Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Sai phạm nghiêm trọng về thu hồi đất; Thấy gì từ những sai phạm ở Thủ Thiêm

Tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, UBND TP.HCM đã vi phạm trong việc thu hồi đất ngoài ranh (ngoài quy hoạch), không có quyết định thu hồi đất đối với người dân có đất bị thu hồi.
khu do thi moi thu thiem sai pham nghiem trong ve thu hoi dat
(Ảnh minh họa: Quang Nhựt/TTXVN)
Tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm trong việc thu hồi đất ngoài ranh (ngoài quy hoạch), không có quyết định thu hồi đất đối với người dân có đất bị thu hồi.
Trong khi vi phạm này chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm thì điều tương tự cũng đã xảy ra ở dự án Khu Công nghệ cao (quận 9).

Thu đất nằm ngoài quy hoạch

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về giao nhiệm vụ chuẩn bị thành lập Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, xác định quy mô tổng diện tích là 800ha tại quận 9.
Đến năm 2002, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi toàn bộ diện tích là 804ha, tăng 4ha và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại văn bản số 572/CP.

Việc thu hồi diễn ra tại 5 phường quận 9 gồm Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ và Phước Long B. Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, trên thực tế thành phố lại thu hồi đất tại phường Hiệp Phú mặc dù trong Quyết định 989/QĐ-TTg của Thủ tướng không đề cập đến đồng thời không thu đất tại phường Phước Long B được xác định trong Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 95/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể và dự án xây dựng Khu Công nghệ cao giai đoạn 1 với tổng diện tích là 804 ha tại 6 phường ở quận 9 (bổ sung thêm phường Hiệp Phú cùng với 5 phường cũ).
Trong lần thứ 2 thu hồi đất, Ủy ban Nhân dân thành phố đã thu hồi bổ sung 6,9 ha để thực hiện dự án khi chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Đặc biệt, trong lần thu hồi đất thứ 3, Ủy ban Nhân dân thành phố đã thu hồi bổ sung tới 102ha khi chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Năm 2005, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 4525/UBND-ĐT báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể dự án đầu tư xây dựng mới Khu Công nghệ cao, từ 804 halên 913ha.
Đến năm 2006, Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4877/QĐ-UBND điều chỉnh địa danh thu hồi đất, thay tên phường Phước Long B thành phường Hiệp Phú. Đây chính là động thái hợp thức hóa cho việc thu hồi đất ngoài ranh dự án không có trong Quyết định số 989/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này dẫn tới khiếu nại bức xúc gay gắt của các hộ dân bị thu hồi đất.
Ngày 18/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 458/QĐ-TTg điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể Khu Công nghệ cao với nội dung dự án được xây dựng trên 5 phường quận 9 gồm phường Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ (bỏ phường Phước Long B) với diện tích 913 ha.
Năm 2008, Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu Công nghệ cao, xác định diện tích tổng thể của dự án là 913ha; trong đó, đất khu Công nghệ cao là 872ha và 41ha là đất các dự án khác nằm trong ranh dự án.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 24/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 xác định, Khu Công nghệ cao quận 9 có quy mô 872ha.
Đáng chú ý, Quyết định này của Thủ tướng không nhắc đến 41ha mà Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt dưới tên gọi “các dự án khác.”
Chưa kể Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao Ủy ban Nhân dân quận 9 thu hồi thêm 149ha đất nằm ngoài ranh Khu Công nghệ cao (khu 913 ha) để lập 9 dự án gồm 7 dự án tái định cư, 1 khu nhà ở chuyên gia và 1 khu nhà lưu trú cho công nhân.
Như vậy, tổng cộng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi 1.062ha đất.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc thu hồi này thể hiện công tác quy hoạch quỹ đất phục vụ tái định cư không sát thực tế.
Mặc dù trong ranh quy Khu Công nghệ cao đã quy hoạch khu nhà ở chuyên gia với diện tích 27,76 ha đến nay chưa xây dựng nhưng vẫn thu hồi thêm đất ngoài ranh với diện tích 62,2ha.

Hàng loạt sai phạm khác

Kết luận số 10/KL-TCQLĐĐ ngày 13/12/2015 của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Minh Tuấn cho Công ty cổ phần Kiến Á tham gia ký hợp đồng với Ban Quản lý Khu Công nghệ cao để thi công đầu tư hạ tầng với tư cách chủ đầu tư là không đúng quy định.
Lợi dụng tư cách chủ đầu tư dự án, Công ty cổ phần Kiến Á đã chuyển nhượng khu B với 4,9ha trong khi chưa ký hợp đồng chuyển nhượng nền đất tại dự án. Sau đó, lại chuyển nhượng nền nhà, thay đổi diện tích 1,8ha đất phân ra 166 lô (100 nền liên kế và 66 nền biệt thự).
Theo Thanh tra Chính phủ, có cơ sở khẳng định hành vi này đã gây thất thoát cho ngân sách thành phố 8 tỷ đồng do phải mua qua trung gian là Công ty cổ phần Kiến Á.
Mặt khác, theo Thanh tra Chính phủ, do buông lỏng quản lý nên Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9 đã rút vốn bồi thường của dự án Khu Công nghệ cao để tạm chi cho các chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao, Công ty cổ phần Kiến Á, Công ty Quản lý và Phát triển đô thị quận 9 để xây dựng dự án khu tái định cư. Đây là hình thức chiếm dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Từ thực tế trên, Ủy ban Nhân dân quận 9 đề xuất và được Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận cân đối, điều chuyển 5.668/7.383 căn hộ và nền đất thuộc 8 dự án tái định cư để bố trí tái định cư cho “các dự án trọng điểm khác”. Nhưng trên thực tế, “các dự án trọng điểm khác” lại là những dự án có thu hoặc có tính chất thương mại, có vốn đầu tư ngoài ngân sách.
Điều này trái với Luật Đất đai 2003, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương thu hồi tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá thành xây dựng căn hộ chung cư hoặc nền đất từ việc điều chuyển 5.668/7.383 căn hộ nói trên; đồng thời, chấm dứt ngay việc chi tạm ứng từ nguồn kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng của từng dư án cho chủ đầu tư.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần thu hồi 81 tỷ đồng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ Công ích quận 9 đã vi phạm trong việc ứng vốn ngân sách từ năm 2005 nhưng đến nay chưa hoàn trả ngân sách.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, các quyết định thu hồi đất của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không phối hợp với các bộ ngành liên quan, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, từ năm 1998-2008, Ủy ban Nhân dân thành phố không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà chỉ căn cứ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghiệp kỹ thuật cao do Viện Quy hoạch xây dựng thành phố thiết lập nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để rồi điều chỉnh tăng gần 4ha là không đúng quy định đối với Luật Đất đai 1993 và Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ khi thực hiện thu hồi và giao đất.
Mặt khác, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng làm sai quy định về xác định ranh giới đất phải thu hồi, sai sót trong việc công bố quy hoạch, không lập bản đồ xác định vị trí ranh giới, mốc giới kèm theo quyết định thu hồi đất. Hội đồng bồi thường không lập phương án đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư.
Trong tổng số 3.113 hộ dân bị thu hồi đất thì có tới 2.035 hồ sơ được Ủy ban Nhân dân quận 9 kiểm kê, ban hành quyết định công bố giá trị bồi thường trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (ngày 1/7/2004) gây thiệt thòi cho người dân, dẫn tới bức xúc và khiếu nại kéo dài.
Ngoài ra, có thêm 470 hộ dân phải di dời khi thành phố thu hồi thêm 149ha nằm ngoài ranh dự án để phục vụ công tác xây dựng các khu tái định cư.
(https://vietnambiz.vn/khu-do-thi-moi-thu-thiem-sai-pham-nghiem-trong-ve-thu-hoi-dat-98400.html)


Thấy gì từ những sai phạm ở Thủ Thiêm

Sai phạm này điển hình cho việc thay đổi liên tục quy hoạch của một số dự án và làm “biến dạng” hẳn quy hoạch ban đầu. Dù rằng “biến dạng” mỗi nơi một kiểu, nhưng tác hại đến xã hội thì không thể đong đếm.



Mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khu tái định cư 160 ha, nhưng UBND TP.HCM đã giao đất cho 51 dự án để đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng với tổng diện tích khoảng 144,6 ha.
Mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khu tái định cư 160 ha, nhưng UBND TP.HCM đã giao đất cho 51 dự án để đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng với tổng diện tích khoảng 144,6 ha.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, mọi việc đã dần sáng tỏ.
Kết luận thanh tra vừa được công bố đã lộ diện những góc khuất của Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm.
Kết luận thanh tra chỉ rõ, sau khi có Quyết định 367 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch, TP.HCM đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến khu đô thị này bị “biến dạng”.
Trong Quyết định 367 năm 1996, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm (ĐTTT) 930 ha gồm: Khu đô thị mới 770 ha và Khu tái định cư (Khu TĐC) 160 ha nằm giáp ranh. Nhưng, thành phố lấy đất trong Khu TĐC 160 ha để giao cho hàng loạt doanh nghiệp làm 51 dự án, sau đó "thu lượm" đất ở nhiều nơi khác bù vào. Có nhiều nơi Khu TĐC cách khu đô thị mới đến 15 km.
Sau những động thái này của TP HCM, Thủ tướng có công văn hỏa tốc đề nghị thành phố thu hồi 160 ha đất tái định cư "phù hợp với Quyết định 367". Nhưng trên bảo dưới không nghe, công văn hỏa tốc của Thủ tướng không tác động gì đến chính quyền sở tại, mọi việc vẫn được tiến hành như không có gì xảy ra.
Và không chỉ vậy, sai phạm lại chồng tiếp sai phạm. Kết luận thanh tra chỉ rõ những sai phạm của lãnh đạo thành phố như: giao đất không qua đấu giá, giao đất không đúng với giấy phép kinh doanh; không đúng thẩm quyền; không có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt; chưa ký hợp đồng thuê đất vẫn cho phép sử dụng. Các dự án này khi triển khai thì lấn sông, xây dựng công trình sai quy hoạch, vượt số tầng, tính toán tiền sử dụng đất sai...
Những sai phạm này cho thấy, chính quyền địa phương lúc đó đã bất chấp chỉ đạo của Thủ tướng và coi thường quyền lợi người dân
Thậm chí, các lần điều chỉnh quy hoạch của UBND TP.HCM vào thời điểm 2005 và 2012 đã loại bỏ chức năng trung tâm hành chính (18 ha) mà trước đó Quyết định 367 của Thủ tướng đã xác định rõ; tăng chức năng đất ở lên hơn gấp 2 lần so với Quyết định 367...
Những sai phạm trên nổi rõ trong nội dung bao trùm: Thay đổi liên tục quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vậy vì sao họ dám thay đổi quy hoạch, thay đổi đó vì mục đích gì?
Câu hỏi này chắc chắn sẽ được các cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Về nội dung này, trao đổi với Dân trí, một cán bộ cấp vụ thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết, "Trước mắt, TP HCM phải xử lý cá nhân, tổ chức liên quan các sai phạm. Nếu hết thời gian quy định thành phố không có động thái gì, chúng tôi sẽ kiểm tra và ra kết luận sau thanh tra để báo cáo Thủ tướng có các bước xử lý tiếp theo."
Những vi phạm tại Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm cho thấy, nó điển hình cho các sai phạm khi triển khai các dự án bất động sản nói chung và dự án các khu đô thị nói riêng.
Những sai phạm này có hai đặc điểm bao trùm:
Một là, quy hoạch liên tục bị thay đổi. Điều đáng nói là, tất cả thay đổi theo hướng tăng mật độ xây dựng; quỹ đất công cộng biến thành chung cư. Ví dụ điển hình, Dự án Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm, Hà Nội đã bị thay đổi quy hoạch: Quỹ đất công cộng 4 ha có vị trí đẹp ở đầu bán đảo Linh Đàm bị biến thành 12 tòa chung cư cao 40 tầng. Thậm chí, Dự án Khu Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang triển khai cũng bị thay đổi quy hoạch với xu hướng tăng mật độ đất ở, thay đổi chức năng sử dụng, khiến dân nơi đây đang khởi kiện ra tòa án.
Hai là, cách giải quyết của các cơ quan chức năng chậm đến mức khó hiểu. Cũng như Thủ Thiêm, các đơn từ khiếu kiện của dân Hà Nội trong các khu này vẫn nằm trong vòng xoay tít mù.
Ngay như việc “xẻ thịt” bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng, đã có đơn từ tố cáo và công luận phản ánh từ rất lâu nhưng đâu vẫn nguyên đấy. Mãi đến khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiên quyết phải xử lý tất cả sai phạm, vụ việc này mới được xử lý đến nơi đến chốn.
Vậy đến khi nào những đối tượng gây ra những sai phạm ở Thủ Thiêm, ở bán đảo Linh Đàm mới bị đưa ra ánh sáng giống như ở Đà Nẵng?
Tất cả mong sớm làm rõ, càng sớm càng tốt – đó là điều dư luận mong mỏi.
Vương Hà
(https://dantri.com.vn/dien-dan/thay-gi-tu-nhung-sai-pham-o-thu-thiem-20180916170131165.htm)

Khu Công nghệ cao quận 9: Sai phạm nghiêm trọng về thu hồi đất


Tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm trong việc thu hồi đất ngoài ranh (ngoài quy hoạch), không có quyết định thu hồi đất đối với người dân có đất bị thu hồi.

(Ảnh minh họa: Quang Nhựt/TTXVN)
Trong khi vi phạm này chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm thì điều tương tự cũng đã xảy ra ở dự án Khu Công nghệ cao (quận 9).
Thu đất nằm ngoài quy hoạch
Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về giao nhiệm vụ chuẩn bị thành lập Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, xác định quy mô tổng diện tích là 800ha tại quận 9.
Đến năm 2002, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi toàn bộ diện tích là 804ha, tăng 4ha và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại văn bản số 572/CP.
Việc thu hồi diễn ra tại 5 phường quận 9 gồm Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ và Phước Long B. Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, trên thực tế thành phố lại thu hồi đất tại phường Hiệp Phú mặc dù trong Quyết định 989/QĐ-TTg của Thủ tướng không đề cập đến đồng thời không thu đất tại phường Phước Long B được xác định trong Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 95/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể và dự án xây dựng Khu Công nghệ cao giai đoạn 1 với tổng diện tích là 804 ha tại 6 phường ở quận 9 (bổ sung thêm phường Hiệp Phú cùng với 5 phường cũ).
Trong lần thứ 2 thu hồi đất, Ủy ban Nhân dân thành phố đã thu hồi bổ sung 6,9 ha để thực hiện dự án khi chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Đặc biệt, trong lần thu hồi đất thứ 3, Ủy ban Nhân dân thành phố đã thu hồi bổ sung tới 102ha khi chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Năm 2005, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 4525/UBND-ĐT báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể dự án đầu tư xây dựng mới Khu Công nghệ cao, từ 804 halên 913ha.
Đến năm 2006, Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4877/QĐ-UBND điều chỉnh địa danh thu hồi đất, thay tên phường Phước Long B thành phường Hiệp Phú. Đây chính là động thái hợp thức hóa cho việc thu hồi đất ngoài ranh dự án không có trong Quyết định số 989/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này dẫn tới khiếu nại bức xúc gay gắt của các hộ dân bị thu hồi đất.
Ngày 18/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 458/QĐ-TTg điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể Khu Công nghệ cao với nội dung dự án được xây dựng trên 5 phường quận 9 gồm phường Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ (bỏ phường Phước Long B) với diện tích 913 ha.
Năm 2008, Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu Công nghệ cao, xác định diện tích tổng thể của dự án là 913ha; trong đó, đất khu Công nghệ cao là 872ha và 41ha là đất các dự án khác nằm trong ranh dự án.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 24/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 xác định, Khu Công nghệ cao quận 9 có quy mô 872ha.
Đáng chú ý, Quyết định này của Thủ tướng không nhắc đến 41ha mà Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt dưới tên gọi “các dự án khác.”
Chưa kể Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao Ủy ban Nhân dân quận 9 thu hồi thêm 149ha đất nằm ngoài ranh Khu Công nghệ cao (khu 913 ha) để lập 9 dự án gồm 7 dự án tái định cư, 1 khu nhà ở chuyên gia và 1 khu nhà lưu trú cho công nhân.
Như vậy, tổng cộng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi 1.062ha đất.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc thu hồi này thể hiện công tác quy hoạch quỹ đất phục vụ tái định cư không sát thực tế.
Mặc dù trong ranh quy Khu Công nghệ cao đã quy hoạch khu nhà ở chuyên gia với diện tích 27,76 ha đến nay chưa xây dựng nhưng vẫn thu hồi thêm đất ngoài ranh với diện tích 62,2ha.
Hàng loạt sai phạm khác
Kết luận số 10/KL-TCQLĐĐ ngày 13/12/2015 của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Minh Tuấn cho Công ty cổ phần Kiến Á tham gia ký hợp đồng với Ban Quản lý Khu Công nghệ cao để thi công đầu tư hạ tầng với tư cách chủ đầu tư là không đúng quy định.
Lợi dụng tư cách chủ đầu tư dự án, Công ty cổ phần Kiến Á đã chuyển nhượng khu B với 4,9ha trong khi chưa ký hợp đồng chuyển nhượng nền đất tại dự án. Sau đó, lại chuyển nhượng nền nhà, thay đổi diện tích 1,8ha đất phân ra 166 lô (100 nền liên kế và 66 nền biệt thự).
Theo Thanh tra Chính phủ, có cơ sở khẳng định hành vi này đã gây thất thoát cho ngân sách thành phố 8 tỷ đồng do phải mua qua trung gian là Công ty cổ phần Kiến Á.
Mặt khác, theo Thanh tra Chính phủ, do buông lỏng quản lý nên Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9 đã rút vốn bồi thường của dự án Khu Công nghệ cao để tạm chi cho các chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao, Công ty cổ phần Kiến Á, Công ty Quản lý và Phát triển đô thị quận 9 để xây dựng dự án khu tái định cư. Đây là hình thức chiếm dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Từ thực tế trên, Ủy ban Nhân dân quận 9 đề xuất và được Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận cân đối, điều chuyển 5.668/7.383 căn hộ và nền đất thuộc 8 dự án tái định cư để bố trí tái định cư cho “các dự án trọng điểm khác”. Nhưng trên thực tế, “các dự án trọng điểm khác” lại là những dự án có thu hoặc có tính chất thương mại, có vốn đầu tư ngoài ngân sách.
Điều này trái với Luật Đất đai 2003, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương thu hồi tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá thành xây dựng căn hộ chung cư hoặc nền đất từ việc điều chuyển 5.668/7.383 căn hộ nói trên; đồng thời, chấm dứt ngay việc chi tạm ứng từ nguồn kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng của từng dư án cho chủ đầu tư.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần thu hồi 81 tỷ đồng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ Công ích quận 9 đã vi phạm trong việc ứng vốn ngân sách từ năm 2005 nhưng đến nay chưa hoàn trả ngân sách.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, các quyết định thu hồi đất của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không phối hợp với các bộ ngành liên quan, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, từ năm 1998-2008, Ủy ban Nhân dân thành phố không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà chỉ căn cứ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghiệp kỹ thuật cao do Viện Quy hoạch xây dựng thành phố thiết lập nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để rồi điều chỉnh tăng gần 4ha là không đúng quy định đối với Luật Đất đai 1993 và Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ khi thực hiện thu hồi và giao đất.
Mặt khác, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng làm sai quy định về xác định ranh giới đất phải thu hồi, sai sót trong việc công bố quy hoạch, không lập bản đồ xác định vị trí ranh giới, mốc giới kèm theo quyết định thu hồi đất. Hội đồng bồi thường không lập phương án đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư.
Trong tổng số 3.113 hộ dân bị thu hồi đất thì có tới 2.035 hồ sơ được Ủy ban Nhân dân quận 9 kiểm kê, ban hành quyết định công bố giá trị bồi thường trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (ngày 1/7/2004) gây thiệt thòi cho người dân, dẫn tới bức xúc và khiếu nại kéo dài.
Ngoài ra, có thêm 470 hộ dân phải di dời khi thành phố thu hồi thêm 149ha nằm ngoài ranh dự án để phục vụ công tác xây dựng các khu tái định cư./.
Theo TRẦN XUÂN TÌNH (TTXVN/VIETNAM+)

Không có nhận xét nào: