Ông Thủy Nguyên: Hãng phim là cái chợ trời trước khi tôi đến, nghệ sĩ tới chỉ xả rác
(VTC News) - "Hãng phim là cái chợ trời trước khi tôi đến, nghệ sĩ tới chỉ xả ra một đống rác " - Ông Nguyễn Thủy Nguyên chia sẻ sau 3 tháng trở thành cổ đông chiến lược của Hãng phim truyện Việt Nam.
Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập vào năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 2016, hãng tiến hành cổ phần hóa. Hiện tại, công ty vận tải thủy Vivaso của ông Nguyễn Thủy Nguyên là nhà đầu tư chiến lược của Hãng phim.
Tuy nhiên, sau gần 3 tháng cổ phần hóa, các nghệ sĩ của Hãng phim liên tục chia sẻ những bức xúc vì cho rằng, phía Vivaso không có ý định làm phim, họ không tôn trọng các nghệ sĩ và chỉ muốn chiếm khu đất vàng mà Hãng đang sở hữu.
Trước những ồn ào này, phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vivaso.
- Với tư cách là cổ đông chiến lược, ông nghĩ nào về những ồn ào xung quanh Hãng phim truyện Việt Nam hiện nay?
Tôi rất đau lòng, rất mệt. Mới đây nhất, sáng 9/10, các nghệ sĩ tới giằng cái máy chấm công, không cho lắp đặt. Tôi phải gọi công an tới làm việc, họ mới trả lại.
Trước đó, chúng tôi đã nói rõ, việc chấm vân tay là đối với những người thuộc diện ngày phải đi làm đủ 8 tiếng như phòng hành chính, phòng tài vụ...Còn tất cả NSND, NSƯT, các lãnh đạo là không phải chấm vân tay nhưng sẽ có quy chế báo cáo sau và phải đăng ký, phải có sản phẩm.
Mặc dù gặp nhiều sức ép nhưng tôi khẳng định sẽ thực hiện đúng quy trình đã đề ra. Cổ phần hóa là việc tất yếu. Còn tất nhiên, nó sẽ ảnh hưởng tới một số người sống bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường mất quyền lợi.
Tôi sẽ tiếp tục cải tổ Hãng phim truyện Việt Nam, không thể để nợ mấy chục tỷ đồng tiền thuế và phải công bằng, làm thật, ăn thật, chứ không thể đi làm chỗ khác nhưng hãng vẫn trả lương. Hiện tại, mỗi tháng tôi mất hơn 700 triệu đồng vào lo trả lương cán bộ, nhân viên của Hãng, đóng bảo hiểm, tiền thuê đất, tiền điện nước. Cả năm mất gần 9 tỷ đồng mà sản phẩm thì chưa thấy gì.
Tôi sẽ không để tình hình tiếp diễn tiếp diễn như vậy, phải có quy chế lao động, quy chế phát ngôn, nếu sai phạm sẽ phải xử phạt theo luật. Không thể để ai cũng có thể làm sếp, ai cũng đi muộn về sớm như cái chợ giời thế này.
Video: Ông Nguyễn Thủy Nguyên chia sẻ việc các nghệ sĩ tới giằng máy chấm công (Phạm Chiểu)
- Các nghệ sĩ cho rằng với tư cách là cổ đông chiến lược, ông thường xuyên có những hành động, lời lẽ xúc phạm họ. Ông nói sao về điều này?
Trong thời gian qua, có rất nhiều điều xuyên tạc, không đúng sự thật được đưa ra cho báo chí. Có người nói được trả lương 540 nghìn đồng nhưng đó chỉ là lương ký nhận để đóng bảo hiểm, chứ trả lương cơ bản như thế là vi phạm luật lao động.
Họ nói ở cảng Hà Nội, nơi tôi quản lý chỉ con có 4, 5 người làm việc nhưng thực chất, chúng tôi vẫn hoạt động bình thường. Hàng trăm công nhân vẫn đang làm việc, riêng đội ngũ bảo vệ đã lên tới hàng chục người.
Họ cứ rêu rao tôi xúc phạm họ nhưng chính họ xúc phạm tôi trước. Mặc dù các ông luôn nói mình dân văn hóa lại chê người ta không đủ tư cách.
Tôi thấy mình bị xúc phạm rất nhiều. Công ty bỏ vào đây tiền, bỏ công sức sức vào Hãng phim truyên. Tôi chưa có chỗ ngồi ở đấy, chưa húp một bát cháo, cầm một đồng xu nào ở đấy, vậy mà vu cho tôi có âm mưu gì đó ghê gớm lắm. Động một tý là ghi âm, quay camera rồi tung ra cho báo chí.
Trong khi lẽ ra, ở một cơ quan, khi có gì bức xúc, cán bộ nhân viên phải phản ánh, trao đổi trực tiếp với cấp trên, với lãnh đạo, không thể có chuyện trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường.
Rồi các hội này nọ họp với nhau. Nếu như các hội tôn trọng tôi, có thể gặp tôi để có tiếng nói đa chiều. Bây giờ cứ hội nọ gặp hội kia mà cũng từ ông Thanh Vân mà ra. Chi hội Điện ảnh hay Hội điện ảnh Hà Nội chưa bao giờ có ý định gặp gỡ tôi, chư bao giờ có ý định chia sẻ. Họ chỉ tổ chức họp báo rồi đưa ra những lời lẽ xúc phạm tôi.
Các anh nói tôi biến Hãng phim thành chợ giời nhưng quên rằng, nó đang là cái chợ giời từ trước khi tôi đến.
Ông Nguyễn Thủy Nguyên
Các anh nói tôi biến Hãng phim thành chợ trời nhưng quên rằng, nó đang là cái chợ trời từ trước khi tôi đến. Ai muốn đi sớm về muộn cũng được, không coi ai là lãnh đạo, không coi ai là sếp, đến đấy chỉ xả ra một đống rác.
Hãng thì ngập rác nhưng không ai dọn. Lúc tôi cho người dọn thì lại vu cho tôi làm để lấy đất cho thuê. Hãng phim đó chết từ lâu rồi. Theo báo cáo tài chính gửi chính phủ trong quá trình cổ phần hóa, 14 năm qua, Hãng làm ăn thua lỗ triền miên, nợ hàng tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất. Cán bộ nhân viên, không đi làm, lương vẫn hưởng. Lẽ ra các anh phải cảm thấy xấu hổ vì điều ấy chứ?
Mà lịch sử ở cái Hãng phim này cho thấy, năm nào chả có kiện tụng, năm nào cũng có đơn từ khiếu nại.
- Theo như ông nói, ở Hãng phim truyện Việt Nam, năm nào cũng có kiện tụng. Vậy sao chỉ tới khi, công ty của ông thành cổ đông chiến lực của Hãng, những ồn ào mới trở nên gay gắt như hiện nay?
Họ phản ứng vì nó không còn hoạt động theo kiểu bao cấp, khi mà họ chỉ cần chơi vẫn có tiền. Số tiền ấy, dù ít ỏi thì đây cũng là một nguồn nuôi. Mẹ có già thì vẫn bám váy mẹ. Bây giờ đu vào cơ chế thị trường thấy mất nguồn nuôi, phản ứng là chuyện bình thường.
- Các nghệ sĩ cho rằng nguyên giá trị đất đai mà Hãng đang sở hữu đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong khi ông chỉ phải bỏ ra một số tiền nhỏ hơn rất nhiều để trở thành cổ đông chiến lực của Hãng. Ông phản hồi thế nào trước thông tin này?
Đó cũng là một dạng vu khống. Đây là đất thuê, đất giải trí, đất cây xanh chứ có phải đất sở hữu đâu mà hơn nghìn tỷ đồng.
Tôi khẳng định lại, tất cả số đất mà Hãng đang có là đất cho thuê, phải đóng thuế hàng năm, chỉ cần một quyết định thu hồi là tay trắng. Muốn chuyển sang đất nhà ở thì phải đóng bao nhiêu tiền. Không phải muốn làm gì là làm được đâu.
Ví dụ như cái nhà thủy phi cơ, tôi phải đóng hàng tháng mười mấy triệu tiền thuê đất nhưng chỉ để làm nhà truyền thống.
Hơn nữa, quá trình cổ phần hóa đã chỉ rõ, giá trị doanh nghiệp của Hãng phim là 91 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 70 tỷ đồng, cộng thêm vốn điều lệ là hơn 19 tỷ đồng. Họ không hiểu. Họ có đọc được báo cáo tài chính đâu. Họ cứ bịa đặt, nhân nó lên rồi vu cho tôi có âm mưu này, âm mưu kia. Mệt mỏi lắm.
- Vậy thưa ông, có hay không chuyện sau khi cổ phần hóa, ông đã xén đất của Hãng phim cho thuê mặt bằng kinh doanh?
Người cho thuê toàn quá khứ hết. Tôi chưa làm bất cứ điều gì.
- Vậy nhưng có nghệ sĩ khẳng định, khi lên văn phòng gặp ông thì thấy ông đang tiếp hai chủ cửa hàng thuê đất của Hãng để mở cửa hàng chân gà nướng?
Từ khi cổ phần hóa tới giờ, tôi chỉ tới Hãng phim một vài lần. Hãng phim thuộc quyền sở hữu của một công ty con trong tập đoàn của tôi. Tôi hỏi bạn, tôi tầm cỡ thế này, có đi làm cái việc mà anh nghệ sĩ kia nói không?
- Rất nhiều người thắc mắc rằng một công ty vận tải sao lại đầu tư vào Hãng phim đang làm ăn thua lỗ?
Lĩnh vực điện ảnh, nếu làm kém, có thể chết không nhắm mắt nhưng đó cũng là lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận lớn. Tôi là người làm ăn, tôi phải nhin từ nhiều góc độ, phải cân nhắc hợp lý thì mới làm.
Tôi thích sự mạo hiểm. Tôi thích sống ở vùng "mép biên".
- Tuy vậy, các nghệ sĩ khẳng định, sau khi mua Hãng phim, ông hoàn toàn không có ý định làm phim. Ông nghĩ sao về điều này?
Chính ông Thanh Vân có nói muốn có phim phải viết kịch bản sáu tháng rồi một năm. Cổ phần hóa chưa đầy ba tháng mà mấy ông đòi có việc ngay, có phải đi bốc đất đâu mà làm được điều ấy.
- Đạo diễn Quốc Tuấn có nói rằng khi các nghệ sĩ có đưa ra các kế hoạch phát triển Hãng phim truyện, ông đều gạt ra trong vòng năm giây?
Trong cái kế hoạch đó, họ tự phong nhau làm Giám đốc. Họ đưa cho tôi cái kế hoạch đã có gì đâu.
Các ông lật như thế này, cứ đẻ ra các chuyện như vậy, cứ diễn mệt lắm. Tôi còn bận bao nhiêu công việc, không có thời gian chạy đi chỗ này chỗ kia, tiền hô hậu ủng.
Cái kết quả mà chúng ta nhìn thấy bây giờ là vô văn hóa. Chúng ta phải bỏ bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường và phải đập đi cái cũ, xây dựng một cái gì mới. Cái này mang lại lợi ích cho xã hội, nhà nước không phải trả hộ họ hàng năm mấy chục tỷ tiền thuế, không phải trả lương cho những người không đi làm, tức là lấy lại công bằng.
- Trước khi mua cổ phần thành cổ đông chiến lược của Hãng phim truyện, ông có lường trước được những ồn ào có thể gặp phải?
Tôi không lường trước được vì nghĩ nghệ sĩ vui vẻ, suốt ngày ca hát, ăn uống nhẹ nhàng, nhưng không ngờ...Đây là bài học khiến tôi rút ra nhiều kinh nghiệm trong tiếp xúc.
- Giả sử quay lại thời gian, nếu biết trước tình hình có thể diễn ra như hiện này, ông có đầu tư vào Hãng phim truyện Việt Nam?
Tôi làm gì cũng không thay đổi. Tính tôi rất quyết đoán.
- Vừa rồi Phó thủ tướng chính phủ có yêu cầu thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim. Ông đón nhận thông tin này như thế nào?
Tôi ủng hộ thanh tra để chứng minh sự minh bạch.
Xin cảm ơn ông!
MỘC LANNSND Thế Anh: Ông Thủy Nguyên làm chủ Hãng phim truyện là giết chết nghệ thuật
Nguyễn Hương |
Nguyễn Hương |
"Nghe tin ông Thủy Nguyên đòi chấm công nghệ sĩ bằng vân tay tôi rất bức xúc. Đó là sự xúc phạm nặng nề với nghệ sĩ", NSND Thế Anh bày tỏ quan điểm quanh vụ Hãng phim truyện VN.
Nếu nghệ sĩ được quan tâm thì đã không có chuyện ồn ào vừa qua
Vốn dĩ tôi không định phát biểu vì bao nhiêu nghệ sĩ bức xúc nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Tôi có góp tiếng nói rồi cũng sẽ như gió vào nhà trống, không ai để ý. Tranh cãi về Hãng phim truyện, tôi nghe mà buồn quá, đau thót cả ngực.
Bản thân tôi là một nghệ sĩ nhỏ bé. Tôi chỉ có khoảng 100 phim điện ảnh và 100 vai diễn trên sân khấu, khắp 4 tầng lầu trong nhà treo đầy kỷ vật, tranh ảnh của hơn 50 năm tôi cống hiến cho nghệ thuật, cho sáng tạo.
Nhiều người nói tôi thần kinh, treo bày những thứ đó để làm gì, sao không cho người ta thuê mặt bằng, mỗi tháng kiếm 40-50 triệu tiêu xài.
Nhưng đó là tư duy của người làm kinh doanh còn với người nghệ sĩ như tôi thì đó là một gia tài vô giá. Tôi nói thật, ai động vào những kỷ vật đó, tôi đánh liền.
Với tôi đã thế thì huống chi là cả một hãng phim truyện từng làm bao nhiêu bộ phim để đời, ghi dấu ấn lịch sử của dân tộc, gắn bó với rất nhiều thế hệ nghệ sĩ diễn viên.
Với những người không biết gì về điện ảnh như ông Thủy Nguyên thì cái máy đánh chữ cũ kỹ kia, cái mũ áo nổi mốc kia chẳng có giá trị gì, chỉ đáng bỏ sọt rác nhưng với điện ảnh nước nhà, đó là tài sản văn hóa có giá trị quốc gia.
Tôi nhìn cách ông chủ mới của Hãng phim đối xử với những thứ đó mà xót xa.
Ông Nguyên sẽ không bao giờ hiểu được rằng, một bộ phim sẽ để lại từ đời này qua đời khác. Làm sao có được một "Em bé Hà Nội" thứ hai?
Khi quay phim "Em bé Hà Nội" ở Gia Lâm, loa đài liên tục thông báo: "Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội...". Đó là dấu mốc lịch sử không thể dựng lại được.
Hay như phim "Đường về quê mẹ", nhà nước cho 2 tấn thuốc nổ để làm bãi bom B52 ở Hòa Bình. Nhà nước điều không biết bao nhiêu chiếc máy bay xuống cho ông Hồng Sến làm "Cánh đồng hoang".
Nhà nước tài trợ như thế thì mới có được những bộ phim để đời, đi vào lịch sử.
Điện ảnh hay nghệ thuật thì người nghệ sĩ phải được trân trọng. Người nghệ sĩ cũng như những con chim họa mi, con chim vành khuyên phải được chăm bẵm, ăn uống, tắm rửa thì mới hót hay được.
Chúng tôi là những con chim họa mi của Nhà nước, được nuôi dưỡng, được quan tâm thì hót hay và làm ra được: "Em bé Hà Nội", "Đường về quê mẹ", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Đêm hội Long Trì", "Cánh đồng hoang", "Chị Tư Hậu", "Con chim vành khuyên"...
Nhưng thử nhìn lại, hiện nay diễn viên của hãng đều phải lăn lộn kiếm sống ở ngoài. Đám ma cũng làm, đám cưới cũng làm. Họ phải làm bất cứ thứ gì để có tiền về nuôi vợ con.
Ngay như tôi, mang danh là Nghệ sĩ nhân dân nhưng nếu không có ông bố và thằng con trai đang ở nước ngoài thì tôi cũng ra đường vá xe lâu rồi chứ không được cơ ngơi như thế này.
Anh em Hãng phim truyện bị bỏ rơi, không ai quan tâm nhưng lại bị trách cả năm không làm gì. Cả Hãng phim được báo giá 0 đồng như vậy là phủi sạch hết những gì đã có trong lịch sử điện ảnh nước nhà.
Tôi nói thật, nếu anh em nghệ sĩ được quan tâm thì đã không xảy ra cơ sự như ở Hãng phim truyện Việt Nam.
Xin Nhà nước hãy giữ lại Hãng phim truyện Việt Nam
Tôi cho rằng đã đến lúc ngừng tranh cãi để những lãnh đạo cấp cao vào cuộc thì mới mong cứu được Hãng phim truyện. Cần trả lại "thánh địa điện ảnh" để chúng ta làm lại từ đầu.
Tôi là người trong nghề nên biết, trong lúc điện ảnh đang nát bét như thế này, khán giả không thích phim Việt thì mình phải cứu chứ không phải giết nó. Điện ảnh Việt Nam đã đang ở đáy rồi, thêm cái này nữa là kéo chìm luôn.
Nhà nước rót tiền xuống cho làm phim. Nghệ sĩ có trách nhiệm trả lại những tác phẩm hay, chỉnh chu và đàng hoàng. Ai không làm được thì tự thấy xấu hổ mà rút để người giỏi lên làm.
Để một người không biết gì về điện ảnh như ông Thủy Nguyên làm chủ, làm quản lý Hãng phim là giết chết nghệ thuật.
Một người lãnh đạo văn hóa mà không có văn hóa thì làm sao ổn định được trật tự và khiến người khác nể phục. Ông Thủy Nguyên chỉ mạnh về gạo bạo về tiền thôi.
Tôi cho rằng, việc ông Nguyên đầu tư vào Hãng phim vì nhìn thấy mảnh đất này là món hời lớn chứ không quan tâm đến phim ảnh.
Khi nghe tin ông Thủy Nguyên đòi chấm công nghệ sĩ bằng máy vân tay là tôi rất bức xúc. Đó là sự xúc phạm nặng nề với nghệ sĩ.
Ông Thủy Nguyên không làm nghệ thuật nên mới có suy nghĩ đó. Có những vai diễn chúng tôi trằn trọc hàng đêm, thức 3, 4 giờ sáng làm việc thì ai chấm công? Đó là đặc trưng của nghệ thuật. Họ phải tự do thì mới sáng tạo được.
Làm sao bắt họ phải mặc đồng phục, đúng 8 giờ có mặt ở cơ quan, 5 giờ về. Giờ giấc đó thì nghệ sĩ làm việc kiểu gì. Tôi nghe mà đau thót tim.
theo Trí Thức Trẻ
NSND Thanh Vân khóc khi nghệ sĩ Quốc Tuấn bị xúc phạm thô lỗ
Nếu nghệ sĩ được quan tâm thì đã không có chuyện ồn ào vừa qua
Vốn dĩ tôi không định phát biểu vì bao nhiêu nghệ sĩ bức xúc nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Tôi có góp tiếng nói rồi cũng sẽ như gió vào nhà trống, không ai để ý. Tranh cãi về Hãng phim truyện, tôi nghe mà buồn quá, đau thót cả ngực.
Bản thân tôi là một nghệ sĩ nhỏ bé. Tôi chỉ có khoảng 100 phim điện ảnh và 100 vai diễn trên sân khấu, khắp 4 tầng lầu trong nhà treo đầy kỷ vật, tranh ảnh của hơn 50 năm tôi cống hiến cho nghệ thuật, cho sáng tạo.
Nhiều người nói tôi thần kinh, treo bày những thứ đó để làm gì, sao không cho người ta thuê mặt bằng, mỗi tháng kiếm 40-50 triệu tiêu xài.
Nhưng đó là tư duy của người làm kinh doanh còn với người nghệ sĩ như tôi thì đó là một gia tài vô giá. Tôi nói thật, ai động vào những kỷ vật đó, tôi đánh liền.
Với tôi đã thế thì huống chi là cả một hãng phim truyện từng làm bao nhiêu bộ phim để đời, ghi dấu ấn lịch sử của dân tộc, gắn bó với rất nhiều thế hệ nghệ sĩ diễn viên.
Với những người không biết gì về điện ảnh như ông Thủy Nguyên thì cái máy đánh chữ cũ kỹ kia, cái mũ áo nổi mốc kia chẳng có giá trị gì, chỉ đáng bỏ sọt rác nhưng với điện ảnh nước nhà, đó là tài sản văn hóa có giá trị quốc gia.
Tôi nhìn cách ông chủ mới của Hãng phim đối xử với những thứ đó mà xót xa.
Ông Nguyên sẽ không bao giờ hiểu được rằng, một bộ phim sẽ để lại từ đời này qua đời khác. Làm sao có được một "Em bé Hà Nội" thứ hai?
Khi quay phim "Em bé Hà Nội" ở Gia Lâm, loa đài liên tục thông báo: "Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội...". Đó là dấu mốc lịch sử không thể dựng lại được.
Hay như phim "Đường về quê mẹ", nhà nước cho 2 tấn thuốc nổ để làm bãi bom B52 ở Hòa Bình. Nhà nước điều không biết bao nhiêu chiếc máy bay xuống cho ông Hồng Sến làm "Cánh đồng hoang".
Nhà nước tài trợ như thế thì mới có được những bộ phim để đời, đi vào lịch sử.
Điện ảnh hay nghệ thuật thì người nghệ sĩ phải được trân trọng. Người nghệ sĩ cũng như những con chim họa mi, con chim vành khuyên phải được chăm bẵm, ăn uống, tắm rửa thì mới hót hay được.
Chúng tôi là những con chim họa mi của Nhà nước, được nuôi dưỡng, được quan tâm thì hót hay và làm ra được: "Em bé Hà Nội", "Đường về quê mẹ", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Đêm hội Long Trì", "Cánh đồng hoang", "Chị Tư Hậu", "Con chim vành khuyên"...
Nhưng thử nhìn lại, hiện nay diễn viên của hãng đều phải lăn lộn kiếm sống ở ngoài. Đám ma cũng làm, đám cưới cũng làm. Họ phải làm bất cứ thứ gì để có tiền về nuôi vợ con.
Ngay như tôi, mang danh là Nghệ sĩ nhân dân nhưng nếu không có ông bố và thằng con trai đang ở nước ngoài thì tôi cũng ra đường vá xe lâu rồi chứ không được cơ ngơi như thế này.
Anh em Hãng phim truyện bị bỏ rơi, không ai quan tâm nhưng lại bị trách cả năm không làm gì. Cả Hãng phim được báo giá 0 đồng như vậy là phủi sạch hết những gì đã có trong lịch sử điện ảnh nước nhà.
Tôi nói thật, nếu anh em nghệ sĩ được quan tâm thì đã không xảy ra cơ sự như ở Hãng phim truyện Việt Nam.
Xin Nhà nước hãy giữ lại Hãng phim truyện Việt Nam
Tôi cho rằng đã đến lúc ngừng tranh cãi để những lãnh đạo cấp cao vào cuộc thì mới mong cứu được Hãng phim truyện. Cần trả lại "thánh địa điện ảnh" để chúng ta làm lại từ đầu.
Tôi là người trong nghề nên biết, trong lúc điện ảnh đang nát bét như thế này, khán giả không thích phim Việt thì mình phải cứu chứ không phải giết nó. Điện ảnh Việt Nam đã đang ở đáy rồi, thêm cái này nữa là kéo chìm luôn.
Nhà nước rót tiền xuống cho làm phim. Nghệ sĩ có trách nhiệm trả lại những tác phẩm hay, chỉnh chu và đàng hoàng. Ai không làm được thì tự thấy xấu hổ mà rút để người giỏi lên làm.
Để một người không biết gì về điện ảnh như ông Thủy Nguyên làm chủ, làm quản lý Hãng phim là giết chết nghệ thuật.
Một người lãnh đạo văn hóa mà không có văn hóa thì làm sao ổn định được trật tự và khiến người khác nể phục. Ông Thủy Nguyên chỉ mạnh về gạo bạo về tiền thôi.
Tôi cho rằng, việc ông Nguyên đầu tư vào Hãng phim vì nhìn thấy mảnh đất này là món hời lớn chứ không quan tâm đến phim ảnh.
Khi nghe tin ông Thủy Nguyên đòi chấm công nghệ sĩ bằng máy vân tay là tôi rất bức xúc. Đó là sự xúc phạm nặng nề với nghệ sĩ.
Ông Thủy Nguyên không làm nghệ thuật nên mới có suy nghĩ đó. Có những vai diễn chúng tôi trằn trọc hàng đêm, thức 3, 4 giờ sáng làm việc thì ai chấm công? Đó là đặc trưng của nghệ thuật. Họ phải tự do thì mới sáng tạo được.
Làm sao bắt họ phải mặc đồng phục, đúng 8 giờ có mặt ở cơ quan, 5 giờ về. Giờ giấc đó thì nghệ sĩ làm việc kiểu gì. Tôi nghe mà đau thót tim.
Vân Anh, clip: Team Video |
"Bọn tôi mà có có rớm nước mắt, thì nỗi đau là thật đấy. Làm sao diễn được mà nói như thế", NSND Thanh Vân bức xúc.
Trong suốt ngày qua, câu chuyện xoay quanh cách hành xử của Ban giám đốc mới với những nghệ sĩ đang làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam vẫn là chủ đề gây bức xúc trong dư luận.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với NSND Thanh Vân - một trong những người phản ứng mạnh mẽ nhất trong sự việc này. Ông là người nắm trong tay rất nhiều bằng chứng về những khúc mắc trong qua trình cổ phần hóa của công ty.
Đồng thời, NSND Thanh Vân cũng là người có mặt trong cuộc họp ngày 29/9 mà NS Quốc Tuấn bị ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch HĐQT VIVISO (đơn vị mua lại Hãng) gọi là "Chí Phèo" khi nói về câu chuyện cảm động giữa anh Tuấn và cậu con trai.
Video tạm dừng
"Đó là hệ lụy đến từ quan điểm của ông Chủ tịch Hội đồng quản trị"
- Được biết sáng 9/10 các nghệ sĩ đã có hành động phản đối mạnh mẽ với việc thực hiện quy định tính công 8 giờ bằng dấu vân tay do Ban lãnh đạo Công ty đề ra?
Quyết định đặt máy được gửi vào thứ 6 (6/10) tới toàn bộ công nhân viên, nhưng hôm nay thứ 2 đầu tuần mới gọi lên lấy dấu vân tay để thực hiện chuyện đó.
Đương nhiên khối nghệ thuật của chúng tôi không ai đi làm việc đấy cả. Chúng tôi đã làm bản kiến nghị, phản đối từng mục một cách rất cụ thể. Nói cho họ biết họ đang sai ở điểm gì, quy chế đó không phù hợp ở điểm gì, dài 5-6 trang rất kĩ lưỡng.
- Mấu chốt của câu chuyện các nghệ sĩ phản ứng với việc chấm công vân tay, chấm công ngày 8 tiếng là gì thưa ông?
Nó là hệ lụy từ quan điểm của ông chủ tịch hội đồng quản trị. Ông bảo tôi về đây chỉ có 20 người đi làm, còn 60 người chơi. Mà 20 người đó là gì? Nhân viên phòng tài vụ, phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng bảo vệ và 3 ông trong ban Giám đốc.
Nhưng tôi thử hỏi 20 người đấy có phát triển được Hãng phim truyện Việt Nam không? Và việc đi làm ngày 8 tiếng ở đây có phát triển được việc làm phim không? Mà tại sao bảo những người còn lại kia là không làm việc? Từ cái tư duy đó mới đẻ ra cái việc làm 8 tiếng này.
Trong một cuộc họp với công nhân viên của hãng, tôi đã bảo, thế thì các anh quay phim làm việc với máy quay thì ra đề án gì được? Phải có sản xuất phim thì người quay phim mới đi làm việc của họ được. Chứ họ lên đây để làm gì?
Còn việc biên kịch cần không gian riêng biệt, cái lao động đặc thù ấy cần cảm hứng sáng tạo. Đằng này ngày 8 tiếng nhồi người ta vào 1 cái phòng chật chội, mỗi người được 1 mét vuông, không bàn không giấy, thì người ta viết cái gì?
Chắc ông Nguyên vẫn nghĩ đây là một công ty sản xuất cốc chén, 1 năm sản xuất được 1 vạn cái cốc và đấy mới chính là sản phẩm.
Tôi ví dụ bây giờ chị biên kịch ngồi viết kịch bản đến 2 giờ sáng, thì cơ quan phải cử người đến để chấm công cho chị ấy à? Nếu không thì rất thiệt thòi cho người lao động.
Họ đưa ra những văn bản hết sức vô cảm, vô giá trị. Trước kia tôi hạn chế dùng từ này nhưng bây giờ thì tôi khẳng định. Vì sau vụ anh Quốc Tuấn và một số việc khác, kể cả với tôi, tôi thấy nếu cứ duy trì cơ cấu này, con người này, thì sự hợp tác chắc chắn là không thể.
Đó không phải ông chủ của một hãng phim. Cái tầm nhìn như vậy, tư duy như vậy không làm được. Còn bây giờ cứ vận dụng các quy trình cứng nhắc thì đó là một sự lạnh lẽo về mặt tinh thần và nó giết chết sự phát triển.
Tôi ngờ ngợ nếu không có sự thay đổi quan trọng từ phía Chính phủ, thì Hãng phim truyện Việt Nam sẽ mất tăm mất tích. Ở đây không còn là câu chuyện giá trị thương hiệu nữa, mà nó là một di sản.
Với lịch sử 60 năm, với các bộ phim của hãng từng sản xuất, nó thật sự là một di sản phi vật thể.
- Sự phản đối này có nhận được sự đồng lòng của tất cả công nhân viên Hãng phim?
Khối biên kịch - đạo diễn - quay phim, tất cả các văn bản ở đây anh em đều kí hết. Còn chúng tôi không muốn hệ lụy đến các bạn đội kĩ thuật, ánh sáng, hậu kì...
Vì họ cũng chỉ là những người đi làm công ăn lương, mong muốn được hưởng đồng lương chính đáng. Nhỡ chúng tôi thất thế, các bạn ấy cũng bị vạ theo, nên chúng tôi không đề cập vấn đề với các bạn ấy.
"Có lẽ nên để ông Thủy Nguyên nói càng nhiều càng tốt"
- Trong bài phỏng vấn mới nhất, ông Thủy Nguyên có nói rằng ông Thanh Vân phản ứng mạnh mẽ, nhưng quá trình cổ phần hóa công ty chẳng thiếu chữ kí nào của ông cả?
Đương nhiên trong một cuộc họp thì phải kí. Nhưng hông phải cứ kí là đồng ý. Tôi đến cuộc họp, tôi chứng kiến cuộc họp đó, và chữ kí đó thể hiện cho sự có mặt của tôi thôi. Nhưng kí đồng ý hay không mới quan trọng.
Cụ thể trong một văn bản thảo luận về việc định giá đất đai, giá trị thương hiệu bằng 0 thì tôi là người duy nhất trong 7 người có mặt tại đó phản đối. Và biên bản được lập cũng ghi rõ là ông Nguyễn Thanh Vân phản đối việc giá trị thương hiệu bằng 0.
- Ông Nguyên cũng nói rằng ông ấy chỉ là "ông bầu" thôi... Ông ấy đầu tư tiền, và việc làm phim sẽ tìm một người phù hợp để đảm nhiệm?
Càng nói thì ông Nguyên càng bộc lộ kiến thức, phông văn hóa, trình độ quản lý về một loại hình đặc thù như điện ảnh. Càng nói càng thấy ông ấy không thể lãnh đạo được.
Ông ấy nói người khác làm, nhưng người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn phải là Chủ tịch hội đồng quản lý chứ?
- Được biết ông cũng có mặt trong cuộc họp ngày 29/9 và được chứng kiến ông Nguyên xúc phạm nghệ sĩ Quốc Tuấn. Cảm giác của ông lúc đó thế nào?
Tôi thấy đó là một câu xúc phạm vô cùng nặng nề, thể hiện sự vô cảm của con người đó. Một con người vô cảm như vậy làm sao lãnh đạo được một hãng nghệ thuật? Nó quá thô lỗ!
Chỉ có những trái tim đá mới không xúc động trước trường hợp của anh Tuấn và con. Một sự việc đáng được đồng cảm, đáng được chia sẻ như vậy. Thay vào đó ông nói anh Tuấn là Chí Phèo, là giỏi diễn.
Trời ơi, tại sao lại... (xúc động bật khóc không nói tiếp được - PV)
Bọn tôi mà có có rớm nước mắt, thì nỗi đau là thật đấy. Làm sao diễn được mà nói như thế.
- Phía ông Thủy Nguyên cũng cho rằng không nhận được sự tôn trọng từ các nghệ sĩ nên mới có cách hành xử như vậy?
Tôi không đi sâu vào những lời nói của ông Thủy Nguyên nữa. Có lẽ tốt nhất là cứ để ông Thủy Nguyên nói càng nhiều càng tốt.
Bở việc của Hãng rất nhiều cái lớn mà chúng ta cứ manh mún trong những chi tiết nhỏ đó, đôi khi có những chi tiết nhầm lẫn, rồi lại chỉ trích về cái sự nhầm lẫn đó, thì cuộc đời nó tăm tối lắm, trong khi ngoài trời thu nắng đẹp thế kia...
bàn, không giấy, không gì cả" của nghệ sĩ Hãng phim truyện VN
Vân Anh - Ảnh, clip: Team Video |
"Dồn vào 1 cái phòng như thế này, tôi cứ nhìn bạn rồi ngồi viết kịch bản à?", NSND Thanh Vân bức xúc.
Theo quy định mới ban hành của Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam, từ ngày 11/10, tất cả các công nhân viên đang làm việc tại đây (trừ Ban giám đốc, NSND, NSƯT, trưởng phòng và tương đương trở lên) đều phải áp dụng chế độ ngày làm việc 8 tiếng và chấm công bằng máy lấy dấu vân tay.
Quy định này khiến rất nhiều nghệ sĩ đang làm việc tại hãng cảm thấy bất bình và có những động thái phản đối. Cụ thể, các nghệ sĩ đã gửi một đơn kiến nghị dài 6 trang, trong đó có ghi rất cụ thể những điều không phù hợp và bày tỏ sự đồng lòng phản đối quy định này.
Theo chia sẻ của các nghệ sĩ, ngoài việc chưa nhận được sự thống nhất giữa 2 bên, ngoài sự không phù hợp với đặc thù lao động của ngành nghề, cơ sở vật chất tại Hãng cũng là một vấn đề cần lưu ý.
Hiện nay, toàn bộ nghệ sĩ đang hoạt động trong Khối nghệ thuật (đạo diễn - biên kịch - quay phim) bị dồn vào ngồi trong một căn phòng khoảng gần 30m2, cơ sở vật chất gần như không có gì cả. Trong phòng chỉ có 1 bộ bàn ghế uống nước, 1 chiếc bàn gỗ rộng để giữa phòng vài chiếc ghế sắt, 1 chiếc máy tính (đã hỏng), 1 chiếc tủ để tài liệu (trống không).
"Dồn vào 1 cái phòng như thế này, tôi cứ nhìn bạn rồi ngồi viết kịch bản à? Mỗi người được 1 mét vuông. Không bàn. Không giấy. Không gì cả. Cái bàn đó cũng là bàn uống nước và hai mấy con người là 1 cái bàn. Bạn thử vào trong đó mà xem", NSND Thanh Vân bức xúc nói.
Được biết, sau khi bày tỏ sự bức xúc của mình, Ban lãnh đạo quyết định ngăn đôi phòng Hợp tác sản xuất và phát hành phim, lấy 1 nửa làm phòng đạo diễn.
Và trong căn phòng đó có đặt một bộ ghế sofa đã gần như hư hỏng, một chiếc tủ đựng tài liệu đã mất cánh và gẫy chân. Đồng thời có thêm một thỏa thuận miệng rằng: "Các ông muốn ngồi đâu thì ngồi".
"Tôi nghĩ lộ trình sẽ phải từ từ. Chúng đang làm hết trách nhiệm và quyền hạn của mình để phản đối một cái quy định không hợp lý. Còn các bạn ấy có thấy đúng hay không thì cũng cần có thời gian để hiểu ra.
Ví dụ như trước đây các bạn ấy khóa cổng trước bắt chúng tôi đi cổng sau, có cảm giác rất chui lủi, không đàng hoàng, không quang minh chính đại.
Đến hôm nay bạn cũng hiểu ra nên mở lại cổng chính. Các bạn vào đây cổ phần để làm cho hãng phim truyện tốt lên chứ đâu phải để đóng hãng phim truyện đâu nên phải mở nó ra chứ.
Nhưng tôi nghĩ một phần sự thay đổi đó cũng đến từ sức ép, buộc lòng phải thay đổi. Tôi nghĩ cái phải đó sẽ dần dần tiến tới những cái phải hơn nữa. Cuối cùng thì sự công bằng, chân lý sẽ được trở lại", NSƯT Nguyễn Đức Việt bày tỏ quan điểm.
Video tạm dừng
Toàn cảnh cơ sở vật chất của Hãng phim truyện Việt Nam (hình ảnh ghi ngày 9/10)
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi chụp được trong buổi sáng ngày 9/10 tại Hãng phim truyện Việt Nam:
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét