46 triệu/xe công: ‘Để thất thoát tài sản Nhà nước sẽ bị kiểm điểm’
- 15:21 09/03/2017
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định trong việc thanh lý xe công nếu để thất thoát tài sản của Nhà nước sẽ bị kiểm điểm.
Dư luận đang xôn xao trước thông tin ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), công bố ngày 8/3 rằng trong năm qua, các bộ ngành, địa phương đã thanh lý xong 1.105 ôtô công. Bình quân mỗi xe được bán với giá 46,2 triệu đồng.
Giải thích về mức giá này tại buổi họp báo chuyên đề về xe công chiều 8/3, ông Thắng cho rằng do một số xe được sản xuất từ lâu. Đồng thời, vị này khẳng định việc thanh lý đấu giá xe công của các đơn vị đều thực hiện công khai.
Đến ngày 9/3, khi được hỏi thêm về vấn đề này, ông Thắng từ chối bình luận với lý do “bận họp”.
Trao đổi với Zing.vn vào trưa 9/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng rẻ hay đắt thì không thể biết được nhưng quan điểm của Thủ tướng là đấu giá công khai để tránh lợi ích nhóm, tránh bị lợi dụng.
Vị này cũng thừa nhận thực tế đắt hay rẻ còn phải xem chất lượng xe thế nào, đời xe, loại xe…
Tuy vậy, ông nhấn mạnh: “Tinh thần, nguyên tắc là như thế còn cách tổ chức thực hiện ra sao thì còn phải xem. Nếu để thất thoát tài sản của Nhà nước trong quá trình thanh lý sẽ bị kiểm điểm”.
Thống kê năm 2016, cả nước có 40.000 xe công, gần 30% trong đó đến hạn thanh lý. Ngoài ra, hiện có 7.000 chiếc đang dư thừa. |
Trước đó, vào ngày 29/6/2016, trao đổi với Zing.vn về việc thanh lý 264 ôtô công với giá trị còn lại 390 triệu đồng (giá khi mua mới các xe này là 79,68 tỷ đồng), Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) Trần Đức Thắng từng trần tình sau hơn chục năm sử dụng, giá trị xe còn lại chỉ có vậy.
Ông Thắng nói đơn vị sử dụng xe khi thấy xe cũ, hỏng, không sử dụng được nữa, tự họ tổ chức bán thanh lý hoặc thuê tổ chức có chức năng thanh lý tài sản. Theo luật, những xe được phép thanh lý được quy định là có thời hạn sử dụng xe 15 năm hoặc chạy trên 250.000 km (đối với vùng sâu vùng xa, miền núi là 200.000 km).
“Khi mang ra bán, các đơn vị phải tuân thủ quy định về bán đấu giá tài sản từ việc quy định lại giá đến tổ chức đấu giá. Quy trình bán đấu giá được thực hiện theo Nghị định 17 của Chính phủ”, ông Thắng nhấn mạnh.
Kiều Vui
(http://news.zing.vn/46-trieuxe-cong-de-that-thoat-tai-san-nha-nuoc-se-bi-kiem-diem-post726958.html)
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh: "Tôi đánh giá tôi trong sáng"
- Chủ đề:
- KỲ VỌNG LÃNH ĐẠO TRẺ
Ông Nguyễn Xuân Anh: "Tôi đánh giá tôi trong sáng. Trong sạch hay không thì để mọi người đánh giá, nhưng tôi nghĩ tôi không dính vào bất cứ vấn đề gì tiêu cực, không bè phái, không phe cánh. Thẳng thắn, không ngại nói thẳng…".
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi phần cuối cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền mà tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh dành cho báo điện tử Infonet:
Infonet: Xin được hỏi ông câu cuối cùng: Tự nhận xét về mình, ông thấy điểm yếu lớn nhất của ông hiện nay mà ông cần bổ túc để đảm đương tốt trọng trách Bí thư Thành ủy Đà Nẵng là gì ?
Ông Nguyễn Xuân Anh: Nhân đây tôi nói luôn các điểm mạnh, điểm yếu của mình. Điểm mạnh của tôi là đang ở độ tuổi rất sung sức, độ tuổi đẹp nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Thứ hai là tôi xuất thân từ gia đình có truyền thống. Truyền thống đó rất quý trong bối cảnh hiện nay rất phức tạp. Không ai khác mà chính tôi phải hiểu được rằng phải giữ truyền thống đó, không bao giờ phản bội. Thứ ba là tôi được đào tạo một cách rất cơ bản, được trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau trong suốt quá trình vừa qua.
Thứ tư là tôi đánh giá tôi trong sáng. Trong sạch hay không thì để mọi người đánh giá, nhưng tôi nghĩ tôi không dính vào bất cứ vấn đề gì tiêu cực, không bè phái, không phe cánh. Ai cũng có thể là bạn bè, ai cũng có thể là đối tác cả. Thẳng thắn, không ngại nói thẳng, thấy sai thì không ngại nói. Kể cả trong các phiên họp Thường vụ, Ban chấp hành mà tôi thấy có điều gì không đúng thì tôi cũng nói thẳng. Mình nói vì cái chung chứ không phải là phản đối. Có tâm huyết, biết nghĩ về cái chung. Đó là những điều mà tôi mạnh dạn nói về mình.
Còn khuyết điểm là nhiều khi thẳng thắn quá mức. Nhiều khi không chế ngự được tình cảm. Có thể có những việc mình không nên phản ứng như vậy, mặc dù phản ứng đó không sai. Và tôi hay thể hiện việc thích hay không thích, nhưng không để bụng, việc qua rồi là thôi. Anh em hiểu nhau rồi thì rất vui vẻ. Nhưng để mọi người hiểu mình hơn thì tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Để mọi người hiểu hơn về những mặt tốt của mình thì tôi còn cần phải làm nhiều để anh em người ta đến với mình, tăng cường thêm khả năng quy tụ, tập hợp. Với cái chất của tôi như thế thì tôi có niềm tin là anh em sẽ hiểu và sẽ đến với mình, chung tay lại vì cái chung !
Infonet: Lúc nãy tôi đã xin phép hỏi câu cuối cùng, nhưng vì ông vừa nói nhiều khi ông không chế ngự được tình cảm nên tôi xin hỏi thêm một câu nữa: Tình cảm nhiều khi rất dễ trở thành cảm tính. Hai cái đó đôi khi rất dễ lẫn lộn. Ông lại ở vị trí làm lãnh đạo cao nhất trong khi cấp dưới có rất nhiều người lớn tuổi hơn ông nhiều. Liệu điều đó có gây khó khăn cho công việc sắp tới của ông không? Và để cải thiện "môi trường" đó thì ông sẽ làm như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Anh: Cái này không phải lần đầu tiên tôi gặp. Hồi làm Bí thư Quận ủy Liên Chiểu thì tôi là người trẻ nhất trong Thường vụ, thậm chí trong Ban Chấp hành cũng chỉ lớn tuổi hơn được vài người. Những vị làm việc chung với tôi toàn là thế hệ của ông bà già tôi. Lúc đầu cũng rất khó làm việc, nhưng tôi nghĩ tôi thuyết phục họ bằng phong cách làm việc, bằng sự gần gũi của mình, và đặc biệt là bằng sự tôn trọng. Anh là người quyết định nhưng anh phải tôn trọng, lắng nghe người ta. Và trong mấy năm tôi ở Liên Chiểu thì được anh em rất quý. Tôi nhớ là ở Đại hội Đảng bộ quận Liên Chiểu tôi chỉ mất đúng một phiếu. Tất cả anh em trong Ban Thường vụ, ra ngoài là anh em nhưng vào công việc là đồng chí với nhau. Tôi nghĩ cần phát huy cái đó.
Bây giờ ở TP cũng là trường hợp tương tự. Trong Thường vụ thì tôi là người trẻ tuổi nhất, dưới quyền là những người đều lớn tuổi cả. Cũng có khó khăn nhất định về mặt tuổi tác nhưng tôi nghĩ công việc phải là công việc. Đảng đã phân công rồi, mỗi người một vị trí. Trong công việc anh phải chấp hành cái đã, còn trong việc thực hiện chức trách của mình thì sẽ có sự phối hợp, sự tôn trọng nhất định, sẽ có trao đổi để có sự đồng cảm, chia sẻ.
Khi có sự thống nhất thì quyết, còn khi vấn đề chưa quyết được thì tôi phải có trách nhiệm quyết việc đấy và tôi sẵn sàng lãnh trách nhiệm đó. Đảng giao cho mình làm Bí thư Thành ủy mà mình không quyết việc đấy, cứ ngồi chờ người này, chờ người kia thì làm sao xong việc được? Trên tinh thần rất lắng nghe, rất cầu thị, tranh thủ kinh nghiệm, sự từng trải của các anh, cái nào hay là tôi ghi nhận, chắc lọc ý kiến của mọi người và quyết chứ không ngại chuyện đó.
Infonet: Xin cám ơn ông rất nhiều !
Ông Nguyễn Xuân Anh: Có gì đó thì anh biên tập lại, tinh thần là tôi muốn gởi gắm những tâm tư, tình cảm chứ không nhằm mục đích gì khác. Anh viết sao đừng để mọi người nghĩ là tôi có ý định qua báo chí để đánh bóng gì trong chuyện này !
Infonet: Tôi nghĩ tôi sẽ đề nghị Toà soạn giữ nguyên toàn bộ diễn biến cuộc trao đổi và chuyển đến bạn đọc. Bạn đọc bây giờ tinh ý lắm, PR hay không, đọc vào là họ biết liền. Tôi tin có nhiều câu hỏi trong cuộc trao đổi này có rất nhiều người muốn hỏi và muốn nghe ông trả lời, còn tôi chỉ hỏi thay cho họ. Qua trao đổi, tôi thấy trước mắt cái khó nhất với ông là độ chênh về mặt tuổi tác với những người dưới quyền. Làm Bí thư Quận ủy dù sao cũng nhỏ, gọn hơn, còn lâu nay ông chủ yếu giữ các vị trí cấp phó, bây giờ lên trưởng, lại là cấp trưởng cao nhất của một TP như Đà Nẵng…
Tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh trả lời phỏng vấn báo Infonet (Ảnh: HC) |
Ông Nguyễn Xuân Anh (cắt lời): Tôi nói luôn ý này. Làm lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất, như Bí thư cấp ủy, thì khả năng tập hợp, quy tụ và khả năng giao nhiệm vụ cho người khác làm là quan trọng nhất. Người lãnh đạo giỏi không phải là tất cả mọi việc anh đều phải làm. Anh giỏi là phải làm sao quán xuyến được công việc, giao việc đúng người, anh cho chủ trương, đường lối và người ta thực hiện theo cái đó. Người ta thực hiện đúng thì giao việc cho người ta, rồi mình kiểm tra, đôn đốc và suy nghĩ chủ trương làm cái gì chứ không phải sa vào các chi tiết.
Quan điểm của tôi là làm lãnh đạo, đặc biệt là làm Bí thư cấp ủy thì không sa vào các chi tiết, tiểu tiết không nhất thiết. Cái đó để cơ quan tham mưu, để chuyên viên người ta làm. Vấn đề là làm sao giao cho đúng việc, giám sát, đôn đốc cho kỹ và phải nghiêm. Mình phải làm gương trong tất cả các vấn đề. Mình là người đứng đầu, phải làm sao cho người ta nhìn vào. Dù người ta lớn tuổi hơn mình nhưng người ta nhìn vào thấy ông này nói như thế và ổng làm đúng như thế thì người ta sẽ cùng với mình trên con đường này thôi !
Infonet: Thực tế là có chuyện thế này, nhiều khi giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu, các sở, ngành nhưng họ ì ạch khiến công việc không chạy. Vì vậy mà có nhiều vị lãnh đạo bức xúc, xắn tay áo vào việc đó luôn, và như thế hóa ra là họ can thiệp vào những công việc rất cụ thể của cấp dưới. Đó là thực tế, vậy ông nghĩ thế nào ?
Ông Nguyễn Xuân Anh: Tôi nghĩ là có nhiều cách để xử lý chứ không nhất thiết là anh lãnh đạo phải xắn tay áo vào. Tôi giao việc cho anh, trách nhiệm đi đôi với cái quyền anh được giao. Anh làm không được thì tôi mời anh lên phòng lần thứ nhất. Anh để tôi kêu đến lần thứ hai thì rách việc. Vì Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, đặc biệt là công tác cán bộ. Tôi giao việc cho anh rồi, tôi mời anh lên phòng nói chuyện một lần mà anh để tôi kêu lần thứ hai, lần thứ ba thì anh không xong.
Tôi nghĩ mình phải mạnh dạn và sau này phải ủng hộ chuyện không ngại việc thay thế cán bộ nếu cán bộ đó không đảm bảo. Tại sao nước ngoài nội các 2 – 3 tháng có thể thay được? Là vì không đảm bảo, dư luận không đồng tình thì Thủ tướng phải thay thôi. Tôi không cổ súy việc bãi nhiễm này kia nhưng tôi nghĩ là có chứ không phải không "một bộ phận không nhỏ" các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ì ạch, nhũng nhiễu, dư luận ồn ào thì mình để yên sao? Để làm được điều đó thì anh phải sạch cái đã. Anh phải làm được điều đó thì khi anh thay họ, họ mới tâm phục khẩu phục, chứ không phải thay họ để anh đưa anh em, bà con, thân tin, ê kíp của anh vào.
Tôi không có quan niệm đó. Dù thân quen nhưng năng lực chỉ ở mức độ đó thì chỉ ở mức độ thế thôi, vui vẻ. Tôi không có chuyện ê kíp đâu. Hồi nào tới giờ chưa bao giờ mọi người nói tôi có ê kíp với ai. Anh hỏi trong Thường vụ đi, hỏi thân ông nào? Không! Quan hệ tốt, chí tình, ngồi nhậu với nhau, có. Nhưng không phải là đệ tử hay ruột rà hay thế này thế khác. Được cái này thì mất cái kia, nên thôi, hài hòa vì cái chung. Mình phải có cách của mình. Người ta giao mình làm Bí thư cấp ủy, mình không làm được chuyện đó thì thôi chứ mình làm cái chi? Mình đã lên tới vị trí cao nhất rồi mà còn không làm được gì cả, nói không nghe, việc cứ ì à, ì ạch rồi mình cũng cứ cười cười là không được.
Anh Bá Thanh từng nói với tôi: "Mày làm lãnh đạo thì cấp dưới phải biết sợ, khi nó sai, nhìn mày thì phải biết sợ chứ không phải cứ nhơn nhơn ra đó. Nó sai mà nó gặp mày cứ nhơn nhơn cái mặt coi như không và nó tiếp tục sai nữa thì thôi mày làm đơn nghỉ quách đi!". Ảnh nói đúng quá chứ chi nữa. Không phải mình đi hù dọa họ, nhưng khi họ sai, họ nhìn mình thì họ phải biết sợ. Quan điểm của tôi là, đã bầu tôi lên làm Bí thư Thành ủy, đây là sự tín nhiệm của cả một tập thể, một quá trình thì tôi phải có chức năng, quyền hạn nhất định để vì lợi ích chung. Và mong mọi người ủng hộ !
Infonet: Một lần nữa xin cám ơn ông đã dành cho báo điện tử Infonet cuộc trả lời phỏng vấn hết sức trải lòng này!
Từ biệt thự ông Nghiên nhớ lại chuyện "cưỡi trên 3000 con trâu"
Thứ sáu, 05/12/2014 | 21:18 GMT+7
Câu chuyện tìm nhà cho cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên kéo dài từ tháng 12/2006 cho tới tận tháng 7/2013 tưởng chừng như đã êm xuôi và sẽ chẳng ai động đến căn nhà thuê tại 12 Nguyễn Chí Nghĩa cho đến khi….
Tháng 7/2013, Cựu chủ tịch thành phố bất ngờ có "đề xuất mới" cho Sở Xây dựng. Theo đó, ông Hoàng Văn Nghiên đề nghị với Sở Xây dựng, Công ty Quản lý và Phát triển nhà đề xuất thành phố mua đất xây biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) để ông thuê ở.
Trước đó 2 tháng, ông Nghiên vừa có văn bản đồng ý với Sở Xây dựng về việc thuê ngôi nhà 3 tầng với diện tích sử dụng là 173m2 tại dự án khu Đông Hồ, Nghĩa Đô. Công văn 5402, ngày 15/12/2006 (trước thời điểm có biên bản chấm dứt hợp đồng), để thỏa mãn việc tìm chỗ ở mới cho cựu Chủ tịch thành phố, Sở TNMT&NĐ (khi đó lĩnh vực nhà vẫn do sở này quản lý) đã giới thiệu đến ông Hoàng Văn Nghiên căn hộ chung cư tầng 5 tại B10 Kim Liên với diện tích xây dựng 92m2, diện tích ở trên 70m2 để ông Nghiên mua. Tuy nhiên, phương án này bất thành.
Ciputra mới là điểm đến mà ông Hoàng Văn Nghiên hướng đến để an dưỡng tuổi già. Khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội (Ciputra Hanoi) là một trong những khu đô thị mới đầu tiên do nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng tại Hà Nội. Khu đô thị nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội và được đánh giá là khu đô thị chất lượng cao nhất với các dịch vụ công cộng tiêu chuẩn quốc tế.
Câu chuyện “chê chung cư, thích xài biệt thự” của ông Hoàng Văn Nghiên làm người ta bỗng nhớ lại vụ lùm xùm quanh chiếc xe công vụ “3000 con trâu” Lexus LS430 mà Cựu chủ tịch dùng trong khoảng thời gian 4 năm (2003-2007) khi vẫn còn tại nhiệm.
Năm 2003, khi vẫn còn giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, chính ông Nghiên đã chỉ đạo Văn phòng UBND sắm chiếc xe Toyota Lexus LS 430 với giá 300.000 USD (giá trị sổ sách tại thời điểm đó là 4,037 tỷ đồng cả nguyên giá, phí và lệ phí tính đến khi chiếc xe được sử dụng). Mục đích của việc mua chiếc xe này là để chủ tịch UBND thành phố sử dụng mỗi khi đón tiếp các quan khách quốc tế cho xứng vị thế của thủ đô. Tuy nhiên, sau đó ông Nghiên thường xuyên sử dụng chiếc xe này ngay cả khi không có quan khách quốc tế viếng thăm.
Sau một thời gian xếp xó trong kho, UBND TP Hà Nội chuyển giao nguyên trạng chiếc xe ô tô 5 chỗ, nhãn hiệu Toyota Lexus 430, biển kiểm soát 31C - 5888, số khung 40128273, số máy 0238405 của Văn phòng UBND TP Hà Nội cho Sở Tài chính tiếp nhận để tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành. Lúc này, giá trị sổ sách chỉ còn 2,422 tỷ đồng).
Video tham khảo:
Hà Nội lý giải gì về “đường cong dát vàng“?
Chính ông Nghiên là người khơi lại vụ việc trong buổi từ nhiệm vui vẻ sau 10 năm giữ chức (2 nhiệm kì) hồi cuối tháng 12/2007 với bài phát biểu dài 7 trang A4, hầu hết là tường trình về chiếc xe công vụ tai tiếng cùng ngôi biệt thự trị tại 12 Nguyễn Chế Nghĩa (Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Nghiên đã đá quả bóng sang cho người kế nhiệm Nguyễn Quốc Triệu (lúc mua xe đang là Phó chủ tịch UBND). Trong đó, có việc ông Nghiên thừa biết xe đó có mục đích sử dụng thế nào nhưng hàng ngày vẫn dùng để đến nhiệm sở, đi công tác lại là điều khó giải thích.
Theo Quyết định số 208/1999/QĐ-TTg ngày 26/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện Pháp lệnh thực hành chống tiết kiệm, lãng phí (áp dụng cho năm 2003- thời điểm mua xe) thì “Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ được trang bị tối đa 6 xe, mỗi xe không quá 400 triệu đồng/xe”. Đến năm 2007, theo điều 5, Quyết định 59/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước” thì định mức mua xe cho cấp Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũng chỉ đến giá tối đa là 800 triệu đồng/ xe dành cho đi từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác.
Như vậy, dù là ai có quyết định trình Thủ tướng mua chiếc xe 300.000 USD kể trên cũng đã vượt định mức 5 lần (năm 2007) đến 10 lần (năm 2003).
Việc chu đáo lo nơi an dưỡng tuổi già cho các bộ cấp cao của UBND Thủ đô đã được của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, hay Sở xây dựng… thực hiện và theo dõi sát sao, hợp tình hợp lý. Nhưng đòi hỏi của Cựu chủ tịch Hoàng Văn Nghiên về tìm kiếm đất xây căn biệt thự tại KĐT Nam Thăng Long Ciputra liệu có trở thành câu chuyện “3000 con trâu” thứ hai trong chuỗi ngày nghỉ hưu của ông hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét