Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

VÌ SAO LÝ ĐẠI CHIÊU, TRẦN ĐỘC TÚ, MAO TRẠCH ĐÔNG DỊCH “KOMMUNISMUS” ( TIẾNG ĐỨC) THÀNH GONGSHAN ((共产-CỘNG SẢN) ?

Kết quả hình ảnh cho Marx

Nguồn gốc hai chữ “cộng sản” () từ đâu ra ?

Communism chủ nghĩa cộng sản, hay Communist – người cộng sản mà Việt Nam và Trung Quốc gọi, có bắt nguồn từ gốc tiếng Latin Communis nghĩa là common với ý nghĩa là chung với tinh thần cộng đồng – communitas. Đó cũng là gốc của từ community – cộng đồng, nơi mọi người sinh sống, làm ăn đều bình đẳng với nhau, chia sẻ tài vật, vì sự phát triển chung.
Communist là những người sống trong cộng đồng. Đây chẳng phải là chủ thuyết, tôn giáo, triết học cao siêu. Lối sống là đạo đức, là nhân cách từ trái tim con người đi ra.
Nguyên văn Các Mác đặt cho học thuyết của ông bằng tiếng Đức Kommunismus (tương đương tiếng Pháp là communisme, tiếng Anh là communism, tiếng Nga là коммунизм). Nếu dịch đúng ra tiếng Việt thì tên học thuyết phải là “Chủ nghĩa cộng đồng”, theo đó, tên đảng phải là “Đảng cộng đồng Việt Nam”.


Người Trung Quốc đầu thế kỷ 20 cố ý dịch tạm bợ Kommunismus thành “chủ nghĩa cộng sản”. Nguyên do nhóm các giáo sư đại học Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú, sau đó là cử nhân sư phạm Mao Trạch Đông và những người thành lập Đảng cộng sản TQ năm 1921 đã dịch ẩu và đặt ra như thế.

[Gongshan () hay Cộng Sản do nhóm Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu dịch từ Communism của Karl Marx vào thập niên 1910. Thực ra, Marx chỉ nói đến chế độ công hữu thời xã hội nguyên thủy [primordial society] mà chưa ai chứng nghiệm—tương tự như Fu Xi [Phục Hi]/Bao Xi [Bào Hi] [2852 TTL] của Ban Gu [Ban Cố], trong Han shu [Hán thư], dẫn lại trong I Ching [Chu Dịch]. Hoàn toàn không sát nghĩa với Comunism…

Vì sao họ không dùng chữ “cộng đồng” mà dùng “cộng sản”?

Với trình độ học vấn đại học, ba ông Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông không thể hiểu lầm chữ nghĩa.
Họ cố ý thay “cộng đồng” (共同) bằng “cộng sản” () hẳn là có một ý tứ nhất định.
Thực ra trong Hán ngữ, tương đương với “cộng đồng” cũng có chữ “đại đồng” (大同) xuất hiện từ thời Khổng tử. Trong Kinh Lễ, đức Khổng Tử từng ước mơ xây dựng nên một xã hội lý tưởng gọi là thế giới đại đồng. “Đại đồng” gần nghĩa như “cộng đồng” vậy. Nhưng “cộng đồng” và “đại đồng” vẫn là trừu tượng đối với đại đa số dân chúng Trung Hoa vô sản thất học.
Chữ “cộng sản” tiếng Hán có nghĩa “cùng sản xuất, chung sở hữu tài sản, cùng sinh đẻ”- nghe thô kệch, vụn vặt, phiến diện, ngô nghê nhưng được cái cụ thể sinh động, dễ hiểu.

Thực ra “cộng sản” chỉ là một phần nội hàm của “cộng đồng”. Chả lẽ lãnh tụ Đảng TQ không rành chữ Hán và chữ Đức ?! Không phải thế, họ dịch ra “cộng sản” một cách thực dụng, bởi nghĩ rằng “cộng sản” với nội dung cụ thể đơn giản sẽ khiến cho dân đen dễ hiểu. Đặc biệt người dân nghèo, thợ thuyền chẳng có tài sản gì đáng kể, nay vô Đảng để đi đấu tranh, giành giật hết tài sản của giai cấp địa chủ và tư sản làm của chung thì thích lắm. Mác cũng từng nói “giai cấp vô sản đấu tranh chẳng có gì để mất, nếu có mất thì chỉ mất đi xiềng xích dây trói mà thôi”. Tất nhiên, cái tên Đảng cụ thể hấp dẫn như vậy sẽ khêu gợi dân chúng nức lòng hăng hái đi theo đảng. Lãnh tụ TQ bất chấp rằng chữ “cộng sản” chỉ là một phần nhỏ, phần thô trong khái niệm “cộng đồng” của Mác.
Như vậy, Đảng cộng sản TQ ra đời mang theo chứng chỉ khai sinh giả mạo!

Ông Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu “cộng sản” Việt Nam họp từ ngày 6/1/1930 đến ngày 8/2/1930 tại Hương Cảng để bàn bạc thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương hợp thành Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn dùng nguyên chữ “cộng sản” đặt tên đảng, noi theo đàn anh TQ, mặc dù ông Nguyễn khá giỏi chữ Tây và cả chữ Hán. Ông Nguyễn thừa biết là dịch sai, nhưng có hề gì, miễn là cùng tên chứng tỏ cùng phe cánh với Đảng cộng sản Trung Quốc là được (!).
Đã có thời, ông Hồ Chí Minh sửa tên đảng là “Đảng lao động Việt Nam”, như thế rất chuẩn. “Đảng của người lao động Việt Nam”, lao động chân tay và lao động trí óc, bất kể anh là “giai cấp công nhân” hay trí thức.

P.V.Đ

( Sưu tầm)

Không có nhận xét nào: