Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Biển Đông: Bắc Kinh cải chính vụ xây dựng ở bãi Scarborough; TQ xây trên bãi Scarborough có thể đẩy Philippines trở lại với Mỹ


Trọng Nghĩa


mediaBãi cạn Scarborough, Biển ĐôngẢnh : Wikipedia
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough.





Theo hãng tin Anh Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phủ nhận các thông tin, theo đó Bắc Kinh bắt đầu trong năm nay công việc chuẩn bị xây dựng một trạm quan trắc môi trường trên bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Nhân cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh khẳng định rằng dựa theo các cơ quan có liên can đến vụ việc, thì các thông tin về việc xây dựng trạm quan trắc môi trường trên bãi Scarborough đều sai lạc và không đúng. Theo bà : « Trong vấn đề Scarborough Shoal, lập trường của Trung Quốc rất nhất quán và rõ ràng là Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Philippines ».
Tuy nhiên, chính ông Tiêu Kiệt (Xiao Jie), thị trưởng của thành phố gọi là Tam Sa, trước đó đã tiết lộ rằng Trung Quốc dự định bắt đầu công việc chuẩn bị trong năm nay để xây dựng trạm quan trắc môi trường trên một số hòn đảo, trong đó có Scarborough. Thông tin này được chú ý vì Tam Sa là đơn vị hành chánh được Bắc Kinh tạo ra để chịu trách nhiệm quản lý Biển Đông.
Các tuyên bố của ông Tiêu Kiệt từng được tờ báo Hainan Daily loan tải và đăng trên mạng. Thế nhưng, theo hãng Reuters, vào hôm nay, phần đề cập đến bãi Scarborough đã bị xóa đi trong tuyên bố của ông Tiêu Kiệt.
Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
Theo hãng tin Mỹ AP, phát biểu với báo giới tại Bangkok, quyền ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo cho biết là bộ Ngoại Giao Philippines đã đề nghị Trung Quốc làm rõ thông tin về kế hoạch xây một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough. Ông Manolo khẳng định rằng tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói rất rõ rằng Manila muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, nhưng sẽ hành động để bảo vệ lợi ích quốc gia, nếu cần thiết.
Bãi cạn Scarborough – mà Philippines gọi là Panatag - là một khu vực ở phía bắc Biển Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, nhưng đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền và giành lấy quyền kiểm soát vào năm 2012.
Tổng thống Duterte hồi đầu tuần thừa nhận Philippines không thể ngăn Trung Quốc xây các cơ sở trên bãi cạn Scarborough.
Thái Lan và Philippines tăng cường hợp tác quân sự
Nhân chuyến công du Thái Lan của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ngày 21/03/2017, lãnh đạo hai nước đã quyết định tăng cường hợp tác quân sự và an ninh, trong đó có vấn đề chống ma túy.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm tại Bangkok, thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết là hai bên nhất trí duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhấn mạnh trên nhu cầu thực thi hiệu quả Tuyên Bố về Ứng Xử ở Biển Đông DOC cũng như hoàn thiện khuôn khổ Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông COC trong năm nay.
Hai lãnh đạo cũng cho biết là hai nước đã đồng ý tăng cường hợp tác quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, nhằm đối phó với các thách thức của khủng bố và mọi loại tội phạm xuyên biên giới, đặc biệt là nạn ma túy.

TQ xây trên bãi Scarborough có thể đẩy Philippines trở lại với Mỹ

22/03/2017

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc bay trên bãi Scarborough ở Biển Đông (ảnh chụp màn hình một trang web, không rõ ngày tháng)
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc bay trên bãi Scarborough ở Biển Đông (ảnh chụp màn hình một trang web, không rõ ngày tháng)
Báo chí Trung Quốc dẫn lời thị trưởng thành phố Tam Sa của Trung Quốc nói hồi tuần trước rằng chính quyền của ông ta sẽ bắt đầu chuẩn bị lập một trạm quan trắc môi trường tại bãi Scarborough, một bãi cạn nhỏ cách đảo Luzon của Philipplines 230 km.
Nếu Trung Quốc trắng trợn, bắt đầu tiến hành bồi đắp, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ rất khó khăn cho ông Duterte. Và tôi nghĩ công luận sẽ bắt đầu xoay chiều ở Philippines.
Các nhà phân tích nói nếu Trung Quốc thực hiện ý định, việc này sẽ đe doạ đến lòng tin mà Trung Quốc vừa thiết lập với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sau một thời kỳ sóng gió từ năm 2012 đến giữa năm 2016.
Ông Euan Graham, giám đốc an ninh quốc tế của Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, nói: "Nếu Trung Quốc trắng trợn, bắt đầu tiến hành bồi đắp, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ rất khó khăn cho ông Duterte. Và tôi nghĩ công luận sẽ bắt đầu xoay chiều ở Philippines".
Ông Duterte hôm thứ Ba nói qua trang web của văn phòng tổng thống rằng ông "không thể chặn đứng Trung Quốc" tại bãi cạn Scarborough. Đề cập đến thực tế là quân đội Philippines tương đối yếu, ông nói: "Tất cả chúng ta mai đây sẽ mất quân đội và cảnh sát, và chúng ta là một quốc gia bị tiêu diệt".
Tuy nhiên, sau đó, Bộ Tư pháp Philippines cho biết họ sẽ phản đối Trung Quốc về ý định của nước này liên quan tới bãi cạn Scarborough.
Ông Carl Baker, giám đốc về các chương trình thuộc tổ chức tư vấn Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS ở Honolulu, nói: “Dường như những người chỉ trích đang gia tăng áp lực đòi ông Duterte phải mạnh mẽ khi phản ứng" với Trung Quốc.
Một số nhà phân tích nói việc Trung Quốc bật đèn xanh đối với công trình hoặc làn sóngphản đối ông Duterte ở Philippine có thể thúc đẩy nước này quay lại tìm kiếm sự trợ giúp từ Hoa Kỳ, chủ thuộc địa cũ và là đồng minh quân sự lâu đời.
Người tiền nhiệm của ông Duterte là Benigno Aquino đã dựa vào Hoa Kỳ về trợ giúp quân sự, kể cả các cuộc tuần tra hàng hải chung sau năm 2014. Ông Duterte, người lớn tiếng chống các ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines, đã huỷ bỏ những cuộc tuần tra đó, nhưng ông lại tỏ ra hòa hoãn với Tổng thống Donald Trump kể từ ông Trump nhậm chức vào tháng Giêng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson nói vào tháng Giêng trước khi ông được chuẩn thuận rằng Trung Quốc cần phải bị ngăn chặn khỏi các đảo nhân tạo mà họ đã xây ở vùng biển tranh chấp, lời phát biểu này làm Bắc Kinh bất bình.

Không có nhận xét nào: