Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

NHỮNG ĐIỀU DƯỚI NÀY LÀ GÌ HẢ ÔNG NGUYỄN CHÍ DŨNG; SAO ÔNG NÓI KHÔNG CÓ CHỮ TQ..."LÀO"?

Lời bàn của Hai Xe Ôm:
Nghe câu trả lời trước QH của BT Nguyễn Chí Dũng khiến HXÔ nhớ tới câu chuyện hồi bé ở quê. 
Có một ông râu ria rất kinh, nghi là hậu duệ của Tây người làng bên. Mỗi khi ông qua làng của HXÔ bon trẻ trâu thường tụ nhau và trêu: Ông không có mồm chúng mày ơi, lại mà xem... 
Bị trêu nhiều tức quá, một hôm ông dừng lại vạch râu và hét: Cái L... mẹ chúng mày đây này !
Từ đó đám trẻ trâu ngừng không dám trêu ông nữa vì ông dám đưa cái mà bọn trẻ rất kinh sợ, ghê tởm...

Le Dung Vova đã chia sẻ một bài viết.
1 giờ
Bộ chưởng nói đúng đấy, chả có chữ Tàu nào cả, thế mà dư luận cứ ồn lên gây chia rẽ quan hệ ... đôi bên.
Đang quan hệ hảo lớ mà gây chia rẽ là không sướng rồi.
MC Phan Anh

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự luật đặc khu

06/06/2018 11:14 GMT+7

TTO - "DỰ THẢO KHÔNG CÓ MỘT CHỮ NÀO VỀ TRUNG QUỐC, CHỈ CÓ NHỮNG NGƯỜI CỐ TÌNH HIỂU THEO HƯỚNG ĐÓ VÀ ĐẨY VẤN ĐỀ LÊN, CHIA RẼ QUAN HỆ TA VỚI TRUNG QUỐC", BỘ TRƯỞNG KH-ĐT NGUYỄN CHÍ DŨNG NÓI.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không có chữ Trung Quốc nào trong dự luật đặc khu - Ảnh 1.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: VIỆT DŨNG
Câu hỏi đầu tiên mà Tuổi Trẻ Online đặt ra với bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng sáng 6-6 bên hành lang Quốc hội là có thể giảm thời gian cho thuê đất trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc từ 99 năm xuống còn 70 năm không.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Việc này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Nếu có thể thì thiết kế điều kiện chặt chẽ hơn, thế nào là đặc biệt, thế nào là thật đặc biệt, thế nào mới được phép. Thứ hai là quy trình chặt chẽ và thẩm quyền phải cao hơn.
Cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã nói rất nhiều, quyền quyết định thuộc về Quốc hội. Khi bấm nút đại biểu có nhiều cái băn khoăn nên phải lắng nghe đầy đủ ý kiến, phân tích đúng".
Luật quy định bình đẳng
* Dư luận phản ứng vì gắn yếu tố Trung Quốc, ông giải thích gì việc này?
- Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc.
Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung. Với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác.
Mọi người đang hình dung tiêu cực, đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc. Nhưng chúng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe.
* Ban soạn thảo có đề nghị rà soát các nội dung trong dự thảo?
- Vòng 1 ban soạn thảo trình, vòng 2 là do cơ quan thẩm tra của Quốc hội. Cơ quan soạn thảo giờ không có quyền, chỉ lắng nghe và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thế nào thì làm theo.
Còn trình bày quan điểm thì cơ quan soạn thảo đã nói quá nhiều. Mọi người đang hiểu sai và có người cố tình hiểu sai. Cái đúng thì các cơ quan phải cầu thị lắng nghe, tiếp thu chỉnh sửa. Cái gì chưa rõ thì giải trình, giải thích.
Có người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá hoại. Phải làm khách quan, không sau này lịch sử phải trả lời lại trong thời khắc lịch sử ai là người phải chịu trách nhiệm, không phải cứ nói cho sướng mồm không có suy nghĩ, tư duy. Cái gì cũng sợ thì không làm được.
Không có chuyện đánh đổi
* Đặc khu cần thiết nhưng vì sao nhiều ý kiến quan ngại?
- Tại sao không hiểu theo cách quan ngại? Luật chưa đủ hấp dẫn để thành công. Làm thế nào để luật ra đời thành công, chứ đừng nghĩ làm thế nào để đỡ sợ.
Tôi rất tâm huyết, trân trọng lắng nghe ý kiến của mọi người, tiếp thu. Ví dụ vấn đề làm thế nào để người quy định không tạo kẽ hở.
Còn đẩy theo chiều hướng sợ thế này thế kia thì không đúng, mắc mưu của người ta, người ta muốn mình cứ loay hoay thế mãi mà không bứt lên được.
Mình phải mạnh dạn làm, cái gì cần chặt chẽ thì thiết kế cho chặt chẽ, làm thận trọng là đúng nhưng không vì thế mà không làm.
* Vậy quan trọng nhất là thể chế, môi trường kinh doanh để nhà đầu tư thành công nhưng thiết kế thiên về ưu đãi hơn?
- Thể chế và môi trường là quan trọng nhất, trong 85 điều thì có 25 điều giải quyết câu chuyện đó chứ không phải vấn đề ưu đãi. Ưu đãi phải có nhưng ở mức hợp lý, và đã điều chỉnh giảm rất nhiều, giờ gần như xuống không có gì nữa rồi. Đã giảm rất hợp lý rồi, vẫn đi theo hướng tạo môi trưởng, thể chế thuận lợi.
* Có cần thí điểm với 1 địa phương trước khi nhân rộng?
- Cái này phải khách quan, công tâm, bình tĩnh, trí tuệ, bản lĩnh không thì về sau có lỗi với lịch sử.
* Có những đại biểu cảnh báo không đánh đổi quốc phòng an ninh với kinh tế, ông nghĩ sao?
- Có ai đánh đổi không? Trong thiết kế luật không hề có chủ đích đánh đổi quốc phòng an ninh lấy kinh tế, không có điều nào nói về điều đó. Đó là nguyên tắc số 1 khi thiết kế luật này, phải đảm bảo quốc phòng an ninh.
Trung Quốc có cái gì hay thì phải học
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết khi xây dựng đặc khu ở Thâm Quyến năm 1988, cũng có nhiều ý kiến nhưng Đặng Tiểu Bình nói: "Thôi, hãy làm đi, không bàn nữa", năm 1992 lại dấy lên trào lưu có ý kiến, Đặng Tiểu Bình lại nói câu trên. Và bây giờ câu đó được khắc trên bia đá ở Thâm Quyến.
"Cái gì hay mình phải học, bất kể là ai. Trung Quốc hay mình cũng phải học Trung Quốc. Chúng ta có chủ quyền có độc lập, có trí tuệ thì sao cái gì cũng sợ. Phải chú ý lắng nghe nhưng đừng có quá sợ. Nhiều nước không muốn mình phát triển, người ta không muốn mình đổi mới, cải cách hay phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Cho thuê đất 99 năm: Cho thuê đất 99 năm: 'Quốc hội đang lắng nghe từng tiếng dân'
TTO - Câu chuyện thời gian thuê đất lên tới 99 năm đang bàn thảo để áp dụng tại 3 đặc khu đã nhận được sự quan tâm theo dõi đặc biệt của dư luận.

ĐÀ TRANG - LÊ KIÊN - VIỄN SỰ

Bộ trưởng KH-ĐT:

Làm đặc khu mà sợ chuyện này, chuyện khác thì… mắc mưu rồi!

DÂN TRÍ “DỰ THẢO KHÔNG CÓ MỘT TỪ, MỘT CHỮ NÀO LIÊN QUAN TỚI TRUNG QUỐC, CŨNG KHÔNG CÓ ĐIỀU KHOẢN NÀO NÓI CHUYỆN ĐÁNH ĐỔI CHỦ QUYỀN, QUỐC PHÒNG AN NINH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ... THIẾT KẾ LUẬT SAO ĐỂ CHẶT CHẼ THÌ ĐÚNG CÒN ĐẨY THEO HƯỚNG THẾ NÀY THẾ KIA, SỢ CHUYỆN NÀY CHUYỆN KHÁC THÌ LÀ “MẮC MƯU” NGƯỜI TA RỒI” – BỘ TRƯỞNG KH-ĐT NGUYỄN CHÍ DŨNG NÓI.

Bên lành lang Quốc hội sáng 6/6, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng trao đổi về những vấn đề nóng nhất đang đặt ra với việc làm 3 đặc khu kinh tế tại Việt Nam
Dự thảo luật Đơn vị - hành chính kinh tế đặc biệt đang đi gần tới ngày Quốc hội đưa ra biểu quyết thông qua nhưng dư luận vẫn không ngừng tranh luận về vấn đề đất đai, những nghi ngại về việc có yếu tố Trung Quốc ở đây, thưa Bộ trưởng?
Dự thảo không có một từ, một chữ nào liên quan tới Trung Quốc. Chẳng qua một số người cố tình hiểu theo hướng đó, đẩy vấn đề lên để chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Mục tiêu của luật là tạo sự bình đẳng trong môi trường chung, bình đẳng giữa tất cả thành phần kinh tế, giữa các nước trong môi trường hội nhập quốc tế. Còn có yếu tố nào thì cần có rào cản để xem xét.
Mọi người đang tưởng tượng và hình dung theo hướng tiêu cực mà không nên suy nghĩ theo cách như vậy. Vấn đề đất đai được đẩy lên, sợ Trung Quốc thế này, thế kia nhưng tôi khẳng định lại, môi trường kinh doanh tại đặc khu là bình đẳng và cũng không ai có thể vào đây làm việc gì sai trái trong chủ quyền Việt Nam. Cần bình tĩnh xem xét việc này.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dự thảo không có một từ, một chữ nào liên quan tới Trung Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: "Dự thảo không có một từ, một chữ nào liên quan tới Trung Quốc".
Bộ trưởng nghi ngờ có động cơ trong những ý kiến đưa ra như vậy?
Ban soạn thảo lắng nghe tất cả các ý kiến. Dự thảo luật thì UB Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thế nào thì sẽ chỉnh sửa như vậy. Còn về quan điểm của Ban soạn thảo luật, chúng tôi đã nói quá nhiều. Mọi người hiện đang hiểu sai hết, và có người còn cố tình đẩy câu chuyện đi xa, để phá hoại.
Chúng ta phải hết sức khách quan không về sau lịch sử sẽ phải trả lời ở thời khắc quan trọng nhất ai là người chịu trách nhiệm trước sứ mệnh đất nước. Cái gì cũng sợ thì sẽ không làm được.
Tại Trung Quốc, khi làm đặc khu, năm 1988, Đặng Tiểu Bình cũng phải yêu cầu “hãy làm đi, không bàn nữa”. Đến năm 1992 ông lại phải nhắc lại yêu cầu đó. Câu nói này hiện được khắc đá, đặt ở đặc khu Thẩm Quyến.
Cái gì hay chúng ta phải học, của Trung Quốc hay là của ai thì cũng phải học, không câu nệ. Chúng ta là nước độc lập, có chủ quyền, có tư duy, trí tuệ là nước độc lập hẳn hoi, sao cái gì cũng sợ. Phải nhớ là nhiều nước không muốn chúng ta phát triển, đổi mới, cải cách.
Tôi rất tâm huyết với luật này, trân trọng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến khác nhau. Ý kiến làm sao thiết kế luật để chặt chẽ, không tạo kẽ hở cho việc lách luật… thì đúng còn đẩy theo chiều hướng thế này, thế kia, sợ chuyện này chuyện khác thì là “mắc mưu” của người ta rồi. Người ta đang không muốn mình phát triển, cải cách, đổi mới mà muốn mình loay hoay, không bứt lên được.
Theo tôi, giờ chúng ta phải mạnh dạn làm đi. Trong quá trình làm thì thận trọng là đúng nhưng không có nghĩa vì vậy mà dừng, còn những gì cần lưu ý thì ta xem xét thiết kế quy định cho chặt chẽ.
Các ý kiến lo ngại thì cũng đặt vấn đề với trường hợp giao đất 99 năm thì phải quy định phương án cho chặt chẽ hơn đấy chứ, thưa Bộ trưởng?
Phương án cụ thể như thế nào thì UB Thường vụ Quốc hội sẽ quyết. Tôi cũng cho rằng phải thiết kế chặt chẽ hơn, làm rõ tiêu chí thế nào là đặc biệt, thật đặc biệt, trường hợp thế nào thì mới được phép. Sau nữa, quy trình giao đất cũng phải chặt chẽ, thẩm quyền quyết định trong trường hợp này có thể phải cao hơn, ví dụ như đưa lên Quốc hội quyết…
Qua thảo luận lần này, nhiều đại biểu cũng cảnh báo chuyện di dân từ bên ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc tới đặc khu?
Theo quy định của luật Nhà ở thì không thể di dân, người nước ngoài không thể mua đất được. Không phải dễ gì họ di dân sang đâu.
Vậy Bộ trưởng nói sao với các ý kiến đặt vấn đề, không nên chấp nhận đánh đổi sự an toàn về quốc phòng an ninh để phát triển kinh tế?
Trong thiết kế luật có điều khoản nào nói đánh đổi hay không? Nguyên tắc số 1 khi thiết kế luật này là không ảnh hưởng tới quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia, môi trường, người dân. Các quy định trong luật, theo đó cũng phải tuân thủ nguyên tắc là không được cao hơn Hiến pháp, ảnh hưởng tới Hiến pháp…
Theo đó, các dự án triển khai tại đặc khu phải nằm trong quy hoạch, các quy hoạch đó không được xâm phạm tới an ninh quốc gia, đến chủ quyền, môi trường, người dân. Dự án phải đi theo quy hoạch, có mục tiêu và nhà nước quản lý theo tiêu chí đó nên không sợ gì. Nhà đầu tư làm sai quy hoạch, mục tiêu thì nhất quyết không cho, vào mà không làm, chỉ giữ đất thì ta thu hồi dự án. Tất cả đều có luật pháp điều chỉnh.
Liệu Ban soạn thảo luật có xem xét phương án điều chỉnh giảm quy định về thời hạn giao đất 99 năm này?
Chưa có quyế định cuối cùng, UB Thường vụ Quốc hội đang cân nhắc.
Lập luận bao quát hơn đặt ra là dự luật mới đang chú trọng thiết kế các ưu đãi mà ưu đãi về đất đai là một trong số đó trong khi quan trọng hơn với đặc khu phải là thể chế đột phá, môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thuận lợi?
Trong luật, thiết kế về thể chế, môi trường là quan trọng nhất đấy chứ. Trong 85 điều khoản quy định thì 25 điều là về thể chế, môi trường kinh doanh. Ưu đãi rõ ràng phải có nhưng ở mức hợp lý. Chúng tôi đã điều chỉnh giảm rất nhiều ưu đãi so với dự thảo lần đầu. Từ lần cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 tới kỳ họp thứ 5 này đã điều chỉnh giảm hợp lý nhiều điều kiện ưu đãi, nhiều nội dung hiện nay gần như không có gì nữa rồi. Hiện luật thể hiện theo định hướng tạo môi trường minh bạch, thuận lợi, bình đẳng tại đây.
Với nhiều vấn đề còn băn khoăn như vậy, có nên thí điểm làm trước một đặc khu, nếu thành công mới nhân rộng không, thưa Bộ trưởng?
Việc này do Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội quyết định. Chúng ta phải hết sức khách quan, công tâm, trí tuệ, bản lĩnh chứ không nên nói theo hướng tiêu cực, dẫn dắt sai dư luận xã hội thì về sau chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
P.Thảo

Không có nhận xét nào: