Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Năm 2016, nỗi lo nào cho lương tối thiểu và ngân sách quốc gia?


Posted By ETvn Staff 14 On In Việt Nam,Tin tức Việt Nam,Góc nhìn 



Gánh nng khng khiếp t mt b máy hành chính cng knh

Ngày 29/12, trong phần kết luận của Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu lo ngại về tình trạng “càng tinh giản càng tăng” đối với bộ máy công chức hiện nay:
Trong khi chúng ta kêu gọi tinh gin biên chế mà viên chc li tăng lên rt mnh. C nước có 55.851 đơn v s nghip, 2 triu viên chc. Bây gi c Trung ương, c h thng chính tr có 300.000 người, chưa k công an, quân đi”, đồng thời kêu gọi phải phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao… đi kèm với tái cơ cấu, đổi mới theo hướng kinh tế thị trường.
Tình trạng bộ máy viên chức cồng kềnh đã được đề cập tới nhiều năm qua, dù đã có nghị định cũng như lộ trình tinh giản biên chế nhưng vẫn không có hiệu quả, bộ máy hành chính cồng kềnh, càng tinh giản càng phình lớn đã đến mức nghiêm trọng.

Theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP, mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (trừ đối tượng được điều chỉnh tăng 8% lương từ 01/01/2015) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội có tính chất đặc thù ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang là 1.150.000 đồng/tháng.
Lấy 1.150.000 đồng x 2,3 triệu người = 2.645 t đng. Đây cũng chỉ là mức chi tối thiểu cho mỗi cá nhân. Mức lương cơ bản trên sẽ được nhân theo hệ số, đồng thời cũng phân theo vùng và cấp bậc.
Nhưng cuối tháng 10/2015, tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội và thực hiện ngân sách năm 2015 và kế hoạch năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bùi Quang Vinh cho biết thực tế ngân sách của quốc gia đang rất căng thẳng.
Cả nước ngân sách Trung ương ch còn 45.000 t đng. Vi mc này không biết đ làm cái gì, chưa nói đ tr n vcác th. Cho nên gn như không có tin đlàm gì c”, ông Vinh nói.
Bộ trưởng cho biết vốn ODA giải ngân mọi năm chỉ 20.000 tỷ đồng, nhưng do yêu cầu minh bạch đầu tư công nên đưa lên 50.000 tỷ đồng/năm; tiền đất từ mức 37.000 – 38.000 tỷ đồng đã đưa lên thành 50.000 tỷ đồng; khoản thu từ xổ số kiến thiết trước đây không đưa vào, nhưng nay được cộng thêm vào là 26.000 tỷ.
Cộng c ba khon này vào là 69.300 t đng, là th mà trước đây năm nào vn có thế, chng qua đ ngoài và gi cng vào và bo tăng thêm”, Bộ trưởng chỉ rõ về con số được “viết đẹp” trong báo cáo.

Cơ cu chi lương t ngân sách

Lại xét tiếp đến cơ cấu chi lương từ ngân sách.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết hồi năm 2013: “C hình dung nếu ngân sách thu 100 đng thì phn dành cho tr n, nói s tròn, khong 15%; mt phn dành cho đu tư phát trin, trước đây mình đu tư nhiu, thm chí lên đến 40%, nhưng gn đây đã gim xung, năm ngoái còn khong 20%, cng li là 35%. Còn li 65% là chi thường xuyên trong đó khong mt na là chi lương cho công chc, viên chc, nhng người chưa phi là công chc nhưng hưởng các đnh sut lương  đa phương …“.
Tức cả quốc gia thu về được 100 đồng thì chi lương cho khối công chức các cấp từ chính phủ, bộ, sở, tỉnh, xã, phường… hết khoảng 30 đồng, tương đương 1/3.
Vậy 100 đồng ngân sách là từ những khoản thu nào? Nó bao gồm tiền thuế, phí và lệ phí, các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước, tiền chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước (ví dụ, tiền lãi từ việc đầu tư quỹ BHXH), từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên, từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản.
Thế nhưng, chỉ xét riêng về các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước, có thể thấy tiền thu ngân sách từ nguồn này không chỉ không thu được mà còn lỗ nặng, từ lỗ kinh doanh và từ tham nhũng.
Trong năm 2014, nhiều tập đoàn Nhà nước đang báo những con số lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Theo Vietstock, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), công ty con sở hữu 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí (PVN) báo lỗ gần 1,670 tỷ đồng.
Công ty TNHH LHD Nghi Sơn (PVN nắm 25% vốn) lỗ 473 tỷ, CTCP Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí (PVFI – PVN nắm 35% vốn) lỗ 374 tỷ và âm vốn chủ sở hữu 71 tỷ đồng.
Ngân hàng Đại Dương – Oceanbank (PVN từng nắm 20% vốn tại thời điểm cuối năm 2014) báo lỗ hơn 15,480 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 11,170 tỷ đồng.
Công ty TNHH Đạm Ninh Bình (công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) báo lỗ gần 740 tỷ đồng.
Công ty TNHH Saporo VN (Vinataba nắm 30% vốn) lỗ hơn 240 tỷ đồng. (…)
Trong số những đại án tham nhũng năm 2015, cái tên Agribank [2] – Ngân hàng được cho là để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, liên tục xuất hiện trên các báo cáo truyền thông. Trong một năm, tham nhũng tại ngân hàng nhà nước này là hơn 4.000 tỷ đồng. Tham nhũng diễn ra tràn lan, liên tiếp tại nhiều chi nhánh, nhiều cấp bậc.

Con s viên chc thc tế ln gp nhiu ln

Như Thủ tướng đã chỉ ra, 2,3 triệu người trên chưa phải là toàn bộ số viên chức nhận lương. Đó là chưa tính đến số viên chức thuộc ngành công an, quân đội.
Nếu tính thêm thì số ngân sách cần phải có để trả lương là bao nhiêu? Hãy hình dung dựa trên tổng quân số.
Báo cáo năm 2010 của International Institute for Strategic Studies (IISS) – Viện quốc tế về nghiên cứu chiến lược cho biết, tổng quân số quân đội Việt Nam là gần 5,5 triệu người (tính cả lực lượng dự bị), đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Triều Tiên (gần 9,5 triệu người) và Trung Quốc (hơn 7 triệu người). Đáng chú ý là con số này lớn gấp 2,4 lần so với Hoa Kỳ, 2,3 lần Iran, thậm chí vượt Nga 1,7 lần.
Quân số ngành công an không được công khai, song có thể căn cứ trên số lượng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm để hình dung về nhóm đối tượng được bổ sung hàng năm vào biên chế. Năm 2015, ngành công an có chỉ tiêu tuyển sinh 6.050 người (số liệu của 11 trường), năm 2014 là 5.560 người (số liệu của 10 trường), năm 2013 là 4.450 (số liệu của 7 trường).
Như thế, không lạ khi trong vòng hai tháng cuối năm 2015, liên tiếp nhiều tỉnh thông báo không còn tiền trả lương công chức. Không chỉ không còn tiền trả lương mà nhiều tỉnh thành còn âm tiền hoạt động. Thành ủy Bạc Liêu [3] đang nợ tổng cộng 2.818 tỷ đồngTP Cà Mau thâm hụt ngân sách [4], nợ khoảng 300 tỷ đồng và nhiều khoản nợ không biết lấy tiền ra chi trả.
Ngoài ra, chi phí cho đi nước ngoài cũng chiếm một khoản lớn, chỉ trong năm 2015, cả nước vẫn có tới 2.105 đoàn đi công tác nước ngoài [5]. Một năm trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng cảnh báo “mỗi đoàn đi nước ngoài mất một chiếc ôtô”, tức tương đương 700-800 triệu đồng, theo Vnexpress.
Như thế, nỗi lo nào cho lương tối thiểu và ngân sách quốc gia – câu hỏi này nhiều ban bệ sẽ phải trả lời trong năm 2016.
Nó không chỉ là vấn đề về thâm hụt ngân sách, tăng hay giảm tỷ lệ tăng lương tối thiểu, cũng không chỉ đơn giản là việc tinh giản bộ máy. Đó là việc chặn và quét sạch tham nhũng, cân đối lại tỷ lệ giữa khối kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Thậm chí lớn hơn, là việc cần xóa bỏ độc quyền, tăng cường tính hiệu quả của ngành tư pháp, thực hiện tự do thông tin…
Sự hao hụt về ngân sách phải được giải quyết từ những yếu tố khiến quốc gia suy yếu, khiến nền tài chính chi nhiều hơn thu, thất thoát nhiều hơn đầu tư, chế độ an sinh xã hội gần như bằng 0 trong khi thuế, phí, lệ phí liên tục được đặt mới và gia tăng thường xuyên.
Phan A
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: