Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

“BẢO VỆ CÁN BỘ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” LÀ BẢO VỆ CÁI GÌ ?; Bảo vệ lãnh đạo trên không gian mạng: ‘Bàn tay không thể che được bầu trời’

RFA

Nội dung hiển thị trên 1 tài khoản Facebook cho thấy ý kiến bất đồng về lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng
Nội dung hiển thị trên 1 tài khoản Facebook cho thấy ý kiến bất đồng về lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng
 RFA

Thật và ảo

Thông tin về Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 18 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân  khai mạc ngày 15/10/2018 được báo chí trong nước nhắc đến khá cô đọng, cho dù các bài viết trên báo chí đều ghi rất rõ tiêu đề là “TP.HCM lên kế hoạch bảo vệ cán bộ trên không gian mạng.”
Thế nhưng, chi tiết của kế hoạch bảo vệ cán bộ đó cụ thể như thế nào, vì sao phải bảo vệ thì hoàn toàn không được nhắc đến.
Trên khía cạnh nào? Bảo vệ như thế nào?” là câu hỏi do nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nêu ra khi nhận định với RFA về đề nghị của Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân. Vấn đề lớn nhất ông nhìn thấy ở đây là sự cần thiết giữa đời thường và không gian mạng. Lãnh đạo cấp cao ngoài đời thường thì họ có những đội ngũ vệ sĩ để bảo vệ an ninh, an toàn, tính mạng của họ thì điều đó hoàn toàn đúng và bất kỳ nhà lãnh đạo của quốc gia nào hay thể chế nào thì đều coi đó là nhu cầu chính đáng.

“Nhưng không gian mạng thì nó không phải là con người thật. Có thể những người lãnh đạo của người cộng sản đó thì chỉ là những cái tên thôi, ví dụ cái tên Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP. HCM chẳng hạn, thì đó chỉ là những cái tên thôi chứ không phải là con người sinh học thực. Kêu gọi như vậy thì bảo vệ trên góc độ nào, uy tín của họ hay giá trị gì?”
Nhưng không gian mạng thì nó không phải là con người thật. Có thể những người lãnh đạo của người cộng sản đó thì chỉ là những cái tên thôi, ví dụ cái tên Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP. HCM chẳng hạn, thì đó chỉ là những cái tên thôi chứ không phải là con người sinh học thực. Kêu gọi như vậy thì bảo vệ trên góc độ nào, uy tín của họ hay giá trị gì? - Nguyễn Chí Tuyến
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Duy Hậu trên trang cá nhân có viết về văn bản này với ý kiến khá tương đồng với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến:
"Nó khiến cho ta chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc chính quyền đã thực sự tuyên chiến chống một kẻ thù nào đó trên mạng internet, hoặc con người trên internet của ta không bằng con người ngoài đời thật của ta..."
Theo phân tích của ông Nguyễn Chí Tuyến, là người đại diện cho một quốc gia, một chính quyền, khi mà sự ảnh hưởng của họ không còn giới hạn trong phạm vi vài cá nhân hay trong gia đình, thì mặc định họ phải chấp nhận những cái gọi là “búa rìu của dư luận”. Vấn đề này có thể thấy rất rõ ở các quốc gia có nền thể chế dân chủ. Người lãnh đạo làm tốt chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của họ thì sẽ nhận được những lời khen, và ngược lại.
Nói về Việt Nam, ông Nguyễn Chí Tuyến cho rằng:
“Những người Cộng sản ở Việt Nam, nếu như họ mà làm những điều gì xấu xa thì họ phải nhận những lời chỉ trích thậm chí những lời chửi bới thậm tệ thì cũng không có gì sai. Nếu họ làm được điều tốt thì đương nhiên dân họ sẽ giành cho những lời khen, những lời cảm ơn. Những cái đó thuộc về tình cảm con người, mà tình cảm con người thì phải xuất phát từ nhận thức và những cái người ta dành cho các vị lãnh đạo đó hoặc những con người cụ thể đó.”
Nhà báo tự do Nguyễn Vũ Bình có cùng suy luận với nhà Nguyễn Chí Tuyến. Ông cho rằng đề nghị của Thành uỷ TP HCM thể hiện 1 sự “độc tài và không biết tiếp thu”.
Người dân theo dõi thông tin việc nhà nước cảnh báo các 'thế lực thù địch' sử dụng Facebook
Người dân theo dõi thông tin việc nhà nước cảnh báo các 'thế lực thù địch' sử dụng Facebook RFA
“Không biết tiếp thu những phê phán của cộng đồng mạng. Tất nhiên với cộng đồng mạng thì sự phê phán có nhiều mức độ, không có giới hạn nhưng cần phải tiếp thu. Bởi vì việc mà ông phát ngôn những câu không cân xứng với vị thế khả năng của mình thì người ta chế nhạo là 1 việc rất bình thường trong xã hội cới mở.”
Thêm 1 nhận định khác, ông cho rằng “bảo vệ chính là triệt hạ”.
“Dùng Luật An ninh mạng để triệt hạ những ý kiến phê phán, phát biểu cũng như những hành động không cân xứng với vị thế của các vị lãnh đạo.”
Không biết tiếp thu những phê phán của cộng đồng mạng. Tất nhiên với cộng đồng mạng thì sự phê phán có nhiều mức độ, không có giới hạn nhưng cần phải tiếp thu.Bởi vì việc mà ông phát ngôn những câu không cân xứng với vị thế khả năng của mình thì người ta chế nhạo là 1 việc rất bình thường trong xã hội cới mở. - Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Không thể dập tắt tiếng nói bất đồng

Như nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Duy Hậu đã viết: “chính quyền đã thực sự tuyên chiến chống một kẻ thù nào đó trên mạng internet…”. Tuy nhiên, những bản án gần đây nhất mà nhà nước Việt Nam đã tuyên đối với các blogger, các Facebooker dùng mạng xã hội để thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến cho thấy rằng “kẻ thù” của chính quyền Việt Nam chính là những người lên tiếng đối lập với các chính sách, điều lệ mà nhà nước đã đề ra. Họ cho rằng các chính sách đó đi ngược lại với các điều khoản quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, chối bỏ quyền tự do ngôn luận, nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam. Những người mà các blogger, Facebooker đó lên tiếng chống đối cũng chính là các cán bộ, lãnh đạo đã hạ bút ký các quyết định đi ngược với lợi ích quốc gia và nhân dân.
Hành động bắt giam, tuyên án của nhà nước Việt Nam và đề nghị bảo vệ cán bộ lãnh đạo trên không gian mạng của Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân được nhà báo Nguyễn Vũ Bình gọi đó là “sự yếu kém về năng lực quản lý”. Ông phân tích rõ hơn:
“Những phát ngôn và hành động chính là thể hiện sự yếu kém về năng lực, mà người ta chế giễu là chế giễu những cái đó. Không thể nào quản lý được không gian mạng hay những lời chế nhạo đó. Những việc anh làm, anh nói không chuẩn với pháp luật với đạo lý thì người dân có quyền nói.”
Quan điểm cá nhân của nhà hoạt động  Nguyễn Chí Tuyến cho rằng khi đã là người của công chúng, đặc biệt là người đại diện cho cả chính quyền thì họ phải xác lập trong tư tưởng là chấp nhận những điều khen và tiếng chê.
“Làm lãnh đạo ngay cả khi tài giỏi đến mấy cũng không thể nào ra 1 quyết sắc hay thực hiện 1 việc nào đó mà lại không có những điều sai lầm. Thứ 2, 1 chính sách trong xã hội không thể nào bảo vệ hoặc mang lại điều tốt đẹp cho tất cả mọi tầng lớp, mọi con người trong xã hội. Một thiểu số trong xã hội đó người ta có thể bị ảnh hưởng thì người ta lên tiếng khi quyền lợi bị xâm phạm. Đó là điều rất bình thường.”
Do đó, ông Nguyễn Chí Tuyến khẳng định nếu vì muốn bảo vệ uy tín của các lãnh đạo Cộng sản trên không gian mạng mà ngăn cấm không cho người dân lên tiếng bày tỏ, thậm chí là sự than vãn hay chỉ trích thì không thể nào thực thi được. Ông nhấn mạnh “Bàn tay không thể che kín hết bầu trời.”
“Chúng ta đều là người. Không người nào trở thành thánh để có thể khống chế được điều đó.”
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh và văn bản

“BẢO VỆ CÁN BỘ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” LÀ BẢO VỆ CÁI GÌ ?
HOÀNG HẢI VÂN.

Đọc tin Thành ủy TP.HCM chuẩn bị kế hoạch bảo vệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo trên không gian mạng, tôi nghĩ mãi không biết họ bảo vệ như thế nào và bảo vệ cái gì.
Lâu nay chỉ nghe nói các yếu nhân, do những trọng trách quốc gia họ phải gánh vác nên được bảo vệ, như bảo vệ an ninh (tránh bị ám sát, tránh bị phiền nhiễu, giữ bí mật về hành tung…), bảo vệ sức khỏe. Họ được các cận vệ và bác sĩ theo sát, được hệ thống an ninh và các chuyên gia y tế-ẩm thực phòng ngừa các rủi ro, khi đến nơi có chiến sự họ còn được quân đội hộ tống. Những yếu nhân như vậy trong một đất nước không có nhiều và trên thế giới hầu như không có nước nào bảo vệ họ trên “không gian mạng” cả (trừ những nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Iran… tôi không biết). Trên không gian mạng, không có ai làm hại họ về an ninh và sức khỏe, trừ phi họ tự chuốc lấy.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt và cận cảnh
Trên không gian mạng, chỉ có trẻ em cần được bảo vệ, bằng cách giới hạn thời gian sử dụng internet và hướng dẫn chúng được làm cái này, không được làm cái kia. Một yếu nhân như Tổng thống Trump của nước Mỹ, người ta cũng chỉ thấy ông ấy tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các tài khoản twitter và facebook để tự vệ “dĩ độc trị độc”.
Tôi cũng không nghe nói lãnh đạo cấp cao của nước ta được “bảo vệ trên không gian mạng”. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ai cũng bị một số trang mạng chỉ trích, thậm chí bêu riếu, bôi nhọ. Một số vị bị bêu riếu nhiều đến mức, nếu các vị đó đọc thì sẽ vuốt mặt không kịp, nhưng nói chung hình như chẳng có “xi nhê” gì đối với các vị. Làm chính trị thì phải đối mặt với các chỉ trích, chỉ trích nào đúng thì nên tiếp thu. Còn bị chỉ trích sai hay bị vu khống, bôi nhọ thì cần có bản lĩnh “thiệt vàng không sợ gì lửa”.
Trong một nhà nước pháp quyền, việc ngăn chặn tình trạng vu khống, bôi nhọ là để cho toàn dân không ai trở thành nạn nhân của tình trạng đó, chứ không phải ngăn để bảo vệ riêng lãnh đạo, lãnh đạo chỉ có thể được hưởng một môi trường lành mạnh mà toàn dân cùng được hưởng, nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng đặc quyền đặc lợi. Hy vọng rằng các vị lãnh đạo cấp cao của đất nước biết tránh càng xa càng tốt việc ban hành các chính sách tạo đặc quyền đặc lợi cho thành phần của mình mà đẩy rủi ro cho toàn dân hứng chịu.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trong nhà
Ở tầm quốc gia còn chưa ai dám, thì hà cớ gì lãnh đạo TP.HCM lại muốn sử dụng lực lượng quân đội và công an thiết lập hệ thống đặc quyền đặc lợi để bảo vệ riêng cho họ trên không gian mạng ?
Trong tình hình bất kỳ ai cũng có thể bị vu khống, bôi nhọ trên không gian mạng thì thiết lập một hệ thống để bảo vệ riêng cho một nhóm người không những vừa vô cùng tốn kém và không có hiệu quả mà còn đẩy toàn thể dân chúng còn lại vào vòng rủi ro. Sự tốn kém để duy trì hệ thống vô duyên không hiệu quả này có khi còn gấp nhiều lần chi phí dùng để xây … nhà hát giao hưởng.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười
Nếu lãnh đạo TP.HCM tự cho mình là những đứa trẻ 😛 cần được bảo vệ trên không gian mạng thì hãy tự thực hành một số việc sau đây :
1- Không tham nhũng, không hối lộ, không phục vụ cho các nhóm lợi ích, không gái trai đồi trụy. Trong sạch thì chẳng sợ gì bị chỉ trích.
2- Không truy cập vào những trang web khiêu dâm và các địa chỉ đen trên mạng, cái này rất có hại cho sức khỏe tâm thần. 😛
3- Nhờ các chuyên gia công nghệ thông tin hướng dẫn các thủ thuật tự bảo mật để tránh bị hack nhằm khỏi mất tài khoản email, mạng xã hội, mất dữ liệu làm việc và mất tiền trong thẻ tín dụng.
4- Nếu như bị vu khống, bôi nhọ, bị kiểm soát đời tư… thì hãy chờ cho khi nào toàn dân được an toàn các vị sẽ được an toàn.
Một đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, tự do kinh doanh sẽ kéo theo tự do chính trị. Chấp nhận một đất nước như vậy thì phải chấp nhận sống chung với những rủi ro mà quá trình tự do hóa mang lại. Những rủi ro đó là bé hơn rất nhiều so với những thành tựu mà quá trình tự do hóa đem đến. Ai cứ khư khư muốn giữ an toàn cho mình và đẩy rủi ro qua cho dân thì không đủ tư cách làm lãnh đạo.
P/S ảnh các cán bộ tiêu biểu mà thành ủy đang cần có kế hoạch phải bảo vệ vì những con người này có thành tích và công lớn giúp người dân Thủ Thiêm biến thành dân oan.

HOÀNG HẢI VÂN

Không có nhận xét nào: