Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Tập Cận Bình phác họa tầm nhìn kỷ nguyên mới cho Trung Quốc; Tập Cận Bình và tham vọng "CNXH hiện đại Trung Hoa"; Tư tưởng Tập Cận Bình là gì?


Chủ tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn trong phiên họp khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh ngày 18/10/2017.

Chủ tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn trong phiên họp khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh ngày 18/10/2017.




Khai mạc cuộc họp chính trị cấp cao ngày 18/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra đánh giá rõ ràng về những thách thức mà nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới và Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc đang đối mặt, đồng thời đề ra một tầm nhìn đầy tham vọng kéo dài đến giữa thế kỷ này, cam kết xây dựng điều ông gọi là một “quốc gia theo chủ nghĩa xã hội hiện đại” cho một “kỷ nguyên mới.”
Trong bài diễn văn dài gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 19, ông Tập tỏ ý tin tưởng về tương lai và cơ hội của Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh là đảng cộng sản ngày càng vững mạnh sẽ tiếp tục đưa ra những bước tiến về phía trước.
Tuy nhiên, nỗ lực đó không phải là không có những thách thức.
Kể từ khi lên cầm quyền cách đây 5 năm, ông Tập đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, trừng trị hơn một triệu quan chức và hạ bệ một vài đảng viên cao cấp. Ông nói cuộc chiến chống tham nhũng sẽ luôn luôn tiến triển và tham nhũng vẫn là mối đe dọa lớn nhất của đảng.
Trong bài diễn văn, ông thường xuyên nhắc tới những khó khăn giới lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt. Từ ‘khó khăn’ được ông nhắc đến hơn hai mươi lần.
“Khi chủ nghĩa xã hội với những đặc thù của Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới, đảng phải áp dụng những chiều hướng mới. Để nắm bắt thời cơ, trước tiên phải mạnh mẽ,” ông Tập nói. “Đảng và quyền lực của đảng dựa vào việc thu phục lòng dân. Những gì công chúng ghét và chống đối, chúng ta phải nêu lên và giải quyết.”
Ông Tập nói nhu cầu của gần 1,4 tỉ người dân Trung Quốc đang ngày một lớn.
“Không chỉ những nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân tăng trưởng, những nhu cầu về dân chủ, cai trị theo luật pháp, công bằng và công lý, an ninh và một môi trường tốt đẹp hơn cũng gia tăng mỗi ngày,” ông Tập nói.
Dù nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cập đến nhu cầu dân chủ ngày càng tăng, nhưng ông nhấn mạnh rằng không có cải cách chính trị đáng kể nào trước mắt.
Năm năm cầm quyền đầu tiên của ông Tập được đánh dấu bằng việc siết chặt hơn bao giờ hết quyền tự do ngôn luận cả trên mạng lẫn trong xã hội. Trong khi tìm cách chuyển tải tầm nhìn cho Trung Quốc, ông Tập đã lãnh đạo việc đàn áp sâu rộng xã hội dân sự và bắt giam những người bất đồng chính kiến và các luật sư.
Ông chứng tỏ không có dấu hiệu nới lỏng việc này. Thật ra, Đại hội Đảng thứ 19 dự kiến sẽ nới rộng thêm quyền hạn của ông.
Trong đại hội được tổ chức 5 năm một lần, Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền sẽ sắp xếp lại các vị trí lãnh đạo và lập tân Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị, nhóm các nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ cai trị Trung Quốc trong 5 năm tới. Cơ quan này sẽ được bổ sung với nhiều đảng viên trung thành với ông Tập, là một phần của phe nhóm ông trong đảng.
Về kinh tế, ông Tập nói phát triển kinh tế của Trung Quốc không đe dọa quốc gia nào cả và Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa cho các công ty nước ngoài. Ông nói Trung Quốc sẽ mở rộng việc tiếp cận các khu vực dịch vụ và làm sâu rộng thêm những cải cách thị trường có định hướng, trong khi củng cố các công ty quốc doanh.
Trong bài diễn văn, ông Tập nỗ lực cân bằng sự nhấn mạnh của ông đối với chủ nghĩa xã hội và sự kiểm soát của nhà nước bằng cách hứa hẹn một cuộc chơi bình đẳng đối với các công ty nước ngoài có thể mang vào những công nghệ mới và sáng tạo mà chính phủ ông rất mong muốn.
Các nhà phân tích nói hứa hẹn của ông Tập không mấy thúc đẩy các thị trường tại Trung Quốc là phản hồi trước những than phiền ngày càng tăng về sự phân biệt đối xử mà các công ty nước ngoài nói họ đang đối mặt tại Trung Quốc. Các nhà phân tích cũng nói thêm là bài diễn văn của ông Tập cũng nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh thích hơn khi các công ty nước ngoài lập công ty liên doanh, cung cấp kiến thức kỹ thuật tiên tiến cho Trung Quốc, thay vì chỉ mở xưởng vận hành từ nước ngoài.
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Đảng Cộng sản nhắm mục tiêu trước năm 2035 phát triển Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, đầy sáng kiến và đến 2050 trở thành một “cường quốc vững mạnh” tiên tiến.





Khai mạc cuộc họp chính trị cấp cao ngày 18/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra đánh giá rõ ràng về những thách thức mà nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới và Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc đang đối mặt, đồng thời đề ra một tầm nhìn đầy tham vọng kéo dài đến giữa thế kỷ này, cam kết xây dựng điều ông gọi là một “quốc gia theo chủ nghĩa xã hội hiện đại” cho một “kỷ nguyên mới.”
Trong bài diễn văn dài gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 19, ông Tập tỏ ý tin tưởng về tương lai và cơ hội của Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh là đảng cộng sản ngày càng vững mạnh sẽ tiếp tục đưa ra những bước tiến về phía trước.
Tuy nhiên, nỗ lực đó không phải là không có những thách thức.
Kể từ khi lên cầm quyền cách đây 5 năm, ông Tập đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, trừng trị hơn một triệu quan chức và hạ bệ một vài đảng viên cao cấp. Ông nói cuộc chiến chống tham nhũng sẽ luôn luôn tiến triển và tham nhũng vẫn là mối đe dọa lớn nhất của đảng.
Trong bài diễn văn, ông thường xuyên nhắc tới những khó khăn giới lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt. Từ ‘khó khăn’ được ông nhắc đến hơn hai mươi lần.
“Khi chủ nghĩa xã hội với những đặc thù của Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới, đảng phải áp dụng những chiều hướng mới. Để nắm bắt thời cơ, trước tiên phải mạnh mẽ,” ông Tập nói. “Đảng và quyền lực của đảng dựa vào việc thu phục lòng dân. Những gì công chúng ghét và chống đối, chúng ta phải nêu lên và giải quyết.”
Ông Tập nói nhu cầu của gần 1,4 tỉ người dân Trung Quốc đang ngày một lớn.
“Không chỉ những nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân tăng trưởng, những nhu cầu về dân chủ, cai trị theo luật pháp, công bằng và công lý, an ninh và một môi trường tốt đẹp hơn cũng gia tăng mỗi ngày,” ông Tập nói.
Dù nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cập đến nhu cầu dân chủ ngày càng tăng, nhưng ông nhấn mạnh rằng không có cải cách chính trị đáng kể nào trước mắt.
Năm năm cầm quyền đầu tiên của ông Tập được đánh dấu bằng việc siết chặt hơn bao giờ hết quyền tự do ngôn luận cả trên mạng lẫn trong xã hội. Trong khi tìm cách chuyển tải tầm nhìn cho Trung Quốc, ông Tập đã lãnh đạo việc đàn áp sâu rộng xã hội dân sự và bắt giam những người bất đồng chính kiến và các luật sư.
Ông chứng tỏ không có dấu hiệu nới lỏng việc này. Thật ra, Đại hội Đảng thứ 19 dự kiến sẽ nới rộng thêm quyền hạn của ông.
Trong đại hội được tổ chức 5 năm một lần, Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền sẽ sắp xếp lại các vị trí lãnh đạo và lập tân Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị, nhóm các nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ cai trị Trung Quốc trong 5 năm tới. Cơ quan này sẽ được bổ sung với nhiều đảng viên trung thành với ông Tập, là một phần của phe nhóm ông trong đảng.
Về kinh tế, ông Tập nói phát triển kinh tế của Trung Quốc không đe dọa quốc gia nào cả và Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa cho các công ty nước ngoài. Ông nói Trung Quốc sẽ mở rộng việc tiếp cận các khu vực dịch vụ và làm sâu rộng thêm những cải cách thị trường có định hướng, trong khi củng cố các công ty quốc doanh.
Trong bài diễn văn, ông Tập nỗ lực cân bằng sự nhấn mạnh của ông đối với chủ nghĩa xã hội và sự kiểm soát của nhà nước bằng cách hứa hẹn một cuộc chơi bình đẳng đối với các công ty nước ngoài có thể mang vào những công nghệ mới và sáng tạo mà chính phủ ông rất mong muốn.
Các nhà phân tích nói hứa hẹn của ông Tập không mấy thúc đẩy các thị trường tại Trung Quốc là phản hồi trước những than phiền ngày càng tăng về sự phân biệt đối xử mà các công ty nước ngoài nói họ đang đối mặt tại Trung Quốc. Các nhà phân tích cũng nói thêm là bài diễn văn của ông Tập cũng nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh thích hơn khi các công ty nước ngoài lập công ty liên doanh, cung cấp kiến thức kỹ thuật tiên tiến cho Trung Quốc, thay vì chỉ mở xưởng vận hành từ nước ngoài.
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Đảng Cộng sản nhắm mục tiêu trước năm 2035 phát triển Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, đầy sáng kiến và đến 2050 trở thành một “cường quốc vững mạnh” tiên tiến.



Tập Cận Bình và tham vọng "CNXH hiện đại Trung Hoa"


mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (G) và hai cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào (T) và Giang Trạch Dân (P) tại Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017.REUTERS/Aly Song
Trong bài diễn văn « tràng giang đại hải » kéo dài 3 giờ 30 khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 ngày 18/10/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra mục tiêu đưa đất nước sang « một thời kỳ mới » vào năm 2049, tròn 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục được các nhật báo Pháp đề cập trong số ra ngày 19/10/2017.





Cụm từ « thời kỳ mới » được ông Tập Cận Bình nhắc đến 36 lần theo bài viết « Tập Cận Bình bảo vệ quyền bá chủ của Đảng » trên nhật báo Le Figaro. Sau khi trở thành « quốc gia trỗi dậy », rồi đến « quốc gia giầu có », Trung Quốc đang trên đường trở thành một « quốc gia hùng mạnh ». Khi nhấn mạnh đến ba chặng trên, ông Tập Cận Bình « rõ ràng muốn nhắc đến ba giai đoạn quan trọng : Thời kỳ Mao Trạch Đông, thời kỳ Đặng Tiểu Bình và cuối cùng là thời kỳ của ông Tập ». Đây là đánh giá của nhà chính trị học Trung Quốc Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) được Le Figaro trích lạiường như không muốn dừng lại ở hết nhiệm kỳ thứ hai, ông Tập Cận Bình « lo xa » đến năm 2049 để Trung Quốc trở thành « một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại » « đứng hàng đầu thế giới ». Theo nhật báo kinh tế Les Echos và Le Monde, để thực hiện được trọng trách này, ông Tập định ra lộ trình gồm ba giai đoạn : Từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải hoàn thành mục tiêu xã hội « trung lưu » ; Đến năm 2035, Trung Quốc sẽ đạt đến mục tiêu « hàng đầu » về đổi mới với một tầng lớp trung lưu tăng « đáng kể » ; Giai đoạn 3 từ 2035-2050 sẽ đưa Trung Hoa thành một quốc gia « hiện đại »« phồn thịnh » và « hùng mạnh ».
Đảng quyền lực cần nhà lãnh đạo vững mạnh
Giáo sư khoa học chính trị William Lam, thuộc đại học Hồng Kông, nhận xét : « Với ông Tập Cận Bình, chỉ có Đảng vững mạnh mới có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra »« Tuy nhiên, một Đảng vững mạnh không thể tồn tại nếu không có nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Và nhà lãnh đạo mạnh mẽ đó, chính là ông Tập », theo đánh giá của giáo sư Jean-Pierre Cabestan, cũng thuộc đại học Hồng Kông. Dựa vào các mục tiêu đề ra trong bài diễn văn của ông Tập, giáo sư Cabestan cho rằng « Nêu lên một loạt các thách thức đang chờ Trung Quốc ở phía trước và định ra thời hạn tới năm 2050, điều này có thể được hiểu là ông sẽ còn giữ quyền lực hơn 10 năm nữa ».
Vẫn theo nhật báo Les Echos, để tiến tới chủ nghĩa xã hội theo mô hình Trung Hoa, ông Tập Cận Bình lại đề cao chính trị hơn là vấn đề kinh tế. Cụ thể, ưu tiên đầu tiên là hoàn thành quyền bá chủ của Đảng trên mọi lĩnh vực (xã hội, kinh tế, văn hóa, quân sự). « Tất cả phải được đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng » vì « Một sự nghiệp lớn không thể thực hiện được, nếu không có sự lãnh đạo của một đảng chính trị vững chắc », như ông nhấn mạnh trong lễ khai mạc. Vì vậy, ông kêu gọi đánh bại bất kỳ ai hay thế lực nào « phá hoại » uy quyền của chế độ với bài học Liên Xô sụp đổ vẫn còn đó.
Với Le Figaro, điều này được thể hiện rõ qua việc trấn áp xã hội dân sự, từ khi ông lên nắm quyền vào cuối năm 2012, từ bắt giữ các nhà đối lập, luật sư đến việc theo dõi chặt chẽ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hay kiểm duyệt gắt gao internet… Ông Tập ngăn chặn mọi khả năng mở cửa chính trị vì Trung Quốc « không cần phải bắt chước một cách máy móc hệ thống chính trị của các nước khác ». Nếu Đảng muốn dẫn dắt dân tộc thực hiện « giấc mộng Trung Hoa », thì ngược lại, đảng phải « mạnh mẽ hơn và quyền lực hơn ». Chính điều này khiến nhiều nhà quan sát lo ngại vì « khoảng cách ý thức hệ với Trung Quốc không ngừng sâu thêm, và điều này đặt ra cho phương Tây nhiều thách thức lớn về kinh tế và chính trị », như nhận xét của giáo sư Jean-Pierre Cabestan.
Với nhật báo thiên tả Libération, « Tập Cận Bình là Người cầm lái mới ». Bài viết dài của mục « Sự kiện » đưa hàng tựa lớn : « Ở Trung Quốc, Tập và chỉ có Tập » vì nhân vật số một này « xốc vác » mọi trọng trách, kể cả lĩnh vực kinh tế dù trước nay vẫn dành cho thủ tướng, hay chặt tay quản lý Đảng và xã hội dân sự. Về đối ngoại, ông phác họa một tiến trình toàn cầu hóa theo mô hình Trung Hoa, thành lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài (tại Djibouti), cố thể hiện vai trò nhà ngoại giao hàng đầu, khẳng định « mở cửa hơn nữa » và « đối xử công bằng » với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, ở điểm này, Phòng thương mại châu Âu ở Bắc Kinh chỉ biết tiếp nhận thông tin của tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng luôn nhắc lại sự chán nản về « những lời hứa suông ».


Tập Cận Bình có đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng Sản Trung Quốc ?


mediaỦy viên thường vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), ẩn số của Đại hội 19. Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 2/9/2015REUTERS/Jason Lee
Đại hội 19 đảng Cộng Sản Trung Quốc, khai mạc hôm 18/10/2017, là một diễn biến đặc biệt quan trọng đối với tương lai của xã hội Trung Quốc những năm tới. Hai câu hỏi mà nhiều người đặt ra là : trong dịp này quyền lực vốn rất lớn của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục được khẳng định đến mức độ nào ? Cuộc phiêu lưu quyền lực của lãnh đạo họ Tập ảnh hưởng thế nào đến số phận đảng Cộng Sản Trung Quốc ? Đây cũng là vấn đề mà nhà nghiên cứu Pháp Antoine Richard tìm cách giải mã trong một bài phân tích được đăng tải trên mạng Asialyst, ngày 18/10
Mục tiêu (nắm quyền đến) 2022 hay 2027 ? » là vấn đề đầu tiên mà tác giả nhấn mạnh, thông qua ý kiến của hai nhà quan sát Choi Chi Yuk và Viola Zhou (trên South China Morning Post). Theo thông lệ, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ chỉ định người thừa kế chức vụ tổng bí thư đảng, ngay từ 5 năm trước, tức tại Đại hội khóa trước. Theo hai nhà báo Hồng Kông, « nếu sau kỳ Đại hội này, không có người kế thừa được chỉ định nào lọt vào danh sách ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng, thì điều đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Tập Cận Bình muốn cầm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, với tư cách tổng bí thư, hoặc với một chức vụ khác, kể từ năm 2022 ». Một người được coi là có khả năng kế thừa ông Tập, nguyên bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai) vừa bị hạ bệ hồi tháng 7/2017.
Khả năng 













« một nhiệm kỳ thứ ba » đối với Tập Cận Bình được coi là một vấn đề chính của Đại hội 19, cho dù không được công khai thừa nhận. Theo các nhà quan sát South China Morning Post, viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi « từ 5 năm nay, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh đến đòi hỏi phá bỏ ‘‘các quy tắc ngầm’’ của Đảng và thiết lập các đường hướng chỉ đạo mới ».
Cho đến nay, dường như chủ tịch Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo giới tinh hoa tại nước này, muốn tái lập « một quyền lực mạnh », bởi nhiều người « thất vọng vì quy tắc lãnh đạo tập thể (…) kém hiệu quả dưới thời tiền nhiệm ». Cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào bị phê phán vì đã cho phép « nổi lên một số trung tâm quyền lực đối địch, với nạn tham nhũng là hệ quả ». Thể hiện rõ cho quan điểm này là ý kiến của ông Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin), một giáo sư tại Đại học khoa học chính trị và pháp lý Thượng Hải, theo đó, quyền lực trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc « được phân chia giữa 9 thành viên thường trực Bộ Chính Trị ». Và đây chính là điều cốt lõi mà ông Tập Cận Bình tìm cách xóa bỏ.
Ẩn số Vương Kỳ Sơn
Điều gì cho thấy quyết tâm thay đổi của lãnh đạo Trung Quốc được Đại hội 19 chấp nhận ? Theo nhà nghiên cứu Pháp, việc Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), cánh tay phải của Tập Cận Bình trụ lại được hay phải về hưu là một chỉ dấu quan trọng số một.
Vương Kỳ Sơn – một trong bảy thành viên viên thường trực đầy quyền uy và lãnh đạo Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương – được nhiều người gọi là « quỷ dữ » hay « bố già », chính là thủ lĩnh của « cuộc chiến chống tham nhũng », còn gọi là cuộc chiến « đả hổ, diệt ruồi » mà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương. Ông Vương Kỳ Sơn vừa kỷ niệm sinh nhật 69 tuổi. Độ tuổi mà theo quy định sẽ buộc phải về nghỉ.
Theo các nhà quan sát, nếu Vương Kỳ Sơn ở lại trong cương vị đứng đầu Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương, Tập Cận Bình sẽ không chỉ có được một trợ thủ không ai thay thể nổi trong « cuộc chiến chống tham nhũng », đồng thời cũng là cuộc chiến thanh toán các phe phái đối địch trong Đảng. Việc Vương Kỳ Sơn ở lại còn tạo nên một tiền lệ cho việc Tập Cận Bình ở lại thêm một nhiệm kỳ thứ ba, vì vào năm 2022, lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ 69 tuổi.
Tuy nhiên, trong giới quan tâm, cũng còn một kịch bản khác. Đó là ông Vương Kỳ Sơn thậm chí có thể được bổ nhiệm làm thủ tướng. Giả thuyết có vẻ huyễn tưởng này được xới trở lại sau cuộc gặp « bí mật » giữa trợ thủ số một của Tập Cận Bình với nguyên cố vấn chiến lược của tổng thống Hoa Kỳ Steve Bannon, trong chuyến công du Bắc Kinh của người khách Mỹ hồi giữa tháng 9.
Theo giáo sư đại học Thượng Hải, chuyến công du đã được giữ bí mật, và báo chí Hoa lục không được phép nói đến, bởi cũng trong thời gian này có những đồn đoán về việc thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) sẽ bị thay thế sau Đại hội 19.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Pháp, khả năng này là hoàn toàn có thể bởi Vương Kỳ Sơn được coi là « một trong các lãnh đạo hiểu biết rõ nhất » về nền kinh tế Trung Quốc. Ông Vương Kỳ Sơn từng theo dõi « các cải cách thị trường và ngân hàng công từ những năm 80, cũng như những vấn đề thương mại Mỹ-Trung » (nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 09/10).
Giải pháp « Putin hóa » và số phận đảng Cộng Sản Trung Quốc
Về mặt cảm xúc, việc Vương Kỳ Sơn nắm giữ chức vụ này rõ ràng sẽ vực dậy niềm tin cho những người thất vọng với các kết quả kinh tế 5 năm thời Tập Cận Bình. Tuy nhiên, nhà phân tích của Asialyst đặt câu hỏi : liệu việc quyền lực tập trung vào tay cặp bài trùng Tập – Vương thêm một nhiệm kỳ nữa có dẫn chế độ chính trị Trung Quốc hiện hành đi vào con đường « Putin hóa » ?
Một số dấu hiệu cho thấy phong cách lãnh đạo của Tập Cận Bình « ngày càng giống » với tổng thống Nga Putin. Nhà nghiên cứu Alexander Gabuev (văn phòng Matxcơva của viện tư vấn Carnegie) cảnh báo, nếu lãnh đạo Trung Quốc đi theo vết xe đổ của tổng thống Nga, thì các hệ quả tồi tệ đã được báo trước. Đó là kinh tế nước này sẽ trì trệ trong dài hạn, và sự trị vì dài lâu của cá nhân nhà lãnh đạo sẽ chỉ khiến cho « hệ thống (chính trị Trung Quốc) hoàn toàn mất chân đứng, không thể tiếp tục tồn tại », một khi ông Tập Cận Bình không còn đó.
Đây cũng chính là vấn đề mà một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc đương đại, ông David Shambaugh (giáo sư Đại học Georges Washington), đặt ra. Theo David Shambaugh, dự án phá hủy toàn bộ « các cơ tầng cũ » của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện hành, để tập trung toàn bộ quyền lực trong tay, có thể kéo Trung Quốc trở lại với mô hình chính trị « gia trưởng thừa kế », nơi mọi quyền lực tập trung vào tay « hoàng đế », chứ không phải trong các định chế chính trị.
Giáo sư David Shambaugh là tác giả cuốn tiểu luận China’s Future, từng gây xôn xao công luận cách nay một năm. David Shambaugh cảnh báo « bất chấp vẻ bề ngoài, hệ thống chính trị Trung Quốc đã thối rữa (badly broken), và không ai khác biết rõ điều này hơn là đảng Cộng Sản » và « các biện pháp tàn khốc » của Tập Cận Bình đang dẫn chế độ này đến điểm tan vỡ.
***
Phá vỡ « các cơ tầng » của hệ thống quyền lực vốn có của đảng Cộng Sản Trung Quốc liệu có phải là phá hủy chính đảng Cộng Sản Trung Quốc ? Đồng thời phá vỡ khả năng tự cải cách của chế độ cộng sản Trung Quốc ? Hay ngược lại, đây chính là một phương tiện cho phép đảng này « lột xác », để tiếp tục duy trì quyền cai trị đất nước Trung Hoa, dưới sự dẫn dắt của « hoàng đế đỏ » ?... Bài phân tích của nhà nghiên cứu Pháp để ngỏ nhiều câu hỏi.

Tư tưởng Tập Cận Bình là gì?


Ông Tập Cận Bình bên cạnh hai người tiền nhiệm tại Đại hội Đảng

Ông Tập Cận Bình bên cạnh hai người tiền nhiệm tại Đại hội Đảng
Thông qua việc thực hiện “Bốn toàn diện” (Tứ Toàn) để đạt mục đích tối hậu là sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa (Trung Quốc Mộng) bằng con đường đi đến hai mục tiêu trăm năm (Bách niên Mục tiêu) và xây dựng quân đội hùng mạnh trong khi không dung thứ hành động ly khai – đó chính một số điểm chính của Tư tưởng Tập Cận Bình theo một học giả chuyên về Đảng của Trung Quốc.
Đây là học thuyết chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình đúc kết sau năm năm cầm quyền. Dự kiến học thuyết này sẽ được đưa vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 19 đang diễn ra ở Bắc Kinh để làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng – ngang hàng với Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình.
Những từ ngữ trên được ông Tập lặp đi lặp lại trong Báo cáo Chính trị dài hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ mà ông trình bày trước phiên khai mạc Đại hội hôm 18/10. Báo cáo này cung cấp một cái nhìn rõ nét về nền tảng lý luận trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập.
Trên Nhân dân Nhật báo hôm thứ Năm ngày 19/10, Giáo sư Hàn Khánh Tường thuộc Trường Đảng Trung ương đã có bài viết làm rõ nội hàm của Tư tưởng Tập Cận Bình. Học thuyết này đã được các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là: “Tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới” (nguyên văn chữ Hán: Tân thời đại Trung Quốc đặc sắc Chủ nghĩa xã hội Tư tưởng).
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, ông Tập đã đề ra khái niệm “Trung Quốc Mộng” để thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Để thực hiện điều đó, ông Tập và Ban lãnh đạo Đảng đã đặt ra hai mục tiêu trăm năm. Một là xây dựng một xã hội khá giả vừa phải vào năm 2020, tức là một năm trước kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai là đưa Trung Quốc trở thành “siêu cường xã hội chủ nghĩa” vào năm 2049, tức đúng dịp tròn 100 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Con đường để thực hiện hai mục tiêu này là thông qua nguyên tắc “Bốn Toàn diện”: xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc toàn diện, xây dựng một nền pháp trị toàn diện và quản lý Đảng bằng kỷ luật một cách toàn diện.
Theo kiến giải của Giáo sư Hàn thì xây dựng một xã hội khá giả toàn diện để làm nền tảng cho công cuộc hiện đại hóa và phục hưng Trung Quốc; cải cách sâu sắc toàn diện là để tạo lực đẩy đi tới; nền pháp trị toàn diện để đảm bảo quản trị Nhà nước một cách hiệu quả; Thi hành kỷ luật Đảng toàn diện là để đảm bảo cho khả năng lãnh đạo của Đảng.
Một nội dung quan trọng khác của học thuyết này là xây dựng quân đội Trung Quốc hùng mạnh để đối phó với “sự chống đối của các cường quốc khác trước sự trỗi dậy của Trung Quốc” mặc dù, theo ông Hàn, triết lý ngoại giao của Trung Quốc vẫn trung thành với nguyên tắc tạo môi trường hòa bình để phát triển.
“Mặc dù Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và thực hiện chính sách phòng vệ nhưng vẫn cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ mình trước những thách thức phức tạp. Đó là lý do tại sao quân đội hùng mạnh là một nội dung cần thiết của Giấc mộng Trung Hoa,” ông Hàn Khánh Tường viết.
Ông Hàn cũng nói rõ rằng “Trung Quốc Mộng” là cho cả tất cả mọi người dân Trung Quốc bao gồm những người ở Hong Kong, Macao và Đài Loan.
Trong khi đó, trong một dấu hiệu cho thấy tư tưởng của ông Tập sẽ được Đại hội Đảng tôn vinh, Tân Hoa Xã đã dẫn lời những lãnh đạo cao cấp Trung Quốc ca ngợi học thuyết này.
“Tư tưởng này chính là điểm nhấn quan trọng nhất của Đại hội Đảng lần thứ 19 và là đóng góp lịch sử vào sự phát triển của Đảng,” ông Trương Đức Giang, Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, nhân vật số ba trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc, được dẫn lời nói tại một phiên thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Khu tự trị Nội Mông bên lề Đại hội.
Về phần mình, ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp, nhân vật lãnh đạo xếp hàng thứ tư, nói rằng Tư tưởng Tập là “thành tựu mới nhất trong quá trình áp dụng chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh Trung Quốc và nó là một cấu phần quan trọng trong hệ thống học thuyết về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.”
Còn ông Lưu Vân Sơn, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và là nhân vật số năm trong Đảng, nói rằng việc đưa Tư tưởng Tập vào Điều lệ Đảng có “ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, lý luận và thực tiễn” và kêu gọi toàn Đảng “nghiêm túc học tập”.

Không có nhận xét nào: