Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

QUA Ý KIẾN CỦA CHỦ TỊCH HUỲNH ĐỨC THƠ CHO THẤY: DỰ ÁN NÀY SẼ ĐƯỢC HỢP THỨC VÌ THẾ LỰC "CHỐNG LƯNG" DỰ ÁN RẤT MẠNH ?; AI LÀ TÁC GIẢ CỦA QUY HOẠCH BIẾN SƠN TRÀ THÀNH NƠI NGHỈ DƯỠNG ?; DỪNG LẠI ĐÃ ĐÚNG CHƯA ?





TẤN TÀI

(GDVN) - Sai trái về xây dựng thì phải xử lý đúng quy định, đình chỉ thi công, còn nếu không đúng quy hoạch thì phải đập bỏ.

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tại buổi kiểm tra hiện trường ngày 19/3 đối với dự án bị tố băm nát bán đảo Sơn Trà mà dư luận xôn xao, bức xúc thời gian qua.
Hồ sơ pháp lý “khá đầy đủ”
Đoàn kiểm tra đã đến hiện trường dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa do Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa (viết tắt là Công ty Biển Tiên Sa) làm chủ đầu tư.
40 trụ móng được xây dựng không phép ở bán đảo Sơn Trà. Ảnh: TT
Ngoài hệ thống đường sá, điện nước thì hơn 40 móng biệt thự đã đổ bê – tông, xây lắp gần xong. Nhiều cây rừng đã được bứng đi nơi khác để nhường chỗ xây dựng.

Xây dựng 40 móng biệt thự không phép trên bán đảo Sơn Trà

(GDVN) - Chủ đầu tư đã cho xây dựng nhiều hạng mục công trình không có trong giấy phép xây dựng đã được cấp trước đó nên bị đình chỉ thi công và xử phạt hành chính.
Ông Thơ cho biết, vụ việc (bán đảo Sơn Trà bị cày xới) này được phát hiện do một người dân chụp ảnh lại và phản ánh trên trang facebook “quản lý đô thị”.
Sau khi nhận được thông tin, chính quyền thành phố đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra. Cơ quan chức năng cũng xác nhận chủ đầu tư đã có nhiều sai phạm khi xây dựng 40 móng biệt thự mà chưa được cấp phép.
Trước những lo ngại của dư luận về vị trí nhạy cảm của dự án (nằm ở khu vực quân sự Sơn Trà) cũng như sự tàn phá đến rừng ở khu vực này, ông Thơ cho biết, đây là dự án đã có từ lâu và khởi công từ năm 2009.
“Trước khi làm khu nghỉ mát ở đây thì từ năm 2008 trở về trước, khu vực này đã được quy hoạch thành đất khác chứ không phải là đất rừng nữa” ông Thơ nói.
Dự án này được phê duyệt và đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, đến năm 2016, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch (không phải điều chỉnh dự án) nên phải làm lại bản đánh giá tác động môi trường.
Trong khi chờ bản đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư cũng đã làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa được chấp thuận.
Ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Đà Nẵng xác nhận, công ty Biển Tiên Sa đã có trình hồ sơ đánh giá tác động môi trường.

Tướng Thước: Chủ tịch Đà Nẵng có nhiều tài sản thế?

(GDVN) - "Nếu Chủ tịch Đà Nẵng không giải trình được vì sao lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy thì cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để xử lý", Tướng Thước nói.
“Từ tháng 2, Sở cũng đã lập hội đồng để đánh giá. Hiện còn một số nội dung trong bản đánh giá này còn thiếu, một số giải pháp chưa hợp lý và hội đồng đã yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành bổ sung. Cụ thể có năm nội dung chưa ổn trong bản đánh giá này”.
Ông Nam nói thêm, trong đó, mô tả dự án chưa rõ ràng, cụ thể, chưa tính toán nhu cầu cấp vốn cho bảo vệ môi trường.
Phải tính toán những ảnh hưởng của việc khoan cọc nhồi, xây lắp, chất thải phát sinh khi thi công, sạt lở đá biển… Chủ đầu tư phải bổ sung đầy đủ những yêu cầu nêu trên thì mới được thông qua.
“Nếu chưa được thông qua bản đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư không được xây dựng. Bởi bản đánh giá này là cơ sở để Sở Xây dựng cấp phép xây dựng” ông Nam nói.
Ông Trần Viết Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thông tin, dự án này không nằm trong quy hoạch ba loại rừng mà thuộc diện đất khác.
Trạng thái rừng là 1C, tức là đất trống và rừng nghèo. Khi thực hiện dự án, công ty Biển Tiên Sa đã mua lại số gỗ, củi tận thu với số tiền 77 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng cho rằng, khu nghỉ dưỡng này đã có trong quy hoạch chung được Thủ tướng phê duyệt. Phần đất mà công ty Biển Tiên Sa đang sử dụng đã được chuyển đổi từ đất quốc phòng sang đất kinh tế.
Không đúng quy hoạch thì đập bỏ
Lý giải về những sai phạm nói trên, đại diện Công ty Biển Tiên Sa cho rằng, do tiến độ triển khai rất gấp nên xin vừa triển khai thi công vừa hoàn thiện giấy phép.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ kiểm tra hiện trường vụ xây dựng không phép ở Sơn Trà. Ảnh: TT
Ông Thơ khẳng định: “Cái sai của đơn vị này là chưa có giấy phép xây dựng củaphần biệt thự nhưng đã đào đắp và xây 40 móng trụ. Còn lại các thủ tục khác là cơ bản vẫn được như: điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt, thu hồi rừng đã xong…”.

Đà Nẵng kiểm tra dự án nghỉ dưỡng bị tố “cày nát rừng”

(GDVN) - Công trình này đã được cấp phép theo quy định nhưng dư luận vẫn bức xúc vì từng mảng rừng bị cày xới, lộ ra phần đất đỏ trơ trọi.
Trong vụ việc này, chủ đầu tư đã “chạy trước” khi chưa có những thủ tục đó là sai. Riêng một số dự án quan trọng, để phục vụ APEC thì xin phép Thủ tướng chính phủ cho làm song song, “vừa chuẩn bị thủ tục đầu tư vừa đồng thời mở móng xây dựng”.
Nhưng dự án của Công ty Biển Tiên Sa không nằm trong diện này nên tuyệt đối phải nghiêm ngặt chấp hành.
Theo ông Thơ, đã phát hiện ra sai phạm thì phải dừng ngay tức khắc. Giao cho địa phương và các sở ban ngành giám sát chặt chẽ. Đồng thời, chủ đầu tư phải bổ sung sớm các loại giấy tờ cần thiết, phù hợp.
“Còn vấn đề sai trái trong xây dựng thì xử lý đúng quy định của pháp luật. Phạt bao nhiêu tiền, đình chỉ thi công... Nếu không đúng quy hoạch thì phải đập bỏ” ông Thơ chỉ đạo.
Ông Thơ cũng nêu lên một thực trạng ở Đà Nẵng là hiện có nhiều dự án đang“cầm đèn chạy trước ô tô”.
“Mấy ông (doanh nghiệp) chủ quan, cứ nghĩ đất của mình, đã nộp hồ sơ thế nào cũng được cấp phép nên cho về làm mở móng.
Tất nhiên, trong số 100% trường hợp đã nộp thì không phải tất cả đều được cấp phép đâu, mà còn chỉnh sửa cái này, cái kia.
Do tâm lý chủ quan chủ đầu tư nên có một số công trình xây dựng lên rồi nhưng chưa hoàn thiện giấy tờ” ông Thơ nói.

Bên trong khu nghỉ dưỡng xây 40 móng biệt thự không phép

Chủ đầu tư giải thích do nôn nóng hoành thành dự án đúng thời hạn Đà Nẵng cho phép nên đổ móng 40 căn biệt thự khi chưa hoàn tất thủ tục xin cấp phép.
Chiều 19/3, Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ dẫn đầu đoàn công tác gồm đại diện nhiều sở, ngành đến kiểm tra dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa (bán đảo Sơn Trà).
Trước đó, do phát hiện 40 móng biệt thự xây dựng không phép, Đà Nẵng đã lập biên bản vi phạm hành chính, buộc ngừng thi công.
Những ngày qua, khi dư luận lo ngại về dự án diện tích 30ha đang bạt núi, chặt cây có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, đây là khu vực không thể tiếp cận do chủ đầu tư và đơn vị thi công không hợp tác.
Trước đây, khu vực xây dựng dự án là đất rừng và thuộc đất quốc phòng, năm 2008 được quy hoạch từ đất rừng sang đất khác.
Dự án sau đó nằm trong quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt, có sự thống nhất của Bộ Quốc phòng về vị trí an ninh quốc phòng (do gần khu vực của quân cảng Vùng 3 Hải quân).
Theo ông Trần Văn Dũng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng, dự án được cấp phép năm 2009, cho phép xây dựng hạ tầng đường giao thông, hệ thống thoát nước. Đang triển khai, chủ đầu dừng dự lại dù cơ quan chức năng nhiều lần đôn đốc. Mới đây, Đà Nẵng cho gia hạn, đến ngày 31/12/2017 phải hoàn thành đưa vào hoạt động.
Chủ đầu tư cũng xin điều chỉnh quy hoạch và được duyệt xây dựng 86 ngôi biệt thự. Tuy nhiên do báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư chưa hoàn thành nên chưa được cấp phép xây dựng. 40 móng biệt thự đang triển khai được xác định "xây không phép".
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng cho biết, do khu đất xây dựng dự án đã chuyển đổi từ đất rừng sang đất thương mại nên đơn vị đã đồng ý cho doanh nghiệp tận thu gỗ. Giá trị gỗ sau tận thu là 77 triệu đồng. 
Chủ đầu tư giải thích do quá nôn nóng đưa công trình về đích theo thời gian thành phố gia hạn nên đã thi công trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục giấy phép.
Việc san ủi khiến những phiến đá lớn đổ xuống cạnh đường đi. Công trình đã gần như hoàn thiện hệ thống đèn điện, thoát nước... 
Với 40 móng biệt thự xây dựng không phép, chính quyền quận Sơn Trà cho biết sẽ phạt hành chính với mức 40 triệu đồng.
Cuối buổi kiểm tra thực tế, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tổ chức cuộc họp ngay tại đây. "Dự án sai thì phải dừng ngay tức khắc. Vị trí xây biệt thự có đúng như trong quy hoạch hay không? Nếu phù hợp thì cho doanh nghiệp bổ sung giấy tờ để tiếp tục thi công", ông Thơ kết luận.
Nguyễn Đông


Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và ông Huỳnh Đức Thơ (phải), Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Hữu Khá/ TT

Lãnh đạo có tài sản “khủng” không quan trọng bằng thái độ của người dân về chuyện ấy. Tâm lý cho phép “ăn được làm được” thật ra đáng ngại hơn nhiều việc ngân sách quốc gia bị thất thoát, nó “hợp pháp hoá” hành vi tham nhũng của chính trị gia, một dạng tâm lý kiểu “hội chứng Stockholm”, nơi nạn nhân thông cảm và ngưỡng mộ ngay chính những thủ phạm gây ra thiệt hại cho mình. Xây cầu hay mở vài con đường là công việc chứ không phải công lao, chưa kể nếu xã hội minh bạch, cây cầu và con đường ấy nhiều khả năng sẽ được xây dựng to đẹp và đưa vào phục vụ những người đóng thuế hiệu quả hơn.


Giữa những cuộc “luận kiếm” của lãnh đạo ĐN gần đây, nhiều người hồi tưởng về thời kỳ hoàng kim nhất của thành phố mà không biết rằng nó là hệ quả từ những “di sản” mà những người tiền nhiệm để lại.

Năm 2014, Quy hoạch bán đảo Sơn Trà do Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM), tập đoàn kiến trúc hàng đầu thế giới thực hiện đã nhận được Giải thưởng xuất sắc của Hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ. Trong bản quy hoạch này, một loạt đề xuất chiến lược nhằm tạo ra một công viên quốc gia mới cho Việt Nam, một điểm đến cho du lịch sinh thái đồng thời bảo vệ những tài sản thiên nhiên độc đáo ở nơi đây. Bản quy hoạch tạo ra vùng cấm xây dựng nghiêm ngặt đối với khu vực có độ cao trên 100m đồng thời để đảm bảo rằng khung cảnh thiên nhiên vẫn là hình ảnh chủ đạo khi quan sát từ xa, vị trí xây dựng các dự án trong tương lai được giảm thiểu bằng cách bố trí trong thung lũng hoặc xung quanh các vịnh nhỏ, nơi mà công trình có thể được “dấu” vào trong các tầng lá xanh ngắt. Ngoài ra, bản thiết kế cũng đề xuất các hoạt động đi bộ, đạp xe hay leo núi với việc bổ sung thêm hệ thống đường mòn nhỏ nhằm giảm thiểu tác động của phương tiện giao thông.

Một đồ án tôn trọng thiên nhiên tuyệt vời như vậy mà sau khi nghe SOM báo cáo, cố bí thư Nguyễn Bá Thanh phát biểu: “đề bài” đặt ra là phải “biến” bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái kết hợp giữa các khu vực ở, công trình du lịch, vui chơi giải trí, tham quan, chữa bệnh… Độ cao nghiên cứu không chỉ dừng ở 100m (từ mặt biển trở lên) mà có thể lên 200m – 300m, thậm chí lên đến các đỉnh 600 – 700m.
Và thực tế đã đặt ra câu hỏi, ai đứng đằng sau việc can thiệp thô bạo vào công tác quy hoạch bán đảo Sơn Trà?

Sun Group đã “may mắn” nắm được hầu hết những vị trí kim cương của Đà Nẵng, từ Bà Nà huyền ảo đến Sơn Trà hoang sơ, từ làng biệt thự lấn sông Euro Village đến khu đô thị sinh thái ở Hoà Xuân, tất cả đều có “dấu giày” của Sun Group. Nhưng nếu trách nhà đầu tư một thì phải trách chính quyền hai vì nhà đầu tư thì chỉ nghĩ đến lợi nhuận còn chính quyền phải là nơi đại diện người dân giám sát việc triển khai dự án theo quy định pháp luật. Đành rằng nhà đầu tư có thể “chạy chính sách” từ Trung ương nhưng nếu địa phương có trách nhiệm và bản lĩnh vẫn có thể “câu giờ” hay kéo dài thời gian cấp phép những dự án thiếu bền vững với tương lai. 

Những gì diễn ra ở ĐN gần đây cho thấy sự buông lỏng quản lý của chính quyền đã đành mà trách nhiệm công dân cũng mờ nhạt ko kém. Chỉ khi nào người dân nhận thức đúng quyền lực của mình, liên tục nghi ngờ, đặt câu hỏi và thường xuyên gây áp lực lên các cơ quan công quyền, nơi mọi hoạt động đều sử dụng ngân sách từ chính tiền thuế của dân, thì khi ấy quyền lợi của mình mới may ra được lắng nghe và đảm bảo.

Lê Trọng Vũ

(FB Lê Trọng Vũ)

Dừng lại đã đúng chưa?

20/03/2017
20-3-2017

Bán đảo Sơn Trà đã bị đào xới. Ảnh: Lê Đình Dũng/ báo MTG
Chính quyền Thành phố Đà Nẵng vừa làm cuộc kiểm tra xây dựng trái phép trên núi Sơn Trà do Công ty CP biển Tiên Sa đã xây dựng mà thời gian qua gây nên phản ứng bất bình của người dân cả nước! Qua kiểm tra cho thấy, đã có hơn 30 móng bê tông các nhà biệt thự đã được hoàn thành. Cả dự án chưa được cấp phép đầu tư, chưa có hồ sơ xác định tác động, ảnh hưởng môi trường, chưa được chấp nhận quy hoạch toàn dự án, chưa có giấy phép xây dựng công trình… quan trọng hơn hết là chưa được cấp đất để thực hiện dự án.
Mà cần phải biết là dự án nằm trong khu vực rừng cấm Sơn Trà! Đây là loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được kiểm đếm và Thủ tướng chính phủ đã có quyết định quy hoạch tổng thể kế hoạch đến năm 2025 sẽ trở thành công viên quốc gia. Điều này có nghĩa là ai động đến Sơn Trà phải xin phép Chính phủ, được Thủ tướng cấp phép, chứ Chính quyền Đà nẵng không được cấp phép, quy hoạch bất kỳ khu du lịch, khách sạn nào nếu không được Thủ tướng chính phủ đồng ý.
Vậy mà con lạc đà đã qua được lỗ trôn kim. Không một giấy tờ gì cho phép, Công ty Tiên Sa vẫn ngang nhiên phá rừng ở quy mô lớn, để xây nên hơn 30 móng bê tông hoàn chỉnh cho một khu du lịch ngay trên núi Sơn Trà ở điểm nhìn ra Vịnh biển Tiên Sa, có thể nói là khu vực đẹp nhất nhì của cả bán đảo này!
Câu rất dễ hỏi (và biết) ngày nay là ai đã chống lưng cho Cty này làm một cách vô pháp, vô thiên như vậy?
Cũng cần nói là khu vực này nếu sau khi Cảng sâu Đà Nẵng được dời ra Liên Chiểu theo quy hoạch (và đã bắt đầu khởi động) thì nơi đây sẽ trở nên vô giá. Vô giá về du lịch khi cảng này biến thành cảng cho tàu khách du lịch cập vào. Khu xây trái phép này nhìn thẳng ra cảng và cảng du lịch này sẽ là sân trước của khu khách sạn này! Và ghê gớm hơn là “tầm nhìn” về đất. Khi cảng hàng hoá dời đi thì ai cũng hiểu, đất đai mênh mông của các kho hàng bến bãi… sẽ là miếng ăn ngon mà thế lực nào cũng phải thèm thuồng!
Vậy thì khách sạn mà không chỉ, hay không phải khách sạn, mà là đất vàng của vịnh Tiên Sa này sắp biến thành tiền bạc cho ai có thẩm quyền (thống nhất quản lý). Vậy thì ai chống lưng cho Cty này là bừa, làm không phép, chắc chắn là không đơn giản!
Chính quyền Đà Nẵng đã ra lệnh ngừng xây dựng công trình này. Nhưng dừng để chờ cấp phép hay phải dừng để đập bỏ như khu biệt phủ ở chân đèo Hải Vân (Liên Chiểu) của một tướng Công An? Không được nghe thông tin về việc xử lý xây dựng trái phép này như thế nào nhưng có các vấn đề cần được đặt ra:
1/. Ai cũng biết đợt phá rừng Sơn Trà đưa máy cưa xẻ vào năm 2016 đã bị khởi tố (nhưng đến nay vẫn chưa biết xử thế nào) và có 5 kiểm lâm bị kỷ luật. Vậy nay không chỉ phá rừng mà còn bạt đồi, xẻ núi làm nhà, biệt thự thì có khởi tố hay không? Và có ông bà chính quyền nào (thống nhất quản lý) phải xem xét trách nhiệm hay không?
2/. Tạm dừng để cấp phép cho tồn tại hay bắt buộc phá dỡ như đã làm ở biệt phủ Hải Vân.
3/. Cần truy cứu ai, thế lực nào đã bảo kê cho một Cty nhỏ, mới toe thành lập để làm cái việc phá rừng, xây dựng không phép… Mà Cty này đã có lễ khởi công khá hoành tráng lúc bắt đầu làm công trình này chứ chẳng dấm dúi, núp lén gì cả.
Chính quyền địa phương đã để đến tình trạng như hiện tại mà cho rằng họ không cho vào, nên không kiểm tra được thì quả đã bất lực, vô hiệu để quản lý, có nên tiếp tục làm nhà nước thống nhất quản lý không?

Dầu trễ vẫn hơn, đình chỉ việc làm phá hoại Sơn Trà này, chính quyền Đà nẵng đã làm rất đúng, nhưng chỉ dừng đã đủ, đã đúng chưa? Những biện pháp nửa vời không đủ sức răn đe ai và càng chứng tỏ sự nể vì, sợ hãi thế lực nào đó có thể chi phối việc quản lý của chính quyền. Thời gian qua, Đà Nẵng đã nổi lên khá nhiều chuyện chưa có lời đáp, với chuyện xây dựng tại Sơn Trà, thêm một chuyện để làm người dân có dịp so sánh hình ảnh của anh Bá Thanh với sự phát triển của Đà Nẵng.
Tấn Tài

Không có nhận xét nào: