Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

GS NGÔ BẢO CHÂU RỜI "SÂN" TOÁN CHUYỄN QUA "SÂN " ẤU DÂM NÊN BỊ LẠC ĐỀ, BỊ LẪN ?!

Do đá lộn sân nên các ý kiến sau đây của GS cần nên bàn thêm:
"1. Các vụ ấu dâm cho thấy đạo đức xã hội ngày một xuống cấp: không đúng. Có thể đạo đức đang xuống cấp thật nhưng việc phanh phui các vụ ấu dâm không phải là bằng chứng. Hành vi bỉ ổi này xưa nay vẫn có.
3. Cần đăng ảnh địa chỉ của nghi phạm lên Facebook: không đúng. Một là nghi phạm chưa là tội phạm. Hai là Facebook không phải là công cụ để thực hiện công lý. Ba là một cá nhân, một người sử dụng Facebook không có thẩm quyền thực thi công lý. Trong một xã hội văn minh, nhà nước có ‘monopoly on violence’.
5. Tôn trọng thủ tục tranh biện là đảm bảo để công lý gần với chân lý nhất có thể...
Mạng xã hội không phù hợp cho việc tranh biện vì nó không hạn chế cả trong không gian và thời gian, tất cả mọi người vừa là bên nguyên, bên đơn và bồi thẩm đoàn.
6. Mạng xã hội là không gian phù hợp để đòi hỏi công lý được thực hiện, để thể hiện sự phẫn nộ đối với những hành động đáng phỉ nhổ, để truyền thông điệp cho kẻ phạm tội là mày sẽ bị trừng phạt.
Mạng xã hội đang là công cụ rất tốt để gây sức ép lên chính quyền.
"
( Trích ý kiến của GS Ngô Bảo Châu )
-Các facebooker thường dùng mạng để phản biện, để bày tỏ chính kiến đồng tình hay không đồng tình một điều gì đó, một vấn đề gì đó Vậy hành vi đó không xứng đáng được coi là " thực thi công lý sao" thưa GS ?
-Ý kiến thứ 5 của GS cói mâu thuẫn với ý kiến thứ 6 không khi GS cho rằng:"Mạng xã hội không phù hợp cho việc tranh biện" có mâu thuẫn với ý kiến "Mạng xã hội đang là công cụ rất tốt để gây sức ép lên chính quyền" của GS ?
Chả nhẽ gây sức ép với chính quyền không được xếp vào hành vi đòi thực thi công lý ?!

Giáo sư Ngô Bảo Châu bình luận gì về nạn ấu dâm?

“Ấu dâm” đang là chủ đề nóng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, cả Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đưa ra vài bình luận về hành vi đáng lên án này.

Ngô Bảo Châu, bình luận,
Bình luận của giáo sư Ngô Bảo Châu về nạm ấu dâm. (Ảnh minh họa từ internet)
Một vài bình luận rời rạc của Giáo sư Ngô Bảo Châu xung quanh hành vi ấu dâm, tội ác và sự trừng phạt của Facebook:
1. Các vụ ấu dâm cho thấy đạo đức xã hội ngày một xuống cấp: không đúng. Có thể đạo đức đang xuống cấp thật nhưng việc phanh phui các vụ ấu dâm không phải là bằng chứng. Hành vi bỉ ổi này xưa nay vẫn có.
2. Ấu dâm là triệu chứng bệnh lý, cần nghĩ về những người có hành vi ấu dâm như bệnh nhân, hoặc một dạng biến thái tính dục: không đúng. Hành vi ấu dâm vi phạm đến toàn vẹn cơ thể của trẻ nhỏ, người không được coi là có khả năng tự quyết về sự đồng thuận hay không, và vì thế hành vi đó vi phạm pháp luật, được coi là tội ác, và phải bị trừng trị. Biến thái tình dục không có nghĩa là không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
3. Cần đăng ảnh địa chỉ của nghi phạm lên Facebook: không đúng. Một là nghi phạm chưa là tội phạm. Hai là Facebook không phải là công cụ để thực hiện công lý. Ba là một cá nhân, một người sử dụng Facebook không có thẩm quyền thực thi công lý. Trong một xã hội văn minh, nhà nước có ‘monopoly on violence’.
4. Công lý khác với sự trả thù. Công lý, đúng theo ngữ nghĩa của từ này, là ủy thác cho toà án, một cơ quan quyền lực công, phán xét về mâu thuân riêng giữa hai cá nhân, hai bên.
Hai bên tự xử nhau cũng được nhưng đó là sự trả thù. Sự trả thù có thể vi phạm pháp luật.
5. Tôn trọng thủ tục tranh biện là đảm bảo để công lý gần với chân lý nhất có thể. Tranh biện cần được thực hiện trong không gian hạn chế và thời gian hạn chế. Hai bên nguyên và đơn đưa ra các nhân chứng vật chứng để kéo niềm tin của bồi thẩm đoàn vè phía mình. Bồi thẩm đoàn có trách nhiệm phán xét trên cơ sở của tranh biện với tất cả lý trí và lương tâm.
Mạng xã hội không phù hợp cho việc tranh biện vì nó không hạn chế cả trong không gian và thời gian, tất cả mọi người vừa là bên nguyên, bên đơn và bồi thẩm đoàn.
6. Mạng xã hội là không gian phù hợp để đòi hỏi công lý được thực hiện, để thể hiện sự phẫn nộ đối với những hành động đáng phỉ nhổ, để truyền thông điệp cho kẻ phạm tội là mày sẽ bị trừng phạt.
Mạng xã hội đang là công cụ rất tốt để gây sức ép lên chính quyền.
Theo trithucvn.net

Không có nhận xét nào: