Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Ông Giang Trạch Dân hay ông Hồ Cẩm Đào đang bị ông Tập "cảnh cáo"?



HỒNG THỦY

(GDVN) - Những phát biểu của ông Tập Cận Bình sẽ báo hiệu những gì sắp xảy ra ở Trung Quốc.

South China Morning Post ngày 4/1 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát đi thông điệp cảnh báo các cựu quan chức hàng đầu nước này theo cách của riêng mình. Ông nói, không có bất cứ ai trên đất Trung Quốc được miễn truy tố nếu tham nhũng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: AP/SCMP.
Trong cuốn sách tập hợp các phát biểu của ông Tập Cận Bình về chống tham nhũng được Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tập hợp, chỉnh lý và xuất bản hôm Thứ Sáu tuần trước, nhà lãnh đạo này nói rằng không có bất kỳ ai được miễn trừng phạt nếu họ tham nhũng.

Đây được xem như lời cảnh báo với các nhà lãnh đạo nghỉ hưu có ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc. Trong khi giới phân tích đồng ý rằng, ông Tập Cận Bình đã sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để củng cố quyền lực của mình, hiện vẫn có những ý kiến khác nhau về mục tiêu chính xác mà nhà lãnh đạo này đang nhắm tới.
Trong một cuộc họp nội bộ hồi tháng Hai, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc bây giờ không giống thời phong kiến, khi các thành viên hoàng tộc hay công thần có thể được miễn trừ truy tố hoặc các hình phạt pháp lý.
"Theo quy định của pháp luật, đừng ai có mơ tưởng rằng tham nhũng sẽ được tha, bây giờ không có cái gọi là Đan thư thiết quyển hay Thiết mão tử vương", ông Tập Cận Bình nói.
"Đan thư thiết quyển", dân gian còn gọi là Miễn tử kim bài, thường do Hoàng đế ban cho các công thần hay hoàng thân quốc thích, được quyền miễn trừ truy tố. "Thiết mão tử vương" là vương tước nói chung được cha truyền con nối, chỉ đặc quyền đặc lợi được thừa hưởng ngay cả khi đã nghỉ hưu.
Xigen Li, giáo sư Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết, các nhóm lợi ích khác nhau sẽ giải thích thông điệp của ông Tập Cận Bình theo cách khác nhau.
Những phát biểu của ông Tập Cận Bình sẽ báo hiệu những gì sắp xảy ra ở Trung Quốc. Jingdong Yuan, một giáo sư về chính trị Trung Quốc từ Đại học Sydney cho rằng, phát biểu của Tập Cận Bình có thể nhắm đến những ai đang cản trở chương trình cải cách hoặc làm suy yếu quyền lực của ông.
Trương Lập Phàm, một nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh cho rằng, phát biểu của ông Tập Cận Bình là một cảnh báo cho người tiền nhiệm Giang Trạch Dân và cấp phó của ông Dân, Tăng Khánh Hồng để ngăn chặn việc can thiệp vào chính sự.
Steve Tsang, một giáo sư nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Nottingham cho biết, có vài nhân vật ở Trung Quốc phù hợp với mô tả của Tập Cận Bình chứ không chỉ giới hạn ở 2 nhân vật Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Thậm chí ngay cả cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng có thể là đối tượng, một khi nhà lãnh đạo đương nhiệm này nhấn mạnh "không có bất kỳ ai" thoát khỏi trừng phạt, Tsang lưu ý. Theo ông, Tập Cận Bình có khả năng vẫn vấp phải sự chống cự mạnh mẽ ở cơ sở nên ông mới phải gửi thông điệp mạnh mẽ đến vậy.
Tuy nhiên Xigen Li cho rằng, phát biểu của ông Tập Cận BÌnh cho thấy sự yếu kém của việc thực hiện nguyên tắc quản trị đất nước theo pháp luật. "Nếu luật pháp đã quy định rõ ràng, thì cứ việc làm theo luật. Nếu cần giải thích luật, việc này nên do Quốc hội thực hiện", vị giáo sư này bình luận.


Hồng Thủy


Tập Cận Bình cảnh cáo ai khi tuyên bố rắn về "thái thượng hoàng"?

Hải Võ | 
Tập Cận Bình cảnh cáo ai khi tuyên bố rắn về "thái thượng hoàng"?
Từ phải qua: Chủ trịch Trung Quốc Tập Cận Bình và 2 người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Ảnh: SCMP

Ủy ban Trung ương về kiểm tra kỷ luật (CCDI) Trung Quốc hôm nay (4/1) đã đưa ra một báo cáo thống kê cho biết năm 2015, Bắc Kinh đã buộc tội hơn 29.000 quan chức có dấu hiệu vi phạm trong chiến dịch kỷ luật và chống tham nhũng.

CCDI khẳng định trong báo cáo mới công bố: “Tính đến ngày 30/11/2015, Trung Quốc đã điều tra và giải quyết 29.011 trường hợp vi phạm kỷ luật của đảng và quy định của chính phủ”.
Báo cáo cũng cho biết số lượng các vụ vi phạm đã giảm so với 71.000 trưởng hợp năm 2014, tuy nhiên số các quan chức cấp cao vi phạm lại tăng lên so với năm ngoái.
Theo một báo cáo của Bank of America Merrill Lynch (BofAML), chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc có thể làm nền kinh tế nước này mất hơn 100 tỷ USD, chỉ tính riêng trong năm 2015.
Sau  khi nhậm chức năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức một chiến dịch quy mô lớn chống lại nạn tham nhũng, đặc biệt là trong hàng ngũ các quan chức cấp cao của đảng, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Tập từng tuyên bố tham nhũng chính là vấn đề nghiêm trọng nhất mà đảng phải đối mặt. Tuy nhiên, nỗi lo sợ về tình trạng nợ nần của nền kinh tế và nhu cầu cấp thiết buộc phải thay đổi chắc chắn sẽ gây ra những tác động không nhỏ, phần nào định hình bước đi tiếp theo của Chủ tịch Tập.
theo Infonet

Không có nhận xét nào: