Pháp đang dẫn đầu các quốc gia châu Âu đứng lên chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, theo Philstar Global.
Nhằm thể hiện quyền tự do hàng hải tại khu vực, một tàu quân sự của Pháp đã tuần tra gần tiền đồn mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông.

Một tàu chiến Trung Quốc đã thách thức tàu Pháp tại tuyến đường thủy quan trọng này, theo ông Jonas Parello-Plesner, một cán bộ cấp cao của Viện Hudson.
Trong một bài báo đăng trên tờ The Wall Street Journal, ông Plesner kể lại các tàu chiến Trung Quốc đã theo sau con tàu Pháp khi họ đi qua quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này cũng như phần lớn khu vực Biển Đông, dù một phán quyết của tòa án quốc tế ở La Hay đã bác bỏ cơ sở pháp lý cho yêu sách này vào năm 2016.
Quân đội Trung Quốc phát loa thách thức tàu Pháp: “Lời gọi từ Tàu chiến Trung Quốc, Quần đảo Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Các vị có ý định gì?”, ông Plesner viết.
Ông cho biết: “Tàu quân sự Pháp đã trả lời một cách lịch sự nhưng dứt khoát rằng các tàu của họ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế”.
Ông Plesner nói thêm rằng các tàu của Trung Quốc “theo sát sau đuôi” tàu Pháp trong khi họ đi ngang qua 3 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp ở Trường Sa, bao gồm bãi Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Xu Bi (Subi Reef)  Đá Vành Khăn (Mischief Reef).
Biệt đội trực thăng của Anh và các quan sát viên châu Âu, bao gồm cả Đức, cũng có mặt cùng với tàu chiến Pháp khi vụ việc xảy ra vào tuần trước.
Trong bài viết, Plesner lưu ý rằng Pháp tiến hành hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông từ năm 2014.
“Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang xây dựng mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn với Ấn Độ và Úc, và dường như ông đang đánh giá thực tế những thách thức ngày càng tăng từ Trung Quốc. Đây là một sự thay đổi đáng hoan nghênh so với những người tiền nhiệm của ông, những người bị mê hoặc bởi cơ hội kinh doanh và đầu tư ở Trung Quốc,” Plesner viết.
“Pháp đang tập hợp các quốc gia châu Âu để cùng hành động theo tuyên bố tự do hàng hải”, ông nói thêm.
Trong cuộc đối thoại Shangri-La mới được ký kết tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng, Florence Parly nhấn mạnh rằng Pháp sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong vùng biển tranh chấp, cùng với Anh và Đức.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết có ít nhất 5 tàu Pháp đi qua Biển Đông năm ngoái.
“Trong khi đó, chúng ta nên phân biệt rõ ràng rằng việc đã rồi không phải là đã được chấp nhận,” Parly nói trong hội nghị thượng đỉnh an ninh và quốc phòng.
Thanh Hiền
Có thể bạn quan tâm: