Nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng việc chuyển nhượng đất rừng phòng hộ từ gia đình 1 công nhân lâm trường sang cho gia đình ca sĩ Mỹ Linh là vi phạm luật Lâm nghiệp.
GS. Đặng Hùng VõLiên quan đến hàng loạt công trình sai phạm xây trên đất rừng phòng hộ ở 2 xã Minh Trí và Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường (bộ TN&MT) đã có trao đổi ngắn với PV báo Người Đưa Tin.
Theo đó, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, có thể có sự tiếp tay của chính quyền địa phương tại các công trình vi phạm này.
Hiện nay chưa có chứng cứ nhưng theo tôi, đã có những biểu hiện về việc chính quyền tiếp tay, “bật đèn xanh” cho các công trình vi phạm và không xử lý các vi phạm sau khi đã có kết luận thanh tra.
GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường
Bởi vì, theo ông Võ, những công trình đồ sộ này mọc lên giữa rừng phòng hộ không phải ngày một ngày hai, hàng ngày máy móc và công nhân vẫn làm việc miệt mài thì chính quyền không thể nói là không biết được.
“Thế nhưng, đến khi các công trình này hoàn thành, vấp phải sự phản ánh gay gắt của người dân thì chính quyền mới x.a’ c nhận là có vi phạm” – GS. Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.
Về công trình xây dựng của gia đình ca sĩ Mỹ Linh, vị nguyên Thứ trưởng bộ TN&MT chia sẻ, ông được biết chính quyền xã x.a’ c nhận việc ca sĩ Mỹ Linh được phép xây dựng vì họ mua đất của các hộ dân và được cấp bìa đỏ để xây dựng.
“Theo như tôi biết thì đất đai đó (đất mà ca sĩ Mỹ Linh mua – PV) được chuyển nhượng từ 1 hộ gia đình cán bộ công nhân viên ở lâm trường từ năm 2001 nhưng không sang tên cho đến khi bị phát hiện năm 2013. Sau đó trên diện tích của gia đình cũ được cấp giấy chứng nhận là 600m2, cô này xây dựng nhiều hơn diện tích cũ được cấp phép.
Năm 2013, chính quyền đã giải thích khuyết điểm ở đây là chuyển nhượng nhưng không làm thủ tục mà chỉ có chính quyền xã x.a’ c nhận vào hợp đồng chuyển nhượng.
Tôi cho rằng ngay việc nhận thức của chính quyền cũng là sai. Bởi vì cán bộ công nhân viên được giao đất lâm trường để làm vườn cây và có thế làm nhà ở tạm nhưng đó chỉ là cho nội bộ cán bộ công nhân viên của lâm trường chứ không có quyền chuyển nhượng rồi xây nhà kiên cố.
Pháp luật chỉ cho phép chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất chứ không cho phép chuyển nhượng đất lâm trường, nhất là đất rừng phòng hộ” – ông Võ nói.
Công trình nhà ca sĩ Mỹ Linh ở Sóc Sơn
Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, hàng loạt công trình xây dựng (nhà ở, biệt thự, khu nghỉ dưỡng…) quy mô lớn mọc giữa rừng phòng hộ thuộc xã Minh Trí và Minh Phú thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Điều đáng nói là những công trình vi phạm này đã được Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra và có kết luận từ 12 năm trước (năm 2006), yêu cầu các chủ công trình và chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục vi phạm, xử lý dứt điểm nhưng cho đến nay những công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại, thậm chí vẫn tiếp tục thi công xây mới.
Mới đây, ngày 10/10/2018, UBND TP.Hà Nội có công văn yêu cầu thanh tra toàn diện về vi phạm đất đai và trật tự xây dựng tại khu vực xã Minh Phú và xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Tại buổi giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội chiều 16/10/2018, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho hay, nhà của ca sỹ Mỹ Linh đã nằm trong danh sách các công trình vi phạm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về đất rừng Sóc Sơn giai đoạn 2006 – 2008.
Ông Tuấn cũng x.a’ c nhận, huyện đã nhận được chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội và hiện đã chỉ đạo UBND xã Minh Phú xử lý công trình vi phạm xong trong tháng 11/2018.
Theo: báo mới
Nhiều tòa nhà đang thi công ở rừng Sóc Sơn, chính quyền nói 'là nhà tạm'
Các tòa nhà ở rừng Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn được xây dựng, nằm sâu trong núi, ẩn dưới tán cây, lãnh đạo xã cho rằng "đây là nhà tạm" và nói "sẽ kiểm tra".
Sau phản ánh của báo chí về vi phạm quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, ngày 10/10, Hà Nội đã yêu cầu thanh tra toàn diện lĩnh vực liên quan trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay tại xã Minh Trí và Minh Phú.
Những ngày gần đây, hai bên tuyến đường 35 đi vào xã Minh Phú, hoạt động xây dựng vẫn diễn ra bên trong nhiều công trình. Một số tòa nhà cao từ hai đến ba tầng được xây dựng kiên cố, đang thi công dở dang, cạnh đó là xe tải, máy ủi. Đa số công trình xây dựng nằm sâu trong núi, ẩn dưới tán cây.
Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó chủ tịch UBND xã Minh Phú cho biết, từ năm 2008 đến nay, chính quyền không cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bất cứ hộ dân nào. Trong 10 năm qua, bên cạnh các vi phạm cũ, cơ quan chức năng phát hiện thêm 12 công trình có vi phạm.
"Xã đã cử người đến yêu cầu tạm dừng xây dựng ở các công trình này", ông Tâm khẳng định.
Khi được xem hình ảnh các tòa nhà đang thi công giữa tháng 10, lãnh đạo xã Minh Phú cho rằng "đây là nhà tạm" và nói "sẽ kiểm tra".
“Trước khi xác định là đất rừng phòng hộ thì khu vực này đã có rất nhiều gia đình sinh sống. Giai đoạn trước 2008, người dân còn được kêu gọi lên đây xây dựng nhà cửa. Các cánh rừng khi đó là đồi trọc, nhiều người dân tự nguyện trồng rừng mới được như bây giờ”, ông Tâm thông tin thêm.
Đề cập cụ thể đến một khu du lịch sinh thái là tổ hợp công trình gồm sân bóng đá, hồ nước, bể bơi, nhiều tòa nhà lớn đang được xây dựng trên địa bàn, lãnh đạo xã Minh Phú cho hay "gia chủ được giao 400 m2 đất ở và 15 ha để chăn nuôi".
"Cách đây ba tháng, chính quyền đã cử công an vào kiểm tra và yêu cầu tạm dừng xây dựng. Thời điểm đó họ xây toàn các nhà tạm nên không xử lý. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại xem họ có vi phạm không”, ông Tâm nói.
Về biệt thự ca sĩ Mỹ Linh, lãnh đạo xã Minh Phú xác nhận công trình này được xây dựng trước năm 2008. Cụ thể theo tài liệu thanh tra, năm 2001, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh nhận chuyển nhượng gần 12.700 m2 đất của ông Đỗ Xuân Lâm (nguyên công nhân lâm trường Sóc Sơn). Việc chuyển nhượng được UBND xã Minh Phú xác nhận, UBND huyện Sóc Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 600 m2 đất ở (trên tổng diện tích gần 12.700 m2 đất rừng phòng hộ).
Theo kiểm tra thực tế năm 2009, gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây dựng ngôi nhà một tầng diện tích khoảng 300 m2, nhà thu âm 90 m2, bể bơi 60 m2, cùng 300 m2 trồng cỏ... Toàn bộ khu nhà, đất có tường rào bao quanh kiên cố. Lúc này, gia đình trình bày việc xây dựng các công trình được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép, nhưng không cung cấp được giấy phép xây dựng cho đoàn thanh tra.
Trên xã Minh Trí, thông tin từ lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho hay, hiện có 27 công trình xây dựng trên đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Minh Tân. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là "do lịch sử để lại" khi người dân lên đây làm kinh tế trước khi xác định, điều chỉnh quy hoạch rừng.
Theo quan sát, một trong những tổ hợp công trình lớn nhất được xây dựng trải dài dưới chân quả đồi thuộc thôn Minh Tân. Khu đất rộng lớn này vốn quy hoạch thành vườn quả, song chủ đầu tư lại xây dựng các công trình. Cơ quan chức năng đã yêu cầu tạm dừng thi công, tuy nhiên, hiện nhiều công nhân vẫn xây cất phần ngoại thất, tiểu cảnh của dự án.
Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội mới đây, ông Đỗ Minh Tuấn - Phó chủ tịch huyện Sóc Sơn cho hay, huyện đã chỉ đạo thiết lập hồ sơ vi phạm, yêu cầu các xã Minh Phú và Minh Trí đình chỉ công trình thi công; xã Minh Phú xử lý xong công trình vi phạm trong tháng 11.
"Huyện ủy đã thành lập đoàn kiểm tra các dấu hiệu vi phạm và sẽ sớm có kết luận để chủ động xử lý cán bộ", ông Tuấn khẳng định.
12 năm trước (năm 2006), Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất rừng tại lâm trường Sóc Sơn và 9 xã; thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn mọc lên; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất.Những vi phạm cũ chưa xử lý hết thì lại có thêm nhiều sai phạm mới. Trong hơn hai năm (tháng 1/2016 đến tháng 6/2018), qua kiểm tra 28 trường hợp xây dựng ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí, nhà chức trách đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với 12 trường hợp "tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép". 16 trường hợp còn lại được chính quyền huyện báo cáo "đã xây dựng từ những năm trước và sử dụng ổn định".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét