Phạm Viết Đào.
Việc 1 sĩ quan quân báo cao cấp của Việt
Nam đã bán bí mật kế hoạch tác chiến MB 84 khởi chiến 12/7/1984 cho Tình báo
Hoa Nam đã được BBC đưa tin như sau trong một bản tin năm 2010:
“Tài liệu được nói là của Đại học
Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập
tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.
Tài liệu này được một người Việt ở
Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên
một số trang mạng… ( blog Phạm Viết Đào-chú thích P.V.Đ)
“Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc
chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương
Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có
chương nhắc đến trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng
china-defense.com đã viết:”Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung
đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.
Thế nhưng kế hoạch
của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao
cấp".
Do việc kế hoạch
tác chiến MB 84 bị lộ, Trung Quốc nắm nắm được toàn bộ
kế hoạch phản công của 6 trung đoàn quân
Việt Nam nên Trung Quốc đã kịp thời bố trí hỏa lực để đối phó. Kết quả 1 vạn
quân của Tướng Giáp vào chảo lửa Thanh Thủy, Vị Xuyên được quân Trung Quốc sắ
đón lõng trong trận 12/7/1984, gây tổn thất lớn cho Việt Nam.
Tác giả của MB 84 là Bộ Tổng tham mưu, thời
điểm 1984, Đại tướng Lê Trọng Tấn, là Tổng tham mưu trưởng. Đại tướng Lê Trọng
Tấn đang được cơ cấu để đảm trách cái ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế Tướng
Văn Tiến Dũng.
Nếu Lê Trọng Tấn nắm chiếc ghế Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng thì sự quay trở lại chính trường của Võ Nguyên Giáp mới có cơ hội.Theo
tin vỉa hè hồi đó: Tướng Giáp có khả năng sẽ quay trở lại cương vị Chủ tịch nước
hoặc TBT…
Chiến dịch mang mật danh MB 84 được Bộ Tổng
tham mưu vạch kế hoạch huy động cùng 1 lúc 6 trung đoàn của 5 sư đoàn: Sư 356
huy động 2 trung đoàn, 313 huy động 1 trung đoàn pháo; sư 312 huy động 1 trung
đoàn: sư 316 huy động 1 trung đoàn; sư 314 huy động 1 sư đoàn tổng tấn công tất
cả các cứ điểm khu vực Thanh Thủy Vị Xuyên…
Tướng Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng, đeo kính đang phổ biến Kế hoạch MB 84, người ngôi quay lưng là tướng Lê Duy Mật..( Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp cho blog P.V.Đ)
Mục tiêu của chiến dịch là quyết đẩy lùi
quân Trung Quốc trở lại sang bên kia biên giới được hoạch định từ thời Hiệp ước
Pháp-Thanh…
Trung Quốc chính thức đưa quân lấn chiếm
khu vực Hà Giang từ năm 1979, nhưng đánh ở quy mô cấp tiểu đoàn ở khu vực ngã
ba Thanh Thủy-Sông Lô, cửa khẩu Thanh Thủy bây giờ và khu vực Cao điểm 1800
A-1800 B ở Lao Chải.
Bắt đầu năm 1984, Trung Quốc mở chiến dịch
lớn, kéo về đây gần nửa triệu quân của 8 đại quân khu trên tổng số 10 quân khu.
Dương Đắc Chí, Tư lệnh quân khu Côn Minh bật
đèn xanh và ủng hộ cho kế hoạch đầy tham vọng của Tướng trẻ Túc Nhung Sinh, con
trai của Đại tướng Túc Dụ: khôi phục lại đường biên giới của Trung Quốc trước
khi có thỏa thuận Pháp-Thanh, tức đẩy Việt Nam sang hoàn toàn phía bên này suối
Thanh Thủy…
Có thể nói hai bên đều đề ra những quyết
tâm chiến lược cho những trận đánh huyết chiến trên các cao điểm tại khu vực
Thanh Thủy. Thế nhưng trận ra quân 12/7/1984 của 6 trung đoàn thuộc diện lừng
danh của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu của chiến dịch và đã phải chịu tổn
thất lớn…Chiều 14/7/1984 phía Việt Nam chính thức lui quân toàn tuyến, ngưng chiến
dịch quân sự mang mật danh MB 84.
“Sau trận đánh này, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã rất
tức giận, quát lớn hỏi “Trách nhiệm này là của ai?”. Khi đó, đại
tướng Tổng tham Mưu trưởng Lê Trọng Tấn đứng lên nói:-“Thưa anh, tôi là Tổng
Tham mưu trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm”.
(Nguồn: Tướng Hoàn Đan của quân đội Cụ Hồ Tướng
Hoàn Đan của quân đội Cụ Hồ | hochiminhbao.com hochiminhbao.com/tuong-hoan-dan/
Nguồn tin về các trận đánh tại khu vực
Thanh Thủy đặc biệt là chiến dịch mang Mật danh MB 84 do Hà Minh Thành cung cấp
cho Phạm Viết Đào, về danh nghĩa từ Nhật, thế nhưng chủ yếu dịch từ các trang mạng
tiếng Anh của Trung Quốc.
Những thông tin được tuyển chọn và đưa lên
blog của Phạm Viết Đào gây sửng sốt dư luận vì đây là lần đầu tiên độc giả Việt
Nam biết tới cuộc chiến tranh khốc liệt này kết thúc cách đó 20 năm, riêng trận
12/7/1984 xảy ra cách đói 25 năm.
Năm 2009 Trung Quốc đã rầm rộ tổ chư chức kỷ
niệm cái gọi là Chiến Thắng Lão Sơn, như là 1 chiến công của Tình báo Hoa Nam…
Bản thân Phạm Viết Đào từ năm 1985 đã lên
Hà Giang và tôi đã nhìn thấy bộ đội ta đóng dày đặc hai bên quốc lộ số 2 từ Bắc
Quang lên tới Hà Giang, trên một tuyến đường dài quãng 50 km.
Những thông tin do Hà Minh Thành gửi cho
blog Phạm Viết Đào nổi lên mấy thông tin đáng chú ý:
-Tại Vị Xuyên Hà Giang, phía Việt Nam đã tập
trung tại địa bàn nhỏ hẹp này luôn phiên khoảng 9 sư đoàn, lúc đông nhất 5 sư
đoàn. Ngoài ra bổ sung một số trung đoàn, tiểu đoàn độc lập, địa phương quân;
Còn phía Trung Quốc đã tập trung về chiến trường này trên khoảng 30 sư đoàn, khoảng
nửa triệu quân…Bằng tổng số quân viễn chính Mỹ đổ bộ vào chiến trường miền nam.
Trong khi đó tại chiến trường Quảng trị
1972, quân ta huy động lúc đông nhất là 2 sư đoàn…
Theo tin từ trang mạng Trung Quốc đưa thì
Việt Nam chịu tổn thất 3700 bộ đội trong các trận đánh tại đây
- Mạng Chine-Defense còn chủ động đưa tin: 1
sĩ quan quân báo Việt Nam đã cung cấp toàn bộ kế hoạch tác chiến của chiến dịch
quân sự mang mật danh MB 84 mở màn 12/7/1984…
-Phía Trung Quốc đã đẩy lùi được chiến dịch
quân sự đầy tham vọng này mà còn tiêu hủy, bắn chết tù binh và thương binh Việt
Nam trong chiến dịch MB 84 mở màn 12/7/1984…
Tham gia vụ thông tin này, sau khi blog Phạm
Viết Đào đưa, Trang Quân sử Việt Nam đã tập hợp rất nhiều cây viết trong đó có
nhiều CCB từng tham chiến trận 12/7/1984 tại Vị Xuyên Hà Giang tham gia.Bên cạnh
nhiều ý kiến, chú yếu được viết theo dạng nhớ gì, thấy gì thì kể lại và đưa lên
chia sẻ. Các ý kiến này cũng góp phần làm cho độc giả hiểu thêm về chiến trường
Vị Xuyên.
Lính Trung Quốc bị bắn gục khi tấn công 1509
Trên trang này có nhiều CCB tham gia việc đả
phá blog Phạm Viết Đào và Hà Minh Thành cho là cố ý xách động, bịa đặt thông
tin với dụng ý xấu, chia rẽ quan hệ Việt-Trung đang nồng ấm trở lại.
Những phát ngôn kiểu như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, hay chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung…cho những ai nói
những thông tin làm xấu quan hệ Trung Quốc thì nhất định là thù địch, Việt Tân…
Có một số cán bộ của cơ quan chức năng đã gặp
Phạm Viết Đào để dò hỏi thông tin để xem tôi có dính dáng gì với Việt Tân
không?
Tôi đã chủ động cung cấp email, mật khẩu để
họ vào trực tiếp đọc những thư từ trao đổi giữa tôi và Hà Minh Thành. Và chính
họ đã xác nhận những IP mà Hà Minh Thành sử dụng là từ Nhật chứ không phải từ Mỹ.
Như vậy, đây không do bàn tay Việt Tân xúi, thuê Phạm Viết Đào gây chia rẽ quan
hệ Việt-Trung vì họ đã định vị Việt Tân chỉ ở Mỹ không ở Nhật…
Có 1 điều chắc chắn: Việt Tân làm sao mà có
được tài liệu chi tiết về kế hoạc MB 84, ghi ngày giờ nào, đơn vị nào đánh cao
điểm nào để mà chuyển cho Phạm Viết Đào? Những thông tin này sau khi Phạm Viết
Đào đưa lên mạng, nhiều CCB Vị Xuyên đọc blog của tôi họ mới vỡ ra, thời điểm
1984 họ cũng chỉ biết theo lệnh cầm súng xông lên? Những bí mật của Kế hoạch
mang mật danh MB 84 cho đến thời điểm 2010, phía Việt Nam vẫn là thứ tuyệt mật?
Chỉ có cán bộ cấp sư đoàn trở lên mới có khả năng được phổ biến. Vậy thì Trung
Quốc có được chỉ có thể do ai đó từ Bộ tổng tham mưu cung cấp.
Còn mức độ ác liệt của cuộc chiến Vị Xuyên thì
bản thân tôi và Thành cũng không thêm mắm muối vào được. Chính Tướng Nguyễn Đức
Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 gần đây cho biết: Khi đánh Quảng Trị, ta chỉ
dồn vào chiến trường này có 2 sư đoàn trong khi đó ở Vị Xuyên, theo Trung Quốc,
họ dồn gần 30 chục sư đoàn của 8 đại quân khu.
Còn đại tá Đỗ Văn Trì, nguyên sư trưởng
313, anh hùng chiến tranh chống Mỹ cho biết: ông từng trực tiếp chỉ huy 1 trung
đoàn đánh Buôn Ma Thuột, trong các trận đánh tại miền nam quân của ông chưa phải
đánh giáp lá cà bao giờ cả? Trong khi đó thì tại Vị Xuyên quân F 313 đã cầm lưỡi
lê dành nhau với quân Trung Quốc từng mỏm đá…
Những thông tin đó tôi hoặc là lấy từ trên
mạng Trung Quốc do Hà Minh Thành dịch hoặc tôi bỏ tiền túi ra thuê dịch theo gợi
ý của ông Dương Danh Dy và trực tiếp đi điều tra, hỏi han và không phải ai cũng sẵn sang chia sẻ thông
tin về cuộc chiến này…Nhiều người có thông tin nhưng không dám kể…
Khi đưa lên mạng, có CCB từng tham chiến ở
Hà Giang còn bắn tin là sẽ tìm tới tận nhà nhân chứng đã cung cấp thông tin cho
tôi, họ cho tôi là kẻ bồi bút cho thế lực thù địch, làm tay sai cho Việt Tân, gây
chia rẽ quan hệ Việt-Trung, phò Việt Tân, nhận tiền từ Việt Tân…
Có CCB còn ném cả thư nặc danh vào nhà
riêng của tôi; thư là một bài thơ dài khuyên tôi già rồi đừng lên Vị Xuyên Hà
Giang gây rối nội bộ, nói xấu những người lình Hà Giang. Thư nặc danh này tôi
đã trình báo với cảnh sát khu vực nơi tôi ở.
Còn lên Hà Giang thì tôi gặp ai, vào quán
nét nào, ở nhà nghỉ nào, đi xe nào đều có người bám theo, ghi sổ…
Về con số 3700 bộ đội Việt Nam hy sinh
trong các trận đánh tại Thanh Thủy, giai đoạn đầu do cách đưa tin không mạch lạc
từ trang mạng Trung Quốc. Do đó nên blog của tôi đưa đã gây hiểu nhầm cho nhiều
người cho rằng: con số 3700 tử thương của bộ đội Việt Nam là của trận
12/7/1984.
Sau này, sàng lọc qua nhiều nguồn, tôi mới
vỡ ra, cái mà Trung Quốc gọi là chiến dịch quân sự Lão Sơn, đó là những trận
đánh nổ ra tại một loạt cứ điểm xung quang khu vực cửa khẩu Thanh Thủy hiện nay…
Vấn đề đặt ra ở đây là: từ cơ sở nào để
trang China-Defense ( Quốc phòng Trung Quốc) đưa ra con số thương vong của Việt
Nam là 3700 bộ đội thời điểm 2009, dịp Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 25 năm chiến
thắng Lão Sơn. Đây chắc chắn không do Trung Quốc trực tiếp đếm xác trên chiến
trường Thanh Thủy, Vị Xuyên để ra con số 3700 liệt sĩ Việt?
Trong khi đó, mãi tới 14/7/2016, tướng Nguyễn
Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 mới chính thức công bố con số thương
vong trọng một cuộc gặp gỡ CCB Vị Xuyên, Hà Nội: Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đồng bào ta hi sinh tại mặt
trận Vị Xuyên soha.vn ›( http://soha.vn/hon-4000-can-bo-chien-si-dong-bao-ta-hi-sinh-tai-mat-tran-vi-xuyen-20160714201422638.htm)...
Thế thì từ đâu
mà năm 2009, Trung Quốc đã đưa ra con số 3700 liệt sĩ, blog Phạm Viết Đào mới
đưa ra con số còn thấp hơn sự thật; con số chính thức công bố báo chí mới đây
là 5000 liệt sĩ…Thế mà đã có chiến dịch ném đá, cho thông tin của Phạm Viết Đào
có dụng ý tung tin giả, gây chia rẽ, mang bong dáng Việt Tân…
TTXVN còn cất công sang tận Nhật Bản
để phát đi 1 bản tin kỳ quái “Tin cảnh sát gốc Việt giúp em
bé Nhật là "bịa đặt:”Đại sứ quán Việt
Nam tại Nhật Bản cho biết, thông tin một số báo trong nước đăng câu chuyện cảm
động về em bé chín tuổi Haruo Soma do "viên cảnh sát gốc Việt" Hà
Minh Thành kể là bịa đặt. 14/07/2011
12:17 GMT+7
(https://www.vietnamplus.vn/tin-canh-sat-goc-viet-giup-em-be-nhat-la-bia-dat/99863.vnp)
Mục đích của TTXVN đưa cái tin vô công rồi nghề này để phủ
nhận những thôn tin mà Hà Minh Thành cung cấp cho Phạm Viết Đào, phủ nhận những
bài điều tra, khảo cứu, tìm dịch công phu bằng tiền cá nhân; Có bài tôi phải nhờ
nhân viên của TS Nguyễn Xuân Diện dịch hộ và trả theo chế độ của Viện Hán Nôm về
các trận đánh ở khu vực Thanh Thủy; và cả câu chuyện cậu bé Soma không chịu nhận
phần thưc ăn cứu trợ cũng do Thành gửi cho blog Phạm Viết Đào nhận trận động đất
2011…
Điều
khôi hài ở đây là trong chuyến công tác Nhật bản 4/6/2017, nói chuyện với cán bộ
Đại sứ quán và kiều báo Việt nam tại Nhật, TT Nguyễn Xuân Phúc lại nhắc lại câu
chuyện cậu bé Soma này mà năm 2011 TTXVN dẫn nguồn tin từ Đại sữ VN tại Nhật là
bịa:” “Chúng
ta nhớ thảm họa động đất, sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản. Chúng ta thấy hình ảnh
gì của dân tộc Nhật Bản mà có thể là bài học cho lớp trẻ chúng ta hay không?
Chúng ta thấy họ mấy mát như thế nhưng trật tự xếp hàng lấy bánh mì, đồ ăn,
không hề có sự lộn xộn. Hay ví dụ có một em bé 9 tuổi đã nhường phần ăn của
mình cho người già trong lúc khó khăn như vậy”, Thủ tướng nói”
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm đại sứ quán
Việt Nam tại Nhật Bản)(- https://www.tienphong.vn/xa-hoi/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tham-dai-su-quan-viet-nam-tai-nhat-ban-1155269.tpo)
Như vậy, khi blog Phạm Viết Đào đưa lại nguồn tin do Hà
Minh Thành cung cấp thì hàng loạt báo chí trong đó có TTXVN lao vào phủ nhận
bôi đen thông tin này, phủ nhận các thông tin trên blog Phạm Viết Đào là xấu độc,
có bàn tay Việt Tân, mặc dù tôi dẫn nguồn từ Trung Quốc, không phải của Việt
Tân…
Tại
sao Trung Quốc lại chủ động thông tin lộ kế hoạch mang mật danh MB 84 do quân
báo Việt Nam bán cho Tình báo Hoa Nam ?
Khả năng 1: Tung tin để chia rẽ nội bộ Việt Nam; gây nghi ngờ lẫn nhau;
Khả năng 2: Ngửa bài ra để khống chế, răn đe ai đó từng một thời cộng tác
với Trung Quốc bây giờ có ý “ bê quay” trở mặt với Trung Quốc?
Nhân
việc Trung Quốc hay sử dụng nhiều chiêu độc để khống chế những ai từng có lúc
cộng tác, làm ăn với họ, xin kể một câu chuyện nhuốm mày “ giai thoại” Việt-Trung
về việc Giang Trạch Dân từng đe dọa Đỗ Mười, Lê Đức Anh…
Tháng 7 năm 1997, TBT Đỗ Mười và TT Võ văn Kiệt đã gặp
Giang Trạch Dân Bắc Kinh. Để hàn gắn vết thương
chiến tranh, lãnh đạo 2 nước đã thỏa thuận: báo chí 2 nước thôi không nhắc tới
cuộc chiến tranh Trung Quốc lấn chiếm biên giới Việt Nam…
Trong cuộc gặp Đỗ Mười, Giang
là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi
ý rất văn hoa, lại ưa xen vào các câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ,
câu từ khác với cách trình bày « dùi đcụ chấm mắm cáy » kiểu Đỗ Mười…
Trong một bữa chiêu đãi, Giang
nói móc Đỗ Mười do biết Đỗ Mười xuất thân làm nghề hoạn lợn: “Lợn Trung Quốc không to
béo bằng lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn
thái giám nên to lớn”…
Đỗ Mười biết bị Giang chơi xỏ, căm lắm. Trong lúc hai bên nâng ly, Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ :
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
(Đề Tam
Nghĩa tháp-Lỗ Tấn)
Thông dịch viên dịch lại cho Đỗ
Mười nghe nghĩa đen như sau: “Sau khi trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn
còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một cái, mới hiểu rõ ai là bạn ai là thù”.
Khi về khách điếm, các cố vấn
giảng giải thâm ý của Giang Trạch Dân về 2 câu thơ trên của Lỗ Tấn ngầm có ý đe
dọa.
Câu thứ nhất: Hãy coi gương của Lê Đức Anh.
Anh bị méo miệng, một mắt nhắm không được. Bán thân bất toại. Điều này thể hiện,
hàm nghĩa trong câu 1 có chữ: Độ là
bến đò. Tận là hết. Kiếp tiếng nhà Phật là tai vạ. Huynh là Anh. Nghĩa là thằng Anh bị tai
vạ hết kiếp…
Câu thứ hai: Bây giờ gặp nhau ở đây, tao
cười một tiếng để chúng mày biết cái tội lấy oán trả ân…
Mười nghe giảng xong lo sợ, nửa tin, nửa ngờ, dò hỏi Lê Đức Anh bị đánh
thuốc độc từ bao giờ?
Bọn tùy tùng cho biết: Cách đây mấy năm, Lê Đức
Anh với Võ Văn Kiệt sang Quảng Đông họp. Trong dịp đó Anh được tặng một cái áo.
Chính cái áo có tẩm nước hoa đã làm cho Anh bị xuất huyết não, thành bán thân
bất toại.
Mười nhớ lại, không những Lê Đức Anh mà Đào Duy Tùng, Lê Mai đều bị đầu
độc cùng một kiểu như thế cả.
(Theo tư liệu của GS Trần Đại Sỹ)…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét