Nhắc đến Nhật Bản, người dân toàn thế giới đều nghĩ ngay đến một nước văn hóa. Nói về văn hóa Nhật Bản [1], chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng ít nhiều được nghe qua. Những nét văn hóa này, kỳ thực đều là từ thói quen sau một quá trình “luyện tập mãi” mà thành.
Vậy, Nhật Bản có những nét văn hóa nào mà lại khiến người dân thế giới thán phục đến như vậy?
1. Văn hóa chào hỏi
Điều khiến người ngoại quốc cảm thấy phải thán phục chính là việc người Nhật Bản hàng ngày chào hỏi nhau cũng phải đến cả trăm lần. Mỗi lần gọi điện thoại, họ cũng chào hỏi đối phương qua điện thoại. Đây là thể hiện tính cách rất coi trọng lễ nghĩa của con người nơi đây.
2. Lập tức xin lỗi
Đây có lẽ là hành vi khiến cho người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản thấy thán phục nhất. Đối với người Nhật Bản mà nói, những từ như: “Xin cảm ơn! Tôi xin lỗi! Tôi hiểu rồi!” là những lời nói lịch sự toàn năng, bao hàm rất nhiều ý nghĩa.
3. Những nhà vệ sinh “có một không hai”
Có thể nói, Nhật Bản là một trong số những nước chăm chút kỹ lưỡng đến nhà vệ sinh nhất khiến người ngoại quốc khi đặt chân đến đây đều rất ấn tượng. Trong các nhà vệ sinh, bệ ngồi được sưởi ấm và có thể điều chỉnh nhiệt độ, có một bảng điều khiển gắn ở bên hoặc trên tường nhà vệ sinh có chức năng điều khiển cơ cấu phun nước rửa, chế độ âm thanh và vô cùng sạch sẽ…Ngoài ra, còn có nhà vệ sinh hiện đại, phù hợp để phục vụ riêng cho người khuyết tật.
4. Máy bán hàng tự động
Nói đến máy bán hàng tự động, người ngoại quốc sẽ phải ngạc nhiên về số lượng của nó. Ở nhiều nước phát triển, máy bán hàng tự động được lắp đặt tại một số địa điểm như nhà ga, khu vui chơi giải trí… Còn ở Nhật Bản thì gần như đâu đâu cũng có. Hơn nữa, chủng loại đồ uống được bài trí trong đó cũng vô cùng phong phú. Gần đây, Có những máy bán đồ uống tự động còn có nhiều tính năng khiến khách hàng phải trầm trồ.
5. Sự chuẩn xác về giờ của tàu điện
Ở những nước khác, việc tàu điện bị chậm giờ trong khoảng thời gian lâu là chuyện thường ngày, nhưng ở Nhật Bản giờ tàu điện là vô cùng chuẩn xác. Thậm chí, khách hàng ngủ trên tàu điện cũng có thể được nhân viên phục vụ gọi dậy khi đến trạm.
6. Công cộng là nơi “ngủ bù” của nhiều người
Việc người lao động ngủ ở một số nơi công cộng đã trở nên quen thuộc trong mắt người ngoại quốc. Thậm chí họ cũng không bị ai làm phiền, có thể là do thời gian làm việc của họ quá nhiều nên họ luôn phải tranh thủ…
7. Không nhận tiền boa (tiền típ)
Ở Nhật Bản, chuyện phục vụ khách hàng một cách chu đáo là một việc đương nhiên phải làm. Họ coi đây là một nét văn hóa trong việc tiếp đãi khách. Người lái taxi, người cắt tóc, nhân viên khách sạn đều không nhận tiền boa. Khi bạn đi nhà hàng ăn cơm thì tiền ăn của bạn cũng đã bao gồm phí phục vụ rồi, vì vậy họ cũng không nhận tiền boa của bạn.
8. Người và xe đều phải tuân thủ luật giao thông
Mọi người đều nghiêm túc tuân thủ luật lệ giao thông. Ô tô lưu hành bên trái đường. Đường dành cho người đi bộ tương đối rộng lớn.
9. Người Nhật Bản có tín ngưỡng tôn giáo
Rất nhiều người Nhật Bản mặc dù không theo cố định một loại tín ngưỡng tôn giáo nào nhưng họ cũng đi nhà thờ, chào mừng lễ Giáng sinh, cũng tham gia lễ tạ ơn, và cũng đến nhà thờ cử hành hôn lễ. Khi tổ chức tang lễ, họ cũng thỉnh cầu hòa thượng đến niệm kinh.
10. Đeo khẩu trang
Rất nhiều người ngoại quốc khi đến Nhật Bản đều “tròn mắt” vì người Nhật thường đeo khẩu trang ra đường. Mọi người đều nghĩ rằng họ làm như vậy để tránh lây nhiễm bệnh vi khuẩn nhưng kỳ thực họ làm như vậy còn để phòng chống bệnh cảm cúm.
11. Ăn trứng gà sống
Nhiều người châu Âu, châu Mỹ khi tới Nhật Bản đều cảm thấy “khiếp sợ” vì thói quen này của người Nhật.
12. Phụ nữ Nhật Bản ăn mặc rất thời trang
Người Nhật Bản từ thanh niên đến phụ nữ trung niên đều ăn mặc rất thời trang. Không chỉ những trang phục trên các tạp chí thời trang mà ngay cả những bộ trang phục bình thường của họ cũng chăm chút.
13. Đi thang cuốn
Ở Nhật thang cuốn được chia thành 2 bên, một bên được đứng yên, một bên phải di chuyển như đi thang bộ bình thường. Nếu bạn đi thang cuốn ở Tokyo thì bạn phải đứng về phía bên trái, bên phải là để dành cho người đang có việc cần đi gấp. Còn nếu bạn đi Osaka thì ngược lại.
14. Tiếp đón khách
Mỗi khi có khách đến cửa hàng, nhà trọ…thì một giọng nói nhẹ nhàng được cất lên: “Hoan nghênh đã đến!” Rất nhiều người thấy thú vị về điều này.
15. Cửa hàng bách hóa
Nhân viên tại cửa hàng sẽ tuyệt đối không căn cứ vào khả năng kinh tế của khách hàng để phục vụ. Không giống như ở một số quốc gia, nhân viên phục vụ sẽ để ý và đoán xem khách hàng nào có vẻ có tiền để phục vụ nhiệt tình.
16. Khăn tay miễn phí
Trên rất nhiều đường lớn tại Nhật Bản đều có phát khăn tay miễn phí cho người đi đường. Bên trong những chiếc khăn tay này đều có những quảng cáo bí mật, thông thường là phương thức bán hàng hạ giá.
17. Uống nước trực tiếp từ vòi nước máy
Tại các nơi ở Nhật Bản đều như vậy, người dân có thể dùng nước từ vòi nước máy để uống mà rất an toàn, đảm bảo.
18. Khi ra ngoài ăn cơm, nữ giới sẽ trả tiền
Khi người một nhà đi ra ngoài ăn cơm thì người thường thường thanh toán tiền sẽ là người phụ nữ. Khi còn yêu nhau, nam giới và nữ giới sẽ cùng chung nhau trả tiền.
19. Văn hóa xếp hàng ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bất kể là người già hay trẻ nhỏ cho dù đi đến đâu hay mua sắm gì mà phải chờ đợi thì họ đều xếp hàng một cách tự nguyện và nghiêm túc, không ồn ào, không chen lấn. Đây đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp nổi tiếng của người Nhật Bản được cả thế giới biết đến.
20. Con dấu
Tại Nhật Bản, người ta sử dụng con dấu thay cho chữ ký như ở nhiều nước khác. Đối với con dấu dành cho những việc không quan trọng như nhận bưu kiện, bưu phẩm hằng ngày, bạn có thể mua dễ dàng tại các cửa hàng bán sẵn với giá 100 Yên. Trường hợp không thấy có con dấu sẵn khắc tên của mình bạn có thể đăng ký để họ khắc con dấu cho bạn.
Theo Merihaowen
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Tam đạo trà: Thưởng thức 3 chén trà, cảm ngộ 3 giai đoạn nhân sinh
Tại vùng đất Đại Lý, tỉnh Vân Nam nổi tiếng với phong tục “Tam đạo trà”, đây là cách thức mà người dân tộc Bạch dùng để tiếp đón khách, trong đó cũng ẩn chứa những cảm ngộ sâu sắc về nhân sinh.
- Sữa nước và sữa tiệt trùng Dutch Lady cung cấp dưỡng chất cho cả nhà
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
Vùng đất Đại Lý, nơi hội tụ đầy đủ vẻ đẹp phong hoa tuyết nguyệt của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với địa hình địa thế thuận lợi, và tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đại Lý đang dần trở thành một trong những trọng điểm du lịch của phương Đông, thu hút du khách đến khám phá và trải nghiệm. Đặc biệt, những ai yêu thích trà đạo chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua phong tục “Tam đạo trà” đậm chất truyền thống của vùng đất hoa lệ này.
Sự tinh tuý của “Tam đạo trà” này nằm trong câu: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”, nghĩa là thưởng thức lần đầu thấy đắng, lần thứ hai thấy ngọt, lần thứ ba khiến người ta phải ngẫm nghĩ về ý nghĩa cuộc đời.
Thưởng trà ngon, cần chú ý 3 dư vị về thể chất và tinh thần: Thứ nhất lưỡi phẩm vị ngọt thanh khiết; thứ hai răng má thấm vị ngọt thuần; thứ ba dưới cổ họng tràn đầy vị ngọt dễ chịu, khí mạch thông suốt, tinh thần thư thái, tâm tư khoáng đạt.
Phong tục “Tam đạo trà” của dân tộc Bạch tại Vân Nam giúp người ta thưởng thức được ba dư vị khác nhau của trà. Trong khi thưởng thức “đạo trà” thì cũng cảm ngộ được đạo lý nhân sinh đọng lại trong từng hương vị.
“Tam đạo trà” nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Bạch
Ở Đại Lý, “Tam đạo trà” đã có lịch sử lâu đời, sử sách ghi chép sớm nhất là thời nhà Đường. Lúc đầu, “Tam đạo trà” chỉ là một cách chúc nguyện của người lớn đối với lớp trẻ khi học nghề, làm buôn bán, kết hôn v.v. Họ thường dùng 3 chén trà cầu chúc cho hậu bối được thuận lợi, bình an, mỹ mãn.
Hiện nay, tục lệ này thuận theo việc thưởng thức trà ngày càng phổ biến trong xã hội mà dần dần trở thành nét văn hóa trà đặc trưng của dân tộc Bạch, thể hiện sự tao nhã trong tục lệ nghênh tiếp và sự chân thành đãi khách của người Bạch.
“Tam đạo trà” cũng tựa như ba giai đoạn của cuộc đời
Tam đạo trà, trà kính 3 chén, mỗi chén có mùi vị và ý vị khác nhau, ngụ ý gửi gắm 3 cảnh giới nhân sinh: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”. Mỗi ly tựa như một tầng, mỗi ly thưởng thức triết lý nhân sinh ở cảnh giới khác nhau.
Chén thứ nhất là “trà đắng”, ý nói đời người bắt đầu từ gian khổ. Muốn lập nghiệp, thì cần chịu khổ trước, gây dựng sự nghiệp gian khổ để tạo dựng chỗ đứng, chữ “đắng” luôn ở vị trí đầu tiên.
Chén thứ hai là “trà ngọt”, ngụ ý là đời người “khổ tận cam lai”, cay đắng qua đi thì ngọt bùi sẽ đến, không trải qua một chút khổ cực thì làm sao có hương hoa mùa xuân thơm ngát. Có nếm trải đau khổ, thì về sau hưởng thụ được hương vị ngọt ngào sẽ càng tăng thêm mỹ hảo trong cuộc sống.
Chén thứ ba là “trà hồi vị”, cũng là trà suy ngẫm, tạo cảm giác suy ngẫm vô cùng, tượng trưng cho giai đoạn bình lặng của đời người. “Trà hồi vị” – ngũ vị (ngọt, chua, cay, đắng, mặn) trong một chén trà, giống như cuộc sống thực tế, hiểu được đời người khi đến ngã rẽ, đừng quên bài học kinh nghiệm từng trải qua.
“Tam đạo trà”, ba mùi vị khác nhau, khổ trước sướng sau, có nghĩa là cuộc đời đầy cảm xúc, mang ngụ ý sâu xa.
Nghệ thuật trà trong “Tam đạo trà”
“Tam đạo trà” xem trọng nghệ thuật pha trà và kính trà. Chén trà thứ nhất, đầu tiên nấu nước, bên cạnh đặt một ấm trà lên ngọn lửa nhỏ. Đợi đến khi ấm trà nóng lên, liền cho một lượng trà vừa phải vào ấm, rồi không ngừng lắc ấm trà, để lá trà nóng đều, đến khi trà vang lên tiếng “lốp đốp”, màu xanh chuyển sang vàng, mùi khét bốc lên, lập tức rót nước đã nấu vào. Chờ một chút, chủ nhà rót nước trà đang sôi vào chén, nâng chén trà bằng hai tay mời khách.
Chén trà này trải qua các bước sấy, đun sôi mà thành, vì vậy, màu như hổ phách, mùi khét xông vào mũi, vào miệng đắng chát, bình thường chủ nhà chỉ mời nửa chén, khách thì uống một hơi cạn sạch.
Sau khi mời chén trà thứ nhất, chủ nhà lại lấy ấm nhỏ cho trà vào, sấy trà, pha trà. Đồng thời, cho vào trong ấm trà một ít đường đỏ, hồng đào, nhũ phiến (loại sữa đặc trưng của vùng Đại Lý),… Nước trà nấu xong được rót vào trong chén đầy khoảng tám phần. Như vậy là chén trà thứ hai đã pha xong, trong vị ngọt có hương sữa, ngọt tinh khiết, rất ngon miệng.
Cách pha chén trà thứ ba cũng như trên, chỉ có nguyên liệu cho vào ấm trà là khác nhau, chủng loại cũng nhiều hơn. Chén trà được cho vào một lượng mật ong vừa phải, một chút cơm rang, vài hạt tiêu, một ít nhân hạt óc chó, gừng và vỏ quế,… sau đó rót nước trà vào chén đầy khoảng bảy phần. Khi uống chén thứ ba, vừa lắc vừa uống. Lắc chén trà, khiến cho nước trà và nguyên liệu bên trong hòa đều vào nhau.
Chén trà này, uống vào có vị ngọt, mùi thơm, hơi đắng và tê, cay, cảm thụ được rất nhiều điều. Người xưa cố tình rót trà đầy bảy phần vì kính trọng, lưu giữ ba phần dư vị lâu dài. Một lễ tiệc trà bao gồm trà, lễ nghi, kính trọng, trí tuệ, vui vẻ.
Đại tài tử Viên Mai đời nhà Thanh đối với việc thưởng thức trà luôn có cách thức độc đáo, ông nói: “Thưởng thức trà cần phải nghiền ngẫm, đồng thời từ từ cảm nhận”.
“Tam đạo trà”, từ thưởng thức trà đến cảm ngộ nhân sinh, “nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”, đậm đà ý vị làm xao động lòng người. Trong chén trà có cay đắng ngọt bùi, trăm vị trong “chén”, ý nói nhân sinh uyển chuyển.
Nhân sinh trong chén trà nhắc con người trong thế giới nên làm một người có thể chịu được cực khổ, có thể bao dung hòa hợp, phẩm hạnh thành thật chất phác.
Iris, dịch từ Epoch Times
26 chữ cái khổng lồ hiện diện khắp nơi trên Trái đất
Từ bên ngoài vũ trụ mà quan sát, có thể thấy rằng rất nhiều khu vực trên Trái đất có hình dạng giống với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, cho thấy khả năng tạo hình tuyệt vời của tự nhiên.
- Sữa nước và sữa tiệt trùng Dutch Lady cung cấp dưỡng chất cho cả nhà
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
Những hình ảnh, do vệ tinh của NASA quay quanh Trái đất và các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế chụp được, cho thấy các vùng đất tự nhiên trên Trái đất rất giống với 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh. Đây là dự án của Adam Voiland, bắt đầu từ 2 năm trước, khi ông quan sát từ Trạm quan sát Trái đất thấy một hình ảnh chụp qua vệ tinh ở Canada rất giống chữ V.
“Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi bắt đầu thu thập hình ảnh vệ tinh của những đám mây hay thực vật phù du giống với các chữ cái. Một số chữ cái như O và C là khá dễ tìm thấy, nhưng A, B hay R thì khó hơn nhiều”, Adam Voiland cho biết.
Cùng chiêm ngưỡng những chữ cái đặc biệt này để biết chúng được chụp ở đâu:
1. Chữ A
Sông Green, tiểu bang Utah, Mỹ.
2. Chữ B
Sông Arkansas và công viên hoang dã Holla Bend Wildlife Refuge ở bang Arkansas, Mỹ.
3. Chữ C
Một hòn đảo nhân tạo nằm ở cuối phía nam đảo Bahrain.
4. Chữ D
Hòn đảo Akimiski ở James Bay, bang British Columbia, Canada.
5. Chữ E
Một loài sinh vật phù du ngoài khơi New Zealand.
6. Chữ F
Thung lũng và dãy núi được bao phủ bởi tuyết trắng ở phía Đông Nam Tây Tạng.
7. Chữ G
Đảo san hô Pinaki thuộc lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
8. Chữ H
Con sông chảy qua rặng núi đầy màu sắc ở phía Tây Nam Kyrgyzstan.
9. Chữ I
Quần đảo Andaman ở Đông Nam Á.
10. Chữ J
Đảo Trunk Reef, gần Townsville, Australia.
11. Chữ K
Dòng sông băng ở vườn quốc gia Sirmilik ở Mittimatalik, vùng lãnh thổ Nunavut, Canada.
12. Chữ L
Tuyết ở miền Đông Bắc nước Mỹ.
13. Chữ M
Dòng sông băng ở trên núi Tian Shan nằm ở phía Đông Bắc Kyrgyzstan.
14. Chữ N
Khí thải của một con tàu trên biển Thái Bình Dương.
15. Chữ O
Thiên thạch Tenoumer trong miệng núi nửa ở Cộng hòa hồi giáo Mauritania.
16. Chữ P
Sông Mackenzie ở Canada.
17. Chữ Q
Hồ nước Lonar Crater nằm ở thị trấn Lonar, bang Maharashtra, Ấn Độ.
18. Chữ R
Hồ Lago Menendez trong khuôn viên vườn quốc gia Los Alerces ở Argentina.
19. Chữ S
Đám mây xoáy trên biển Đại Tây Dương.
20. Chữ T
21. Chữ U
Công viên Gooseneck State Park ở tiểu bang Utah, Mỹ.
22. Chữ V
Tuyết bao phủ trên núi nửa Shiveluch ở bán đảo Kamchatka ở Nga.
23. Chữ W
Bụi thổi qua Biển Đỏ.
24. Chữ X
Phía Tây Bắc dòng sông băng Leidy Glacier ở đảo Greenland.
25. Chữ Y
26. Chữ Z
Khói cháy rừng ở Canada.
Theo Afamily
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét