Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Sai lầm của Putin: Khi thấy Mỹ thả 2 quả bom hạt nhân giả, Nga hối hận cũng đã muộn?

Trang Defense One ngày 6/10 đưa tin, Không quân Mỹ đã ném hai quả bom hạt nhân giả xuống giữa sa mạc tại bang Nevada vào đầu tháng 10. Động thái này được Lầu Năm Góc giải thích là xuất phát từ tình hình căng thẳng với Nga do Moscow đình chỉ hiệp ước cắt giảm hạt nhân Nga – Mỹ.


Mỹ ném bom hạt nhân giả, Nga lãnh hậu quả thật?
Tổng thống Nga Putin (Ảnh: Reuters)
Hai quả bom được máy bay B-2 ném xuống là phiên bản của loại bom hạt nhân trơ B61 của Mỹ.

Đây chỉ là việc ném bom hạt nhân giả, hoàn toàn có thể được hiểu đó là động tác giả của Washington, tuy nhiên, ở phía đối diện thì Moscow phải nhận hậu quả thật. Lầu Năm Góc dùng bom hạt nhân giả để gửi một lời cảnh báo có giá trị tới Kremlin.
Đình chỉ thỏa thuận hạt nhân: Nga tạo cơ hội cho Mỹ thử kịch bản ném bom

Sau khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, cho đến nay cả Washington lẫn Moscow chưa thực hiện thêm một lần ném bom hạt nhân nào, cho dù chỉ là giả.

Ngay cả khi căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh đạt tới đỉnh điểm với sự kiện Vịnh Con Lợn tại Cuba năm 1961, cả Mỹ và Liên Xô vẫn không kích hoạt vũ khí hạt nhân.

Đã hơn 20 năm với 3 Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược, START I ký giữa Mỹ và Liên Xô, START II và START III ký giữa Mỹ và Nga, kho vũ khí giết người hàng loạt của hai bên đã bị thu hẹp lại, xong chưa thể kiểm chứng hiệu quả cũng như tác hại của nó.

Cả Nga và Mỹ không có lý do nào để "kiểm tra" tác dụng thực tế những quả bom hạt nhân mà họ chế tạo ra và đang ngày đêm canh giữ. Bất cứ động thái nào cho thấy những quả bom hạt nhân được "xuất kho" đều gây hậu quả chính trị lớn cho chính quyền cả hai nước.

Tuy nhiên, diễn biến bước ngoặt, khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 3/10 ra lệnh đình chỉ Hiệp ước loại bỏ plutonium cấp độ vũ khí Nga-Mỹ, đã tạo cho Mỹ cái cớ để "đụng chạm" kho vũ khí hạt nhân của mình.

Và ngay tức khắc Mỹ phản ứng bằng việc ném bom hạt nhân giả xuống giữa sa mạc ở Nevada.

Ưu thế vượt trội ở Syria đang thúc đẩy Nga "thừa thắng" dồn Mỹ vào thế bị động. Nhưng phá vỡ thỏa thuận hạt nhân song phương dường như là một nước cờ "thái quá" của ông Putin.

Mỹ ném bom hạt nhân giả, Nga lãnh hậu quả thật? - Ảnh 1.
Máy bay B-2 của Mỹ ném bom hạt nhân giả xuống sa mạc Nevada. (Ảnh minh họa: defenseone.com)
Nguy cơ chạy đua hạt nhân: Nga tự đưa mình vào thế khó?

Không loại trừ khả năng kịch bản đã được Mỹ chuẩn bị từ lâu, bởi Lầu Năm Góc thông báo ném 2 quả bom hạt nhân giả chỉ 3 ngày sau khi Putin tuyên bố đình chỉ thỏa thuận hạt nhân.

Với cái cớ "sự thách thức từ Nga", bây giờ Mỹ có thể kiểm tra, hiệu chỉnh, thậm chí tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình thì những hậu quả chính trị của nó gây ra luôn ở mức thấp nhất.

Trong khi đó, Moscow có thể sẽ bất ngở với kịch bản ném bom hạt nhân giả của Mỹ vừa qua. Washington không còn che đậy hành động của mình. Tuy nhiên, Kremlin đang ở thế "há miệng mắc quai".

Lúc này, Nga có thể chọn chạy đua vũ trang với Mỹ, hoặc cũng xây dựng kịch bản hạt nhân giả như Washington.

Nhưng dù lựa chọn nào thì Moscow cũng ở thế "việt vị". Nếu quyết định nâng cấp kho vũ khi hạt nhân, Nga chắc chắn sẽ bị phương Tây, Mỹ và đồng minh lên án với cáo buộc "phát động chạy đua vũ trang".

Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, đó là điều rất tệ cho Nga. Điều quan trọng là Nga sẽ không thể phá vỡ liên minh cấm vận nếu bị quy chụp là nguyên nhân của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. "Người bạn tốt" Trung Quốc sẽ dè chừng và khi đó cái giá Nga phải trả là quá đắt.

Nếu Nga cũng chọn kịch bản hạt nhân giả thì chẳng khác gì theo đuôi Mỹ và vẫn không thể tránh khỏi bị chỉ trích là kích hoạt chạy đua vũ trang, đi kèm là rủi ro đối tác và đồng minh "xa lánh".

Lựa chọn kịch bản nào để đối phó với Mỹ ở thời điểm này thì Nga cũng đã ở thế bất lợi và không chỉ thiệt hại về kinh tế, hậu quả chính trị mới là điều đáng lo ngại.

Nếu không xử lý tốt, Nga có thể bị bao quanh bằng một vòng vây cấm vận vô hình khác, không chỉ bởi phương Tây mà bởi cả đồng minh lẫn đối tác của Moscow.

Mỹ ném bom hạt nhân giả, Nga lãnh hậu quả thật? - Ảnh 2.
Nga vừa tự đưa mình vào thế có khả năng bị cáo buộc là "châm ngòi" chạy đua vũ trang hạt nhân. (Ảnh minh họa: BBC)


Putin có đánh rơi chiến thắng Syria trước Obama?

Giới quan sát quốc tế tin rằng, một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra trong thế giới hiện nay. Việc sản xuất vũ khí hạt nhân, chế tạo bom hạt nhân chủ yếu là "diễu võ dương oai" để tạo uy thế, qua đó khai thác lợi ích cho quốc gia sở hữu vũ khí.

Do vậy, bên nào nắm giữ vai trò chủ động thì bên đó sẽ được xem thắng thế trong cuộc đua nguy hiểm này.

Quyết định tham chiến tại Syria đã giúp Moscow đã thay đổi cục diện bị Mỹ/đồng minh gây sức ép và lái tình hình theo hướng có lợi cho Nga. Putin có thể phá vòng vây cấm vận, đưa nước Nga thoát ra từ ván cờ này và tạo thế thắng trước Obama.

Nhưng với thỏa thuận song phương về xử lý plutonium bị rạn nứt, Washington cảnh báo đẩy mạnh hoạt động quân sự tại Syria thì Moscow đã phản ứng dữ dội.

Thỏa thuận hạt nhân cũng có thể coi là một "cái bẫy" và khi phá vỡ nó, Moscow đã rơi vào bẫy của Mỹ. Hệ quả là mọi hành động của Mỹ đều có thể được giải thích là phòng vệ chính đáng đối với Nga.

Moscow đang "tiến thoái lưỡng nan" với tuyên bố mạnh mẽ của mình. Nếu không khôi phục Hiệp ước loại bỏ plutonium với Mỹ thì Nga vô hình trung tự biến mình thành "bệ đỡ" cho việc phát triển kho vũ khí hạt nhân của Washington.

Nhưng nếu "mở lời" tái lập thỏa thuận, Nga có thể bị xem là xuống nước và mất vị thế trước Washington. Kịch bản này ảnh hưởng đến vị thế mà Nga tạo lập ở Syria hay tình hình khủng hoảng Ukraine, cùng với khó khăn trong nỗ lực thoát cấm vận.Nhiều khả năng khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời cương vị vào tháng 1/2017, Nga cũng chưa thể nới lỏng chiếc "vòng kim cô" của Mỹ.

Không có nhận xét nào: