Điều tra của Phạm Viết Đào.
( Rút từ trong Tập bản thảo: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG; Quý vị nào có nhu cầu đọc bản thảo, liên hệ với tác giả theo địa chỉ email: Hoanghtham9@gmail.com để được tặng..)
Cuối
năm 2010, sau khi tôi đưa loạt bài lên mạng về chiến cuộc tại Lão Sơn do Hà
Minh Thành ( Hà Chí Quang, quê Phú Yên ) Việt kiều tại Nhật dịch và chuyển cho;
Những tài liệu này có nguồn từ các trang mạng Trung Quốc đã chuyển qua tiếng
Anh. Một hôm, tôi được đạo diễn điện ảnh Lê Quốc gọi điện mời đến nhà ông, tôi
và ông cùng khu vực Bưởi. Tại đây, tôi gặp nhà ngoại giao Dương Danh Dy, người
mà bấy lâu nay tôi đã đọc và biết ông qua mạng. Ông cho biết, ông có thu thập
được một số thông tin quan trọng từ báo mạng Trung Quốc viết bằng tiếng Trung,
ông muốn chuyển cho tôi để tôi tùy nghi sử dụng. Một trong những tài liệu gây
chú ý với tôi đó là chiến dịch quân sự do phía Trung Quốc phát động vào cuối
tháng 5 đầu tháng 6/1985. Chiến dịch này, phía Trung Quốc giao cho Quân đoàn 67
thuộc Đại Quân khu Bắc Kinh, Quân đoàn trưởng là Tướng Trương Chí Kiên, không rõ
1 quân đoàn có bao nhiêu sư đoàn, thông tin không thể hiện chi tiết…
Đây
là chiến dịch Trung Quốc có tham vọng đẩy quân ta về phía Tây suối Thanh Thủy,
khôi phục là đường biên giới thời Thanh-Nguyễn Gia Long…Còn đường biên giới hiện
tại được xác định từ thời Pháp ký với Mãn Thanh…Tức là Trung Quốc có tham vọng chiếm
toàn bộ khu vực cao điểm 685 tới vùng cao điểm Đồi Đài, Đồi cô X. Đồi Chuối,
Hang Dơi; Phía Trung Quốc gọi là các cao điểm này với các tên 211, cao điểm
400, sau khi họ đã làm chủ 1509 và cao điểm 772.
Suối Thanh Thủy được đánh dấu vạch trắng trên bản đồ...
Tôi đã nhờ một số bạn bè và nhân viên của TS Nguyễn Xuân Diện, ( Viện Hán Nôm) dịch giúp các tài liệu này. Qua các tài liệu do nhà ngoại giao Dương Danh Dy cung cấp, tôi thấy nhiều bài viết thông tin về trận đánh do Quân đoàn 67, Đại quân khu Bắc Kinh tác chiến đã phải chịu thảm bại trong chiến dịch quân sự này. Sư đoàn 199 do Sư trưởng Túc Nhung Sinh con của Đại tướng Túc Dụ chỉ huy bị tổn thất nặng nề nhất. Sau trận này Túc Nhung Sinh bị huyền chức, chuyển qua công tác khác và 5 năm không được lên lon…
Tôi đã nhờ một số bạn bè và nhân viên của TS Nguyễn Xuân Diện, ( Viện Hán Nôm) dịch giúp các tài liệu này. Qua các tài liệu do nhà ngoại giao Dương Danh Dy cung cấp, tôi thấy nhiều bài viết thông tin về trận đánh do Quân đoàn 67, Đại quân khu Bắc Kinh tác chiến đã phải chịu thảm bại trong chiến dịch quân sự này. Sư đoàn 199 do Sư trưởng Túc Nhung Sinh con của Đại tướng Túc Dụ chỉ huy bị tổn thất nặng nề nhất. Sau trận này Túc Nhung Sinh bị huyền chức, chuyển qua công tác khác và 5 năm không được lên lon…
Sau thảm bại của chiến dịch khai hỏa 31/5/1985,
1 lính Trung Quốc đã phản chiến bắn bị thương Quân đoàn trưởng Trương Chí Kiên,
Túc Nhung Sinh nhanh chóng chui xuống bàn nên thoát chết, chỉ chết viên sĩ quan
cảnh vệ… Người lính phản chiến này sau đó đã tự sát. Số thương vong cụ thể
không thấy báo chí Trung Quốc đưa, chỉ thấy đưa sư đoàn 199, thuộc Đại quân khu
Bắc Kinh đã tan tác trong chiến dịch quân sự này…
Có trong tay các tài liệu do nhà ngoại
giao Dương Danh Dy cung cấp, tôi bỏ tiền ra thuê dịch. Sau khi nghiên cứu các
tài liệu của Trung Quốc, tôi tìm gặp một số CCB Vị Xuyên dò hỏi, kiểm chứng về
các thông tin liên quan tới trận chiến 31/5/1985.
Ngày
14/3/2012, nhân các CCB F 313 đã có cuộc gặp gỡ hàng năm tại thành phố Hà Giang,
tại cuộc gặp này, tôi đã gặp và hỏi chuyện Đại tá Bùi Như Lạc, ông nguyên là
Quyền Sư trưởng F 313 để hỏi thông tin về trận 31/5/1985.
Nhân
chứng 1: Đại tá Bùi Như Lạc, Quyền sư
trưởng: Những ngày mưa, lính F 313 cởi truồng lên giữ chốt
Đại tá Bùi Như Lạc, Nguyên Q Sư trưởng F 313
Tôi
có hỏi Đại tá Bùi Như Lạc về trận đánh 31/5/198, (ông nhớ nhầm là năm 1986) ông
cho biết: ông tham gia chỉ huy Sư 313 chiến đấu với Trung Quốc. Ông cho biết: Hồi
đó chỉ huy Trung Quốc rất chủ quan, do sự khích lệ của trận 12/7/1984 ta phản
công không thành, họ đã bắt loa lên tuyên bố quyết đánh để đẩy lùi Việt Nam
sang phía bên kia suối Thanh Thủy. Để triển khai chiến dịch này, phía Trung Quốc
tập trung 3 Quân đoàn của 3 quân khu: Đại Quân khu Thành đô, Đại Quân khu Bắc
Kinh và Đại Quân khu Tế Nam…
Khi
nghe phía Trung Quốc tuyên bố như vậy, ông và chỉ huy Sư 313 rất lo, vì khi họ
đã tuyên bố như vậy chắc chắn đối phương sẽ quyết tâm đánh cho bằng được. Tôi nhận
định: Trung Quốc sẽ đánh mạnh, đánh dài ngày. F 313 được giao phòng ngự khu vực
Đồi Đài, Đồi Cô X.; các cao điểm này phía Trung Quốc gọi là cao điểm 211 và cao
điểm 400…
Tướng Trương Chí Kiên, Quân trưởng Quân đoàn 14, Đại quân khu Bắc Kinh bị lính TQ phản chiến bắn trọng thương sau trận 31/5/1985...
Khi nghe đối phương tuyên bố như vậy,
Đại tá Bùi Như Lạc kể lại:” Trung Quốc
tuyên bố như vậy nhưng nếu mình biết địch thì mình thắng, mình không biết thì
mình thua. Nếu mình làm cho địch hiểu sai mình đi thì mình thắng. Thế nhưng việc
nắm địch rất khó vì bên kia là hậu phương của đối phương rồi. Lực lượng địch
bao nhiêu, triển khai ở đâu, từ hướng nào mình không dễ trinh sát thấy. Do đó
tôi quyết định F 313 phải chủ động phòng ngự. Tôi cho điều tất cả hỏa lực mạnh
lên trên tuyến trên. Bộ đội được tăng cường gấp đôi so với bình thường về mọi
phương diện từ khí tài, đạn dược đên quân số. Bố trí rất nhiều loại hình thông
tin phía trên để mất cái này có phương tiện khác. Tôi đã ra lệnh cho các đơn vị
sẵn sàng chiến đấu và tập trung nhiều binh lực, hỏa lực mạnh để đánh dài ngày với
Trung Quốc…
Vào
thời điểm đó, đêm nào tôi cũng thấy phía Trung Quốc bắn pháo rất mạnh sang trận
địa ta. Vào một đêm tôi trực chỉ huy thì thấy không thấy Trung Quốc bắn, pháo
im re từ đầu hôm cho tới nửa đêm. Tới 12 giờ đêm tôi lập tức cho báo động tất cả
anh em dậy và ra lệnh sẵn sàng chiến đấu. Hễ thấy địa điểm nào có súng nổ thì
pháo binh tuyến sau cứ căn cứ theo tọa độ đã tính toán nổ súng hợp đồng, chi viện.
Cứ bắn trước báo cáo sau không phải chờ lệnh vì sợ thông tin bị đứt. Pháo cứ nhằm
tọa độ đường tiến vào và cả đường rút ra bắn. Theo tính toán thì để đánh các điểm
chốt Đồi Đài và Đồi cô X., ( TRung Quốc đặt tên là 211 vã 400, Trung Quốc sẽ
cho quân đổ bộ từ điểm cao 772 mà họ đã làm chủ từ 1984, tràn xuống theo chiến
hào mà họ đã đào.
Đêm
đó Trung Quốc tấn công các cao điểm do F 313 phòng thủ này. Pháo của hai bên bắn
phá ác liệt vào trận địa của nhau. Cho đến 9 giờ sáng, Trung Quốc vẫn ào ạt đưa
quân tấn công vào các cao điểm mà ta đang chốt giữa này, mặc dù họ bị thương
vong rất nhiều. Tôi nhìn thấy rất nhiều bao tải xác được phía Trung Quốc vác ra.
Đến
9 giờ, thấy lính Trung Quốc vẫn ào xuống tấn công, tôi lập tức tôi lệnh cho sử
dụng loại bom nổ trên không của Mỹ ( CBU 54). Đây là loại bom khi tới mục tiêu
tới tầm độ cao 30-40 m thì nổ, đạn nổ trên không chụm xuống dưới sát thương hiệu
quả hơn B 52. Khi dùng loại pháo này thì tới quãng 10 g kém 15 không còn thấy quân Trung Quốc nống ra tấn
công ta nữa; theo tôi, quân Trung Quốc tôđã bị chết sạch. Sau trận đó tôi nhận
được thông tin là địch thiệt hại rất nhiều. Đó là trận quyết liệt nhất mà tôi
tham gia…
TBT Đảng CSTQ Hồ Diệu Bang thăm chiến trường Lão Sơn
Sau
trận tấn công thảm bại này, quân Trung Quốc cũng không dám lên lấy xác đang bị
chết la liệt tại trận địa rất nhiều. Còn bộ đội ta vẫn tiếp tục vào bám trụ để
giữ các chốt này. Phải 3-4 tháng sau mới hết mùi hôi thối của xác chết nhưng
quân giữ chốt của ta vẫn phải chịu đựng. Những tuần mưa nhiều, những anh em vào
giữ chốt gần như không mặc quần áo, vì mặc vào người lại ướt sũng nên tốt nhất
là cởi truồng lên lên giữ chốt cho tiện…Cứ hết tuần lớp khác lại thay ra và lớp
mới lại trần truồng vào giữ chốt…
P.V.Đ.
( Còn nữa...)
P.V.Đ.
( Còn nữa...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét