Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Thần tượng của ông Mao Trạch Đông là ai?

Posted By ETvn Staff 18 On In Trung Quốc | No Comments

Vào những năm tháng cuối đời, ông Mao Trạch Đông [1] dường như không còn ai làm bạn. Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu thì phản bội, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình thì bằng mặt không bằng lòng, Chu Đức thì lạnh nhạt thờ ơ, cộng thêm “sự kiện Thiên An Môn 45” (sự kiện nhân dân phản đối Tứ nhân bang và Cách mạng Văn hóa ngày 5/4/1976 – ND) khiến Mao Trạch Đông cảm nhận rõ kết cục của mình.
Nhìn lại những năm tháng chinh chiến mất bao công sức, muốn được như các bậc đế vương khai quốc lưu tiếng thơm muôn đời, không ngờ lại chỉ còn mảnh gỗ mục chạm khắc không được, bùn nhão đắp tượng không được, Mao đành bất lực thở dài. Lúc này Mao chợt nghĩ đến một người xuất thân nhà nông nghèo khổ như mình, một người đã nổi dậy giữa thời loạn lạc, dũng cảm chống lại kẻ địch hùng mạnh Hạng Vũ để giành được giang sơn: tiểu nhân Hán cao tổ Lưu Bang.

Vào những năm cuối nhà Tần, thiên hạ đại loạn, Tây Sở bá vương Hạng Vũ tiêu diệt nhà Tần, bên kia tiểu nhân Lưu Bang nổi lên giữa những thửa ruộng, hình thành cục diện Hán – Sở tranh hùng, cuối cùng đánh bại Hạng Vũ giành được thiên hạ. Tương tự như cuối triều nhà Thanh, Tôn Trung Sơn lật đổ nhà Mãn Thanh, sau quá trình tranh giành loạn lạc, phe Quốc dân Đảng thống nhất giang sơn. Thế rồi “ngựa trời” Mao Trạch Đông xuất hiện, nhân cơ hội Nhật Bản xâm lược, “mượn gió bẻ măng”, sau khi kháng chiến thắng lợi đã xây dựng được lực lượng hùng hậu và lật đổ Tưởng Giới Thạch giành giang sơn.
Như vậy, chính Hán Cao Tổ Lưu Bang là tấm gương sáng của Mao Trạch Đông, là người mà Mao tôn sùng nhất. Nhưng muốn được thành công tiêu diệt chư hầu như Lưu Bang phải nhờ Lã Hậu giúp sức, còn Mao lại bị trở ngại bởi ngôn từ đẹp đẽ là “Chủ nghĩa Cộng sản” nên không dám công khai suồng sã; vợ và con cháu thì không chịu tranh giành, cuối cùng Mao không cách nào truyền ngôi vị cho đời sau để lập vương triều họ Mao được. Trước lúc lâm chung, Mao cho gọi người cháu trai Mao Viễn Tân (毛远新) vào cung, nước mắt tràn trề, miệng ngâm bài “Đại phong ca” của Lưu Bang:
Đại phong khởi hề vân phi dương,
Uy gia hải nội hề quy cố hương,
An đắc mãnh sĩ thủ tứ phương!
(Đại ý: Gió lớn nổi, mây tung bay; oai phong bốn bể quay về cố hương; mong người mạnh mẽ giữ giang sơn!)
Năm 202 TrCN, Lưu Bang chính thức lên ngôi, lập ra triều Đại Hán. Thời đầu mở nước không thể không phong công lao cho các công thần, để họ trấn giữ các phương, trong đó những thế lực hùng mạnh nhất là Hàn Tín làm Sở vương, Bành Việt làm Lương vương, Anh Bố làm Hoài Nam vương. Sau đó tiểu nhân Lưu Bang lòng luôn bất an, đã bỏ ra thời gian 6 năm để tiêu diệt các chư hầu, đặc biệt có thể kể đến trận cuối cùng vào năm 196 TrCN tuy bị trúng tên nhưng cuối cùng vẫn bình định được phản loạn Anh Bố.
Trên đường trở về triều khi đi ngang qua vùng quê cũ ở huyện Bái tỉnh Giang Tô đã lưu lại hơn 10 ngày, mở tiệc rượu ăn mừng cùng phụ lão hương thân. Khúc “Đại phong ca” do Lưu Bang ngâm có xuất xứ từ đây. Giới sử học bình luận cho rằng, “Đại phong ca” thể hiện nỗi lo lắng và sợ hãi trong tuổi xế chiều của Lưu Bang vì không biết con cháu sau này có giữ được giang sơn không? Cuối cùng Lưu Bang qua đời trong cảnh lo lắng bất an sau cả cuộc đời gian nan bôn ba chinh chiến tranh giành thiên hạ.
Mao Trạch Đông không phải không muốn truyền ngôi cho đời sau giống Lưu Bang, chẳng qua vì có quá nhiều việc ông ta không trở tay kịp. Trước lúc lâm chung, Mao Trạch Đông đã cho gọi người cháu trai Mao Viễn Tân vào và ca bài “Đại phong ca”, không khó để nhận ra nỗi lòng của Mao cũng bất an mà bất lực như gian hùng Lưu Bang thuở nào.
Theo Secretchina [2]
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:
Article printed from Đại Kỷ Nguyên: https://daikynguyenvn.com

Không có nhận xét nào: