Phúc Lộc Thọ.
Nhiều năm nay Phúc Lộc Thọ
vẫn nghiền ngẫm về 2 câu trên được ghi là lời Sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm:
Bao giờ thằng ngốc làm vua
Thế gian cạo trọc, thầy chùa để râu ?
Vậy hai câu trên hàm nghĩa
gì và ứng vào giai đoạn nào của lịch sử đất nước ?
Có người cho rằng: “ thằng ngốc làm vua” nhằm ẩn chỉ vào Bảo
Đại, vì tên chữ Bảo Đại, nếu chiết tự viết bằng chữ Hán có chữ “ngốc” ở bên
trong bộ chữ này ?
Lý giải này có vẻ có cơ sở ?
Vậy thì câu sau: “Thế gian cạo trọc, thầy chùa để râu” thì
ứng vào điều gì, ai ?
Có ý kiến cho rằng: “Thầy chùa” để râu là ứng vào ông Hồ Chí
Minh, vì ông Hồ Chí Minh để râu và không lập gia đình; tuy là Chủ tịch nước
nhưng sống khác chi một “thầy chùa”- một thầy tu…
Vừa qua Bộ Chính trị đã ban
hành một Nghị quyết gọi là Nghị quyết TW 4 phát động toàn đảng toàn dân học tập
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết này đã tôn vinh ông Hồ, một
chính khách không ở khía cạnh cứu nhân độ thế bằng tài kinh bang tế thế, mà tôn
thờ ông ở khía cạnh đạo đức- tu thân của một “thầy chùa” đó sao ???
Thế còn cái vế: “Thế gian cạo trọc”… thì hàm nghĩa gì ?
Trong vế này có một sự đối
nghịch về lô-gich hình thức: “thầy chùa”, thầy tu thì để râu còn thế gian mặc
dù không đi tu nhưng lại “cạo trọc” đầu là hàm ý gì ?
Có kiến giải dựa vào một
thành ngữ trong dân gian: “ Hay kẻ có tóc chứ hay gì kẻ trọc đầu”; “Túm kẻ có
tóc chứ ai túm kẻ trọc đầu”…
Phải chăng Nguyễn Bỉnh Khiêm
muốn chỉ rằng: Khi mà “thằng ngốc làm vua”, “thầy chùa để râu” thì thế gian sẽ
bước vào giai đoạn giống như kẻ trọc đầu, bị mất quyền sở hữu tài sản, trở
thành kẻ không có tóc…vì tài sản, tư liệu sản xuất bị sung công, tập thể hóa, còn
quyền sử dụng chứ không còn quyền sở hữu như đất đai, tức là tập trung hóa của
thể chế xã hội chủ nghĩa…
Tức thế gian sống không khác chi một kẻ " trọc đầu", ngôn ngữ chính trị gọi là " vô sản" !
Tức thế gian sống không khác chi một kẻ " trọc đầu", ngôn ngữ chính trị gọi là " vô sản" !
Trên đây là một vài kiến
giải thô sơ và mong nhận được ý kiến của các bậc cao minh về 2 câu trên…
P.L.T.
1 nhận xét:
Có lẽ sấm Trạng hàm ý như vậy.
Tiếc rằng Trạng lại không cho lời sấm giải.
Đăng nhận xét