Tu nhận được từ Chủng Phóng ( Chong Fang 种放956-1015) là một quan lại triều đình từ quan ẩn dật. Chủng Phóng học được Trần Đoàn Lão Tổ.
Trần Đoàn ghi lại rằng, ông thu nhận được rất nhiều đồ hình trong đó bao gồm Quẻ, Quái trong Kinh Dịch được truyền bá rộng rãi bởi Thiệu Ung ( 邵雍 Shao Yung; 1011–1077) và Chu Hy . Một điều khá quan trọng là Tiên Thiên Đồ của Phục Hy được cả Thiệu Ung và Chu Hi.
Chu Trấn đã đưa các đồ hình vào lý thuyết này từ trước, tới năm 1134 tức là 61 năm sau khi Chu Đôn Di chết thì những nguồn gốc lý thuyết của ông ta đều không xác định và tính xác thực về những gì ông ta đưa ra đáng để tranh luận.
Thêm một sự liên hệ rõ ràng tới Đạo giáo là một khả năng Thái Cực Đồ bị ảnh hưởng từ Phật giáo bởi Chu Đôn Di được biết là Thầy cũng như bạn của Ông ta đều theo đạo Phật. Người được nhắc tới nhiều nhất là Thọ Nhai (Shou Ya) chùa Helin tại Runzhou (tỉnh Jiangsu), nơi Chu Đôn Di sống một thời gian những năm 20 tuổi. Theo Triều Thuyết Chi (Chao Yuezhi 1059-1129), Thọ Nhai dạy Chu Đôn Di nhưng dạy những gì thì không biết và Chu có phải là người KHÔNG theo Đạo Phật cũng đầy hoài nghi .
Có một yếu tố đặc trưng của Phật giáo ảnh hưởng tới Thái Cực Đồ, là Guifeng Zongmi (圭峰 宗密 780-841) là nhà người Nhật dạy Phật giáo thời nhà Đường, là ông Tổ của Thiền Tông và Hoa Nghiêm Tông. Một trong những tựa hay sử dụng trong tác phẩm về Thiền Tông chính là Đồ hìnhcủa sự Khai Sáng, yếu tố Siêu Hình đại diện cho tàng Vô Thức. Nó chính là sự nhận diện cho Thái Cực Đồ. Tuy nhiên, Chu Hi bỏ hình tròn nhỏ vào giữa Đồ hình này và nói rằng nó đại diện cho Thái Cực.
(Đồ hình của Tsungmi )
Đồ hình này được tìm thấy từ tàng thư tại hang Mogao, Dunhuang xác định là năm 952.
Như vậy, đây là bằng chứng cho thấy Đồ hình Chu Đôn Di có nguồn gốc từ Phật giáo.
Như vậy, chúng ta có thể thấy đồ hình ÂM DƯƠNG ngày nay chỉ mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu TK 20. Nó không thể hiện được tính minh triết của lý thuyết Âm Dương mà là thể hiện qua tư duy và lý thuyết của Đạo giáo. Thế nhưng rất nhiều tác giả vẫn khăng khăng cho là, hai chấm đen trong lưỡng nghi thể hiện Thiếu Âm và Thiếu Dương là từ thời Chu Đôn Di, khi mà ngay cả Chu Đôn Di cũng không được coi là người tạo ra Thái Cực Đồ.
Phế tích tại Chichen izta từ nền văn minh Aztecs. Dấu hiệu âm dương Việt lại tiếp tục xuất hiện trên các cong trình kiến trúc tại thánh địa của người Maya !
Cổ vật từ nền văn minh maya cổ đại tìm thấy tại Ecuador
Con Cá Vettersfelde hay là witaszkowo ( một thành phố tại Ba lan) nơi con cá được tìm thấy. Đây là con cá được làm khoảng 500 năm trước công nguyên do người Scythians (gốc iran) chế tạo từ vàng nguyen chất.
Một loại vũ khí của người Maori , thổ dân new Zealand
Đây là viên đá cổ thuộc kỳ đồ đá mới Neolithic 10200 năm Bc và kết thúc khoảng 4500Bc được tìm thấy ở Knowth- Ireland, được gọi là viên đá mặt trăng
Dấu tích đồ hình âm dương Việt trên họa tiết trang phục trong nền văn minh Trylolye 5400-2750 TCN. (nay thuộc nước cộng hòa Moldova, Romania và Ukraina)
ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG ĐẠO HINDU
“Thái cực sinh lưỡng nghi
Lưỡng nghi sinh tứ tượng
Tứ tượng biến hoá vô cùng”
Âm Dương Ngũ Hành vỗn vẫn được biết tới là một nền tảng lý thuyết của nền văn minh Đông phương. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi thì ADNH là một lý thuyết thuộc về một nền văn minh cổ của nhân loại đã bị huỷ diệt, và mỗi một nền văn minh sau này nắm giữ một mảnh của lý thuyết vĩ đại đó.
Qua các nghiên cứu cá nhân, tôi vô tình phát hiện ra sự mô tả lý thuyết ADNH trong đạo HINDU, một trong những Đạo lâu đời nhất và cũng là Đạo có nhiều CHÚA Trời nhất (khoảng 330 triệu vị Thần).
Một trong những biểu tượng có trong các ngôi Đền Hindu, đó là biểu tượng LINGA SHIVA, biểu tượng của sự Huỷ Diệt và Tái Sinh.
Nếu dịch nghĩa từ Dương Vật trong ngôn ngữ Hindi (Sanskrit), thì sẽ là từ SHISHNAM, không phải là từ Linga. Sự hiểu sai ngay từ chính người theo Đạo Hindu cũng do bởi sự cố tình làm sai lệch ý nghĩa, xuất phát từ những kẻ xâm lược và muốn huỷ diệt Hindu giáo.
Biểu tương này là thể hiện sự bất tử của Thần Shiva nhưng từ sự sai lệch dẫn tới từ này mang ý nghĩa khác,
Từ Yoni cũng vậy, có nghĩa là Mẹ Thiên Nhiên, là biểu tượng của sự sinh sôi nhưng lại được hiểu sai thành bộ phận sinh dục phụ nữ. Đây là hình tượng của Thần Parvati, vợ của Thần Shiva.
1. Tại Ấn độ, Nepal: Linga hình tròn và Yoni cũng hình tròn. Trên Linga có biểu tượng ba gạch liền và hình tượng Con Mắt thứ Ba ở giữa. Con mắt này đều xuất hiện trên Trán của Thần Shiva thể hiện sự thông hiểu, là ý thức, nhận thức, là sự xuyên suốt. Đây cũng chính là mô tả hình thái của Vũ Trụ
a. Thần Shiva-hình Tròn và chạm khắc mặt của vị Thần này- Là vị thần của sự huỷ diệt,sự tái sinh, là công lý, phán xét.
b. Thần Visnu-Bát giác, là vị thần của sự che trở, bao bọc, bảo vệ
c. Brahma-hình Vuông. là đấng sang tạo.Là vị thần tạo ra nguồn gốc của con người.
d. Yuni: địa cầu, đất Mẹ
Biểu tượng Yoni: Là tượng của Trái Đất, là Mẹ,thuộc ÂM. Tuy nhiên Yoni ở vùng ĐNA như Campuchia, Vietnam thì lại là hình Vuông – Là quẻ Khôn,.
Vẫn là hình Tròn và Vuông trong Lý Học Đông Phương thể hiện sự Sinh Sôi, Sáng Tạo, là hình tượng của Cha –Mẹ. Tuy thể hiện qua nhiều hình thể khác nhau do ảnh hưởng của tôn giáo nhưng về bản chất vẫn là sự mô tả nhận thức của con Người với Vũ Trụ quan.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy đâu đó có sự xuất hiện của Tứ Tượng và Bát quái trên Linga. Ví dụ Linga tại Nepal, tượng bát quái mô phỏng bằng bông hoa Sen
Theo các tài liệu nghiên cứu thì các vị Thần Hindu giáo được đặt tên cho các Chòm Sao Hoàng Đạo của chiêm tinh học Vệ Đà vào khoảng 5000 năm trước công nguyên. Do đó, Thiên Chúa giáo cũng nhận được ảnh hưởng của biểu tượng Linga (Âm Dương) và hình dưới chính là quảng trường Thánh Peter tại Vatican.
Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là lý thuyết gốc để rồi từ đó chúng ta mới có các bộ môn ứng dụng như lịch Can Chi, Kinh Dịch, Địa Lý, Tử Vi, vv..Người Trung Quốc tin rằng học thuyết ADNH cùng những bộ môn ứng dụng đó là do tổ tiên họ sáng tạo ra, từ những nhân vật thần thoại như vua Phục Hy nửa người nửa rắn hay linh vật như Long Mã , Rùa thần.
Người Trung Hoa kể rằng vua Phục Hy - thời tam Hoàng ngũ Đế , là thủy tổ của loài người (nhưng không xác định được là thần hay là người) niên đại khoảng năm 2852–2737 TCN (nguồn Wiki) . Phục Hy là người tạo ra Bát Quái, Hà Đồ , Kinh Dịch và Tiên Thiên bát quái đồ. Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng vào thời kì niên đại khoảng 3000 năm TCN thì đã tồn tại các nền văn minh khác, và cùng thời với nền Văn Minh Lạc Việt của Vua Hùng (2879 TCN)
Câu hỏi là :
• Càn hệ (Hùng Dynasty I, c. 2879 – 2794 BC)
• Khảm hệ (Dynasty II, c. 2793 – 2525 BC)
• Cấn hệ (Dynasty III, c. 2524 – 2253 BC)
• Chấn hệ (Dynasty IV, c. 2254 – 1913 BC)
II. Kỷ Phùng Nguyên (2000–1500 BC)
• Tốn hệ (Dynasty V, c. 1912 – 1713 BC)
• Ly hệ (Dynasty VI, c. 1712 – 1632 BC)
• Khôn hệ (Dynasty VII, c. 1631 – 1432 BC)
III. Kỷ Đồng Đậu (1500–1100 BC)
• Đoài hệ (Dynasty VIII, c. 1431 – 1332 BC)
• Giáp hệ (Dynasty IX, c. 1331 – 1252 BC)
• Ất hệ (Dynasty X, c. 1251 – 1162 BC)
• Bính hệ (Dynasty XI, c. 1161 – 1055 BC)
IV. Kỷ Gò Mun (1100–800 BC)
• Đinh hệ (Dynasty XII, c. 1054 – 969 BC)
• Mậu hệ (Dynasty XIII, c. 968 – 854 BC)
• Kỷ hệ (Dynasty XIV, c. 853 – 755 BC)
V Kỷ Đông Sơn (800–258 BC)
• Canh hệ (Dynasty XV, c. 754 – 661 BC)
• Tân hệ (Dynasty XVI, c. 660 – 569 BC)
• Nhâm hệ (Dynasty XVII, c. 568 – 409 BC)
• Qúy hệ (Dynasty XVIII, c. 408 – 258 BC)
Không có Âm Dương Ngũ Hành, Bát Quái, Can Chi thì làm sao Tổ Tiên của Việt tộc lại sử dụng tri thức đó cho chính các thời kỳ trị vị, Hiến pháp (Hồng Phạm Cửu trù), lịch Can Chi, Lạc thư Hoa Giáp (nạp âm 60 năm khởi từ Giáp Tý) ?
Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành của nền Văn Minh Lạc Việt đã phải có từ trước khi Thủy Tổ của Việt tộc -Vua Kinh Dương Vương lâp quốc tới nay là 4896 năm.
Người Trung Quốc sau khi Tần Thủy Hoàng xâm chiếm và hủy hoại toàn bộ nước Văn Lang để thống nhất Trung Quốc, đốt sách và hủy hoại nền văn minh Lạc Việt nhằm viết lại lịch sử. Ông ta đã không lấy được đầy đủ học thuyết ADNH từ nền văn minh Lạc Việt nên sau đó hễ cứ lấy được mẩu nào thì gắn truyền thuyết vào mẩu đó mà không có tính hệ thống nên đã trở thành sự chắp vá, thậm trí gán cả vào các truyền thuyết mơ hồ. Cái nào tìm được trên khảo cổ hay văn bản cổ thì họ công bố luôn mà không cần tìm hiểu nguồn gốc trước đó, ví dụ như hệ thống toán học cổ và Lạc Thư-Hà Đồ. Cho nên Ông Cha ta mới tạo ra chuyện Sinh con rồi mới sinh cha,Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh Ông để nhắn nhủ cho thế hệ con cháu đi tìm sự mâu thuẫn trong nguồn gốc của học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH của người Trung Hoa cũng như tìm lại Cội nguồn đích thực của học thuyết này.
( Nguồn: DIỄN ĐÀN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG)
( Nguồn: DIỄN ĐÀN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét