Phạm
Viết Đào.
Đọc qua vài lần “LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN
ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC” ( Xin viết
tắt là LĐK ) nhận thấy đây là một bộ luật để soạn ra cốt để “lấy
tiếng mà không nhằm mục đích lấy miếng” cho chính phủ Việt Nam…
Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân đã trấn an dư luận: “ đầu tư
vào đặc khu một đồng sẽ thu về hàng trăm, hàng ngàn đồng”…
Có vẻ như đây là phát biểu của người chưa từng tham gia
kinh doanh xuất nhập khẩu, hiểu được nội hàm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
có yếu tố nước ngoài. Mặc dù Kim chủ tịch có cái tên rất chi là tài chính và có
thời làm Thứ trưởng Bộ tài chính, thế nhưng xin thưa với Kim chủ tịch: Trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thì tổng doanh thu, tổng doanh số hàng
hóa, tổng vốn đầu tư chưa là cái gì cả, không nói lên gì hết…
Khi Kim chủ tịch nói đặc khu sẽ thu về hàng trăm hàng
ngàn đồng ấy khi nhà nước chịu bỏ ra 1 đồng; Chắc Kim Chủ tịch đề cập tới tổng số
vốn đầu tư của các nhà đầu tư đăng ký, cam kết bỏ vào đặc khu hay là con số tiền
nhà nước Việt Nam thu được qua các sắc thuế và phí?
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam xưa nay:
một vốn bốn lời đã là chuyện truyền thuyết thời ăn lông ở lổ; Còn thời hiện đại,
xem xét hàng trăm doanh nghiệp nhà nước độc quyền toàn thấy hạch toán lỗ…Đến
đào mỏ, đào dầu lên mua điện rồi bán cho dân, mua xăng về bán cho dân với thuế
phí trên trời mà rồi vẫn cứ lỗ thì không biết cơ sở nào để kiểm chứng lời trấn
an của Kim chủ tịch; 1 vốn trăm ngàn lời…
Xin dẫn ra đây một số điều trong LĐK cho thấy khả năng
Chính phủ Việt Nam thu được cho ngân sách thông qua các sắc thuế phí là không
đáng kể. Rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại đặc khu, mang dấu ấn, thế
mạnh của đặc khu lại được miễn thuế, có loại còn miễn thuế tới những 30 năm…
LĐK được soạn ra có nhiều điều khoản ràng buộc trách nhiệm
rõ ràng, cụ thể của phía Chính phủ, chính quyền đặc khu với các nhà đầu tư tại
đặc khu; Thế nhưng những sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý mà Chính phủ đặt ra với
các nhà đầu tư nếu họ không vào đầu tư và hoạt động đúng như cam kết thì lại sơ
sài, qua chuyện?
Họ sẽ bị xử hạt như thế nào hay chỉ cười trừ xin lỗi là
xong? Trong khi đó phần tài phán, trọng tài cho tranh chấp thì LĐK chấp nhận
cho các nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng luật pháp nước ngoài và mời trọng
tài, tòa án nước ngoài ?
Qua
những điều LĐK cho thấy có mấy điểm đáng chú ý sau đây:
1/
Miễn thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam qua ngả đặc
khu
Các
doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhập khẩu vào đặc khu dưới dạng chưa hoàn thiện, sau
đó qua quy trình hậu cần, Luật Thương mại gọi là logistics, đóng gói , dán nhãn mác của đặc khu rồi xuất bán tại
Việt Nam.
Qua “chiếc cầu” đặc khu,doanh
nghiệp nước ngoài sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu hàng vào Việt Nam, với điều kiện quá ngon: họ đầu tư vào đặc
khu một cở sở logistics với vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ VNĐ là sẽ được miễn
thuế nhập khẩu hàng vào Việt Nam?
Như cậy LĐK đã miễn cho các doanh nghiệp nước ngoài thuế nhập khẩu hàng để nhận khoản đầu đày logistics do nước ngoài bố thí theo hảo tâm...
Như cậy LĐK đã miễn cho các doanh nghiệp nước ngoài thuế nhập khẩu hàng để nhận khoản đầu đày logistics do nước ngoài bố thí theo hảo tâm...
2/) Miễn giám thuế thuê đất từ 15-30 năm cho các nhà đầu tư
chiến lược, có năng lực tài chính không ghi rõ bao nhiêu? Dự án đầu
tư khu
dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 45.000 tỷ đồng, thực hiện
giải ngân theo đúng tiến độ cam kết…?
Đó là những sắc thuế mang dấu ấn đặc khu, lợi thế của đặc khu
nhưng lại bị giảm, miễn trong một thời hạn tù 15-30 năm. Những vùng đất trên vẫn được coi không chỉ là phên dậu mà còn là " bờ xôi ruộng mật", "thượng đẳng điền, đẳng biển"...của Việt Nam.
Những quy định pháp lý này, những ưu đãi thông thoáng này sẽ làm nhà nước, Bộ Tài chính không thu được thậm chí còn làm tổn thương tới doanh thu thuế nhập khẩu. Các doanh nghiệp như Trung Quốc khi họ đổ hàng vào thị trường Việt Nam qua ngả đặc khu mà không qua các cửa khẩu truyền thống?
Những cơ sở dịch vụ du lịch giải trí được đầu tư vào các đặc khu này sẽ tranh cướp nguồn hàng của các doanh nghiệp trong nước khi trên vai họ phải gánh nặng bao thứ thuế /
Những quy định pháp lý này, những ưu đãi thông thoáng này sẽ làm nhà nước, Bộ Tài chính không thu được thậm chí còn làm tổn thương tới doanh thu thuế nhập khẩu. Các doanh nghiệp như Trung Quốc khi họ đổ hàng vào thị trường Việt Nam qua ngả đặc khu mà không qua các cửa khẩu truyền thống?
Những cơ sở dịch vụ du lịch giải trí được đầu tư vào các đặc khu này sẽ tranh cướp nguồn hàng của các doanh nghiệp trong nước khi trên vai họ phải gánh nặng bao thứ thuế /
Vậy đặc khu làm lợi cho túi tiền ngân sách hay làm tổn thương, đặc
khu góp phần làm thất tán thuế nhập khẩu, thuế đất đai để rồi thu về miếng gì?
Chỉ nhìn thấy số vốn mà họ đổ vào đăng ký kinh doanh rồi hoa mắt
lên tự sướng thì đó là cách tính cua trong lỗ; Việt Nam thu được cái tiếng mà
không thu được cái miếng ?
Rất mong được các tác giả của LĐK chỉ cho kẻ bỉ nhân này thấy nguồn thu nào khiến cho Kim chủ tịch khẳng định nếu Việt nam bỏ vào một đồng có thể thu về trăm ngàn đồng ???
Rất mong được các tác giả của LĐK chỉ cho kẻ bỉ nhân này thấy nguồn thu nào khiến cho Kim chủ tịch khẳng định nếu Việt nam bỏ vào một đồng có thể thu về trăm ngàn đồng ???
CÁC ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN TRONG LĐK:
Phụ lục 1:
“CẢNG HÀNG KHÔNG, CẢNG BIỂN, THƯƠNG MẠI
1. Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế với quy mô vốn
tối thiểu 5.000 tỷ đồng; kinh doanh vận tải hàng không; logistics với quy mô
vốn tối thiểu 110 tỷ đồng.
( Mục IV Phụ lục 1)
Trong khoản 1, mục IV có đề cập tới thuật ngữ LOGISTICS, vậy LOGISTICS là gì?
Điều
233 Luật thương mại viết:
“Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Logistics là
tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xuất
hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng
ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức
được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để
nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…”
“3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm
nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư quy định
tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 3
của Luật này tại đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong.
4. Miễn tiền
thuê đất, thuê mặt nước tối đa 20 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng
đất đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự
án đầu tư thuộc
ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục I của Luật này, trừ
trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 5 Điều 3 của Luật này;
b) Dự
án đầu tư thuộc
ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục II của Luật này, trừ trường
hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 5 Điều 3 của Luật này và dự án đầu tư
quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
c) Dự
án đầu tư quy
định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này tại đặc khu Phú Quốc;dự
án đầu tư thuộc
ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục III của Luật này, trừ dự án
đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này.”
5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt
nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với
các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư xây dựng
và kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên quy định tại
Phụ lục II của Luật này;
b) Dự án đầu tư khu du
lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở
lên quy định tại Phụ lục III của Luật này.
6. Miễn tiền thuê đất,
thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê
đất, thuê mặt nước…”
Điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 3 của Luật này quy định những đối tượng được miễn giảm thuế:
“5. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư có năng lực tài chính,
quản trị, có cam kết bằng văn bản về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên
tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch hoặc công nghệ cao; cam kết đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu và có dự án đầu tư tại
đặc khu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự
án đầu
tư khu
dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 45.000 tỷ đồng, thực
hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết, nhưng không quá 08 năm kể từ khi cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Dự án đầu tư kết cấu hạ
tầng phù hợp với quy hoạch đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ
đồng, thực hiện giải ngân
trong thời hạn không quá 05 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Dự án đầu tư sản xuất,
kinh doanh thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc
khu, có quy mô vốn đầu
tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời
hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Dự án đầu tư sản
xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này phù hợp
với quy hoạch đặc khu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội hoặc
tạo ra giá trị gia tăng đột biến tại đặc khu, có
quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực
hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư…”
Điều 41. Ưu
đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
“5. Miễn thuế
nhập khẩu trong thời hạn 07 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất của dự án đầu tư đối
với nguyên
liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của
các dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.
Việc miễn thuế quy định
tại khoản này không áp dụng đối với dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về
thuế tiêu thụ đặc biệt…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét