Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Phải xem lại việc cấp phép khai thác cát; Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT dừng cấp phép nạo vét sông; “Việc nạo vét lòng sông hiện địa phương đang rất phản ứng“

21/03/2017  09:47 GMT+7

 - Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT dừng việc cấp phép nạo vét luồng lạch lòng sông, giao cho địa phương quản lý, cấp phép.
Sáng nay, tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ GTVT kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng truyền đạt lại 9 vấn đề yêu cầu Bộ GTVT giải trình và có biện pháp khắc phục.
Trong 9 nội dung này có vấn đề nạo vét luồng lạch lòng sông mà hiện nay các địa phương rất phản ứng.
“Thủ tướng yêu cầu việc cấp phép của Bộ GTVT dừng lại, giao địa phương cấp phép”, Bộ trưởng Dũng dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng.
Thủ tướng, Bộ GTVT, nạo vét sông, khai thác cát
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa. Ảnh: Thu Hằng
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, hiện nay việc quản lý, cấp phép nạo vét luồng lạch lòng sông là trách nhiệm Bộ GTVT, quản lý về tài nguyên dưới sông là do Bộ TN&MT phụ trách, quản lý nước lại do Bộ NN&PTNT.
Khi cấp phép nạo vét luồng lạch lòng sông, các doanh nghiệp lợi dụng việc ấy để khai thác cát sát bờ gây sạt lở.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình… đều lên tiếng về tình trạng này.
Ông nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng đề nghị Bộ không cấp phép, dừng lại giao địa phương quản lý, cấp phép.
“Ngay như việc cấp phép của Bộ hiện nay địa phương cũng không biết, thậm chí có chuyện xã hội đen đe dọa”, Bộ trưởng Dũng lưu ý và cho rằng việc nạo vét lòng sông, đặc biệt khai thác cát là vấn đề bức xúc của địa phương hiện nay.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị Bộ GTVT lưu ý việc nạo vét luồng lạch lòng sông thu lợi nhuận kinh khủng nếu khai thác cát đi bán.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT giải trình và có giải pháp hạn chế tình hình tai nạn giao thông được cả nước quan tâm. Đáng lưu ý là tai nạn tuyến đường sắt tăng cao, nhiều đường ngang không có lực lượng gác.
“Tinh thần Thủ tướng là những vấn đề bức xúc, Bộ cần có giải pháp như thế nào?”, Chủ nhiệm VPCP nêu yêu cầu của Thủ tướng.
Vấn nạn xe dù bến cóc cũng được Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT giải trình. Trong đó, Thủ tướng lưu ý việc các nhà xe lợi dụng sơ hở ký hợp đồng trá hình, dẫn đến tình trạng lộn xộn trong trật tự đô thị và cả việc di chuyển bến xe Mỹ Đình tạo bức xúc dư luận hiện nay.
Đồng thời, Thủ tướng cũng lưu ý tình trạng xe quá tải quá khổ hoạt động trở lại sau khi dừng phối hợp liên ngành giữa Bộ Công an với Bộ GTVT. Trước đây 2 bộ phối hợp rất quyết liệt nhưng gần đây bị bỏ ngỏ. Có tình trạng lợi dụng thanh tra bảo kê xe quá tải như trường hợp thanh tra giao thông tại Quảng Bình.
Vì vậy Thủ tướng yêu cầu Bộ phải quyết liệt trong vấn đề này.
Câu chuyện thu phí BOT cũng được Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT rà soát lại và quyết liệt ký sớm ban hành quyết định để thực hiện minh bạch công khai.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ giải trình làm rõ một số nội dung liên quan đến ùn tắc giao thông; quy hoạch sân bay, nhà ga; các công trình giao thông và cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ.
Đơn cầu cứu của Chủ tịch tỉnh và dòng sông 'chảy máu'

Đơn cầu cứu của Chủ tịch tỉnh và dòng sông 'chảy máu'

Câu chuyện Chủ tịch tỉnh bị đe dọa cho thấy có một thế giới ngầm đang rút ruột tài nguyên, làm những dòng sông chảy máu.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc các đối tượng đứng sau "bảo kê", đe dọa cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra các cá nhân đe dọa cán bộ tỉnh.
Thu Hằng


Phải xem lại việc cấp phép khai thác cát

21/03/2017 11:05 GMT+7
TTO - Ông Lê Ái Thụ, chủ tịch Hội Địa chất kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh như trên.

Phải xem lại việc cấp phép khai thác cát
Ảnh tư liệu
Ông Lê Ái Thụ cho rằng việc cấp phép cho các dự án nạo vét khơi thông luồng lạch kết hợp tận thu cát đang có những bất cập do không kiểm soát được trữ lượng nạo vét.
Ông Thụ nói:
- Việc khai thác cát, “cát tặc” không phải là vấn đề mới, mà là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương lâu nay. Nhưng tại sao ngày càng “nóng” hơn. Thứ nhất, do vấn đề phát triển xây dựng quá nhanh, quá lớn. Thứ hai, lợi ích từ khai thác cát rất lớn.
Có thể thấy rõ điều đó qua việc lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa. Với lợi ích cao như vậy đôi khi người ta liều lĩnh, sẵn sàng đe dọa những ai ngăn cản.
Còn lợi ích đó ai hưởng? Theo tôi, đó là lợi ích nhóm, lợi ích cho một số nhỏ, không phải là lợi ích chung cho xã hội, cho người dân. Ngược lại, những hậu quả từ tình trạng khai thác cát ồ ạt, thậm chí là khai thác như phá hoại đã khiến hàng trăm làng mạc, hàng nghìn hecta đất canh tác bị hủy hoại, bị xói lở.
Những thiệt hại, hậu quả từ vấn nạn này có thể thấy từ sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Lam và mới đây vụ đe dọa cũng liên quan đến khai thác cát ở sông Cầu.
* Phải chăng có bất cập từ công tác quản lý, thưa ông?
- Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan có thẩm quyền. Ngay như Bộ Tài nguyên - môi trường, dù được Chính phủ giao quản lý nhà nước về tất cả các loại tài nguyên, khoáng sản, trong đó có cát lòng sông, cũng chưa đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm quản lý tài nguyên quý này.
Còn Bộ GTVT thì lấy mục đích là nạo vét khơi thông luồng lạch, dòng chảy nhưng phối hợp không chặt chẽ với Bộ Tài nguyên - môi trường, nên xảy ra chuyện có nơi lấy cớ nạo vét để khai thác cát lòng sông.
Bất cập trong cấp phép chính ở chỗ khoáng sản cát lòng sông có đặc thù riêng, khác với các loại khoáng sản khác.
Nếu áp dụng việc cấp phép khai thác cát như các loại khoáng sản khác là không ổn. Kể cả kết quả thăm dò về trữ lượng cát lòng sông cũng không thể nói là chính xác.
Trong khai thác cát còn có chuyện khai thác cát chỗ này thì cát ở chỗ khác trôi tới, vì thế khối lượng cát khai thác thực tế lớn hơn rất nhiều so với trữ lượng khai thác được cấp.
Từ những vấn đề như vậy, tôi cho rằng cần phải xem xét lại cách cấp phép khai thác cát hiện nay, đặc biệt là cấp phép nạo vét khơi thông luồng lạch kết hợp tận thu cát.
* Thực tế lâu nay những dự án khơi thông luồng lạch đều do Bộ GTVT cấp phép. Theo ông thì có ổn không?
- Nên để cho tỉnh cấp phép theo đúng quy định của Luật khoáng sản và có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, cơ quan quản lý về giao thông đường thủy.
Còn để cho bên GTVT cấp phép cho nạo vét khơi thông luồng lạch kết hợp tận thu cát, rồi lại cấp cho đơn vị của ngành thực hiện, điều đó chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi.
Theo tôi, sau khi có đánh giá về nhu cầu cần khơi thông luồng lạch, ngành GTVT nhất thiết phải có phối hợp với sở tài nguyên - môi trường các tỉnh thành để xem xét trước khi trình UBND tỉnh.
Tôi cho rằng trong cấp phép khai thác cát lòng sông dứt khoát không nên cấp phép dài hạn. Đặc biệt cần phải nghiêm khắc về trách nhiệm với cơ quan cấp phép, đơn vị khai thác trong thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như gây sạt lở hai bên sông.
* Vậy theo ông, để giải quyết được nạn “cát tặc”, chấn chỉnh tình trạng khai thác cát bừa bãi cần phải có những giải pháp đột phá nào?
- Để giải quyết được phải có giải pháp đồng bộ vì vấn đề khai thác cát không chỉ liên quan đến riêng quản lý khoáng sản. Còn nếu chỉ có giải pháp riêng của một ngành nào đó thì không thể giải quyết triệt để được.
Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất, phải có chỉ đạo thống nhất việc cấp phép khai thác cát, nhất là việc cấp phép nạo vét, khơi thông luồng lạch tận thu cát.
Từ năm 2008, khi đó Thủ tướng cũng đã có chỉ thị nghiêm cấm xuất khẩu cát, kể cả cát nhiễm mặn. Thời điểm ấy là lần đầu tiên đặt vấn đề nghiêm cấm xuất khẩu cát lòng sông, kể cả cát nhiễm mặn. Cấm là đúng và phải tiếp tục cấm triệt để việc xuất khẩu cát, kể cả cát nhiễm mặn. Vì xuất khẩu cát tức là bán tài nguyên.
Trong tình hình hiện nay, với chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, Bộ Tài nguyên - môi trường cần trình Thủ tướng ban hành một văn bản riêng về khai thác cát, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Đầu tư ít, thu lợi nhiều
Phải xem lại việc cấp phép khai thác cát
Ông Lê Ái Thụ - Ảnh: Nam Trần
“Tôi nghĩ việc nạo vét phần nhiều là cái cớ để thu về lợi nhuận rất lớn. Việc đầu tư cho nạo vét không đáng bao nhiêu, chỉ mấy cái tàu lắp máy vào hút cát là xong. Đầu tư không đáng bao nhiêu nhưng cát hút được chỉ một hai đêm đã đáng giá vài trăm triệu.
Cái đó không phải không ai biết, mà là do quản lý kém của cơ quan công quyền. Đằng sau đó thì người ta cũng nói nhiều đến việc có nhóm lợi ích này kia, chỉ có cái chưa chỉ rõ ra được”.
Ông Lê Ái Thụ
XUÂN LONG thực hiệ





“Việc nạo vét lòng sông hiện địa phương đang rất phản ứng“
VOV.VN - “Có địa phương nói không biết việc cấp phép nạo vét lòng sông nên mới có chuyện bảo kê, “xã hội đen” doạ lãnh đạo tỉnh”.
Đây là một trong 9 vấn đề mà ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ qua Tổ Công tác của Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT quán triệt thực hiện vì đây là vấn đề đang gây nhiều bức xúc.
Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng tới Bộ GTVT trong buổi kiểm tra thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ GTVT, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết: “Việc nạo vét lòng sông hiện địa phương đang rất phản ứng. Trên dòng sông có nhiều Bộ quản lý. Nếu nạo vét lòng sông thì của Bộ GTVT, liên quan tài nguyên có Bộ TN-MT, còn nước lại là Bộ NN-PTNT”.
“Thực trạng khi cấp phép nạo vét lòng sông thì các doanh nghiệp khai thác lợi dụng không thực hiện đúng quy định, khai thác nạo vét ngay sát bờ tạo dòng chảy, luồng lở. Không riêng gì Bắc Ninh, Bắc Giang mà toàn bộ tuyến từ Hà Nam đến Thái Bình đều như thế cả. Vấn đề này rất “nóng” và địa phương phản ứng nhất” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
dia phuong khong biet ve cap phep nen moi co chuyen xa hoi den doa lanh dao tinh hinh 1
Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gia Bộ GTVT, sáng 21/3
“Chiều qua Thủ tướng nói lại đề nghị Bộ GTVT không cấp phép nữa, dừng lại để xem xét giao cho địa phương cấp phép. Ngay cấp phép này các địa phương nói không biết nên có chuyện bảo kê, xã hội đen doạ lãnh đạo tỉnh” – ông Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến Thủ tướng và nhấn mạnh, khai thác cát trái phép diễn ra phức tạp, gây mất ổn định địa phương và quản lý không tốt cũng gây thất thu cho Nhà nước trong khi lợi nhuận rất lớn.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ có giải pháp khắc phục những hạn chế vấn đề tai nạn giao thông, nhất là tai nạn đường sắt gia tăng dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Bên cạnh đó là tình trạng xe dù, bến cóc đang xảy ra tạo sự lộn xộn trong vận chuyển hành khách cũng như trật tự đô thị. Ngay vừa qua di chuyển tuyến bến xe Mỹ Đình cũng tạo những bức xúc.
Ngoài ra, ùn tắc giao thông và phân luồng tuyến giao thông đang đặt ra vấn đề rất lớn đối với thành phố lớn. “Bộ cần có giải pháp điều tiết thế nào liên quan phân luồng để giảm ùn tắc trong khi số lượng phương tiện tham gia ngày càng lớn. Vừa qua các thành phố ra quân lấy lại lòng đường, vỉa hè thì nhu cầu gửi xe của nhân dân cũng rất lớn” – ông Mai Tiến Dũng nói.
Tình trạng xe quá tải, quá khổ cũng đang đặt ra cần được nhanh chóng giải quyết. Thời gian đầu công tác thanh kiểm tra có sự phối hợp tốt giữa các bộ liên quan nhưng vừa qua “buông” do sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thiếu chặt chẽ.
“Các trạm tuyến bỏ ngỏ, có trường hợp lợi dụng thanh tra bảo kê cho xe quá tải. Hiện tại hạ tầng giao thông xuống cấp một phần do xe quá tải, quá khổ. Nếu không có sự hợp tác giữa công an và thanh tra giao thông thì chắc không làm được. Đề nghị bộ làm quyết liệt. Trước đây quyết liệt nhưng hiện tại bỏ bẵng rất lâu” – ông Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng.
Cùng với đó, liên quan sân bay, sân ga; chất lượng công trình giao thông và dự án BOT, trạm thu phí... cũng đang đặt ra những vấn đề mà Thủ tướng yêu cầu Bộ cần có giải pháp thực hiện tốt hơn./.
Ngọc Thành/VOV.VN

Không có nhận xét nào: