Tiên đoán một quốc gia hưng thịnh hay bị diệt vong, có rất nhiều phương pháp. Có người căn cứ theo quẻ tượng để phán đoán, có người dựa vào hiện trạng của quốc gia để phán đoán, v.v, tất cả đều khả dĩ. Trong đó có một phương pháp gọi là “ngũ tận”.
‘Ngũ tận’ chính là: Không có người tín nhiệm vua, như vậy tín nghĩa đã mất hết; không có người khen ngợi vua, như vậy thanh danh đã mất hết; không có người yêu thích vua, như vậy thân nhân đã mất hết; người đi đường không có lương khô, người ở nhà người cơm không có ăn, như vậy tài vật đã mất hết; không thể phân công quản lý, không thể phát huy tác dụng của mình, như vậy công lao sự nghiệp đã mất hết, quốc gia có 5 loại hiện trạng này, nhất định diệt vong.
Bạch Khuê đến nước Trung Sơn, vua của nước Trung Sơn muốn giữ ông ở lại đây, nhưng Bạch Khuê kiên quyết từ chối, lên xe rời đi. Sau đó ông đến nước Tề, vua nước Tề mời ông ở lại làm quan, nhưng ông cũng khước từ, rồi rời khỏi nước Tề.
Có người hỏi ông lý do tại sao ông không ở lại hai nước này, Bạch Khuê: “Hai quốc gia nay đều sắp diệt vong. Vì hai nước này đều có ‘ngũ tận’.
Nước Trung Sơn, nước Tề đều đang có 5 hiện trạng này. Nếu vua của 2 nước này nhận ra được ‘ngũ tận’, cải chính lại những việc ác mình đã làm, vậy thì quốc gia nhất định sẽ không bị diệt vong.
Mối họa của họ nằm ở chỗ họ chưa nghe được những lời này, hoặc đã nghe nhưng lại không tin. Trong tình huống này, quân vương cần phải lắng nghe các ý kiến. Nước Trung Sơn 5 lần cắt đất cho nước Triệu, Tề Hoạt Vương không lượng sức mình dẫn toàn bộ binh lực ra biên giới chống cự lại quân Yến, đều là những việc không có ích, cuối cùng vua hai nước này đều đã mất mạng, quốc gia diệt vong. Chính là vì bọn họ từ bỏ những điều giúp quốc gia có thể sinh tồn, vậy thì quốc gia diệt vong là điều tất yếu”.
Lê Hiếu biên dịch
Vua Trụ tại sao độc ác hung tàn đến thế?
Trụ vương có sức mạnh địch vạn người, giết gấu đánh hổ, hùng tài cái thế, chính là một minh quân, vì sao lại trở nên hung tàn, độc ác tuyệt đỉnh cổ kim? Lý do chính vì bị con yêu tinh cáo làm mê muội, đánh mất bản tính. Yêu tinh cáo tu luyện ngàn năm, đã giết chết một cô gái tiến cung tên là Đát Kỷ, chiếm lấy xác nàng và làm mê hoặc Trụ vương bằng phép yêu.
Nhưng có câu nói: “Kẻ phóng túng dục vọng thì chiêu mời ma quỷ“. Yêu ma không phải tự nhiên đến, mà là khởi nguồn từ việc Trụ vương phóng túng, ma tính vô độ, buông thả sắc dục, phỉ báng thần linh, đặt hình phạt nướng chết để chặn lời can gián, giết vợ giết con, diệt nhân luân tông miếu, đặt các bồn bò cạp ăn thịt người trong cung, giết chư hầu, thất tín thiên hạ. Ông ta còn dựng các kho lẫm vơ vét của cải thiên hạ, ức hiếp vợ kẻ bề tôi, không mảy may liêm sỉ, tàn sát bạo ngược sinh mệnh để mua vui, mổ thai phụ moi thai, cắt thận các đồng nam nấu canh ăn, tuyệt diệt dòng dõi của muôn họ.
Quân vương hưởng cực đỉnh phú quý chốn nhân gian không phải để mê đắm trong dục vọng. Họ cần phải giữ đức bậc quân vương, thực hiện luân thường, bảo vệ sinh mệnh bá tính, tránh xa sắc dục, đón nhận lời trung, biết liêm sỉ, tiết dụng của cải, kính trời yêu dân, thuận theo thiên ý. Trụ vương hoàn toàn là làm ngược lại, cuối cùng nước mất nhà tan, đốt xác diệt thân nơi hoang đài.
Trụ vương tích tụ hết tội ác cổ kim, là cái gương thiên cổ cho hậu thế. Con người không thể làm ác, phóng túng dục vọng, nghịch lẽ trời, diệt nhân tính, quân vương lại càng cần giữ những điều này. Ác tày trời như Trụ vương, cuối cùng chiêu mời yêu ma đến hại mình. Con người thế nhân bại hoại đạo đức, phóng túng dục vọng, yêu ma cũng tất sẽ lại đến hại người. Trong “Phong Thần” có một câu nói rất quen thuộc, ai đọc cũng nhớ: “Nước sắp vong tất có yêu nghiệt” chính là để nói về tình huống này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét