Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

HÀ NỘI CÓ 2 CHỦ TRƯƠNG SAI LẦM, QUÁI GỞ

Phạm Viết Đào.


IMG_2450

1/Quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Xuân Mai
26/9/2018 vừa qua, Hà Nội vừa tổ chức tọa đàm về việc xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông.” Thông tin tại cuộc tọa đàm này, ông Lê Trung Hiếu, Phó Ban QLDA đường sắt Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, Hà Nội có 8 tuyến đường sắt đô thị trung tâm và một số tuyến được kéo dài để kết nối với đô thị vệ tinh. Trong đó, tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông được quy hoạch kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, theo hướng QL6, với tổng chiều dài 33km (kéo dài thêm 20km)…” http://www.baogiaothong.vn/duong-sat-cat-linh--ha-dong-se-duoc-keo-dai-them-20km-d273306.html
Đây là một chủ trương sai lầm, quái gở. Bởi vì Chính phủ đã sai lầm khi quy hoạc khu công nghệ cao tại Hòa Lạc, hy vọng biến vùng đồi núi này của tỉnh Hòa Bình thành một đặc khu thu hút các nhà đầu tư để xây dựng thành “ đặc khu” công nghệ cao…
Xin hỏi, chủ trương này đã có cách đây vài chục năm rồi nhưng đến nay đã thu hút được bao nhà đầu tư, bao trung tâm công nghệ cao vào làm ăn? Trong khi đó thì các nhà đầu tư đổ xô vào Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang…
Một điều đơn giản, dễ hiểu sao các nhà quy hoạch không nhìn thấy, do “ ngu lâu” hay dính bả Tàu. Các khu công nghiệp, các trung tâm công nghiệp bao giờ cũng gắn với cảng hàng không, cảng biển. Chẳng các nhà đầu tư nước ngoài nào ngu dại lại vào xây dựng các cơ sở công nghiệp tại Hòa Lạc để rồi khi phải chở hàng hóa đi phải chui qua cái “ nút cổ chai” Hà Nội. Thành ra người ta tránh không vào…
Đáng lẽ phải thấy sai lầm này mà tìm cách khắc phục hậu quả, đằng này lại đổ vốn xây dựng đại lộ Thăng Long, rải cái thảm đỏ ngốn hàng ngàn tỷ để cho oai? Đại lộ Thăng Long phục vụ gì cho đầu tư công nghiệp? Có nó có thêm nhà đầu tư nào vào?
Bây giờ Hà Nội lại quy hoạch xây dựng thêm tuyến đường sắt trên cao nối thêm 20 km, tức phải ngót nghét 1 tỷ USD tức trên 20.000 tỷ VNĐ để chuyên chở cái gì trên Lương Sơn-Hòa Bình?
Tỉnh Hòa Bình chưa tới 1 triệu dân, sản phẩm của Hòa Bình nổi tiếng mấy lâu nay chiếm lĩnh thị trường Hà Nội đó là cam Cao Phong? Phải chăng, bỏ ra cả tỷ USD để giúp phát triển cam Cao Phong?
Kết quả hình ảnh cho Cam Cao Phong
Hay Hà Nội dự kiến quy hoạch thủ đô thành trung tâm kinh tế trang trại của thế giới, do vậy phải quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc để biến Hòa Bình thành Hà Nội 3 sau Hà Tây…

2/ Chủ trương xây trụ sở đồng phục cho các cơ quan hành chính nhà nước
Người phương tây có câu: Chiếc áo không làm nên thầy tu…Muốn khắc chế cái tệ nạn “ Hà Nội không vội được đâu” mà lại bằng giải pháp đập xây trụ sở cho nó ngiêm ngắn, đồng phục thì quả là một chủ trương quái gở, đốt tiền dân…
Trong xây dựng, chi phí thiết kế công trình chưa tới 1 %, cái việc tiết kiệm thiết kế này chỉ là vớ vẩn, tiết kiệm cái giây thừng. Với chủ trương này, hàng loạt trụ sở đã xây dựng trước đây, đang sử dụng tốt sẽ bị đập đi xây dựng lại cho nó đồng phục…
Cứ hình dung: trụ sở của cơ quan phường phải có chỗ làm việc cho các các ban của ủy ban, đảng ủy, công đoàn, mặt trận, đoàn thể…muốn xây dựng phải bỏ kinh phí không dưới 150 tỷ? Trụ sở của quận huyện phải từ 500 tỷ trở lên. Với số tiền này nhân với con số quận huyện, phường xã thì số tiền sẽ lên tới hàng trăm ngàn tỷ…
Trong khi đó thì các cơ quan nhà nước này đã có và có ai phải ra quán làm việc đâu? Bệnh viện trường học thì quá tải ?
Vậy thì ban hành ra cái chủ trương quái gở này phải chăng để đốt tiền thuế của dân?!


P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: