9:19 am - 03/11/2017
Bệnh tim mạch (Bệnh cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu não), tây y là chính. Tây y trên phương diện khống chế huyết áp, cải thiện tắc nghẽn huyết quản có căn cứ hiệu quả trị liệu rất đáng tin cậy. Thuốc đông y chủ yếu trên phương diện cải thiện triệu chứng cụ thể của bệnh nhân phát huy tác dụng, có thể kết hợp điều trị.
3. Bệnh da liễu
Mụn trứng cá, Đông Tây y kết hợp. Thuốc tây trên phương diện tiêu viêm, khống chế da dầu tuy là hiệu quả nhanh, tác dụng phụ cũng rõ ràng ngang ngửa, không thể dùng lâu dài; Đông y điều chỉnh toàn thân, tác dụng chậm rãi nhưng lâu dài, có thể Đông Tây y kết hợp điều trị.
Bệnh bạch biến, Đông Tây y đều được, mỗi cái đều có đặc sắc riêng. Bệnh bạch biến là bệnh khó điều trị, điều trị cần kiên trì. Thuốc tây chủ yếu trên phương diện dùng thuốc cục bộ, trị liệu dùng laser có đặc sắc; Đông y dựa vào biện chứng luận trị, tiến hành điều chỉnh toàn thân.
Zona thần kinh, Đông Tây y đều được. Zona thần kinh thuộc về nhiễm virus dẫn tới phát bệnh, Tây y nhắm vào virus cũng không có thuốc đặc hiệu. Đông Tây y hiệu quả đều na ná, cần thiết chú ý phòng và điều trị biến chứng và di chứng.
Nấm chân tay, Đông Tây y đều được. Thường thì điều trị dùng thuốc bôi ngoài hiệu quả cũng khá, nhưng Tây y có thuốc nhắm kháng nấm, đối với trường hợp ngoan cố khó chữa, Đông tây y kết hợp lại với nhau, hiệu quả điều trị càng cao.
Rụng tóc không rõ nguyên nhân, hói đầu từng mảng, trước tiên chọn Đông y. Loại bệnh này thường nguyên nhân không rõ ràng, Tây y không dễ điều trị. Đông y từ góc độ khí huyết không đầy đủ, tạng phủ hư tổn, đàm thấp ứ nhiệt… xuất phát mà biện chứng trị liệu, có hiệu quả nhất định.
Eczema, viêm da… bệnh da dị ứng, Đông tây y đều được, tùy kết quả kiểm tra xác định phương án điều trị cụ thể. Đối với bệnh dị ứng mà nguyên nhân (dị nguyên) tương đối rõ ràng, như viêm da do tiếp xúc, viêm da do thuốc…, ứng dụng thuốc tây nhanh chóng khống chế bệnh tình, phòng tránh nhân tố biến chứng. Đối với nguyên nhân bệnh tương đối phức tạp, bệnh dễ tái phát như eczema, nổi mề đay mãn…, khi dùng thuốc tây khống chế bệnh tình, đồng thời cần có kế hoạch phối hợp thuốc Đông y điều chỉnh lâu dài.
4. Bệnh phụ khoa
Bệnh nhiễm khuẩn (như viêm vùng chậu, viêm âm đạo…), Đông Tây y đều được. Hai loại đều có hiệu quả. Nhưng mà đối với thời kỳ phát bệnh cấp, vi khuẩn gây bệnh rõ ràng, chọn dùng thuốc tây kháng nhiễm khuẩn điều trị hiệu quả nhanh. Thuốc Đông y thì đối với một số chứng viêm mãn tính hay tái phát hiệu quả càng cao.
Hiếm muộn, trước hết nên kiểm tra xét nghiệm tỉ mỉ tìm nguyên nhân, rồi xác định là tìm Đông y hay Tây y để điều trị. Thuộc về tắc ống dẫn trứng… có bệnh biến thực thể rõ ràng, Tây y điều trị tương đối tốt, nhưng đại đa số bệnh do cơ năng mà gây nên, thuốc Đông dược điều chỉnh có điểm độc đáo đặc biệt.
Đau bụng kinh nguyên phát, khám Đông y. Tây y đối với đau bụng kinh nguyên phát hiệu quả điều trị không tốt, đều thuộc về điều trị triệu chứng. Đông y biện chứng luận trị hiệu quả tương đối tốt.
Kinh nguyệt không đều, khám đông y. Đại đa số là rối loạn về cơ năng, dùng thuốc Đông y điều chỉnh hiệu quả càng rõ ràng.
Hội chứng tiền mãn kinh, Đông Tây y kết hợp. Điều trị Tây y hiệu quả trên cơ thể một số quần thể người tương đối rõ ràng, Đông y điều chỉnh lâu dài càng an toàn hơn.
5. Nhi khoa
Đông y Tây y mỗi cái có ưu nhược điểm riêng. Bệnh nhi khoa thường phát bệnh cấp, bệnh tình biến hóa nhanh, đối với bệnh mới phát, kiến nghị trước tiên chọn Tây y xác định rõ ràng tính chất bệnh, nhanh chóng khống chế bệnh tình, đối với bệnh mãn tính điều chỉnh thời gian dài, có thể chọn Đông y.
Ngoài ra xoa bóp bấm huyệt của đông y đối với một số bệnh nhi khoa hiệu quả cũng khá tốt.
6. Bệnh lớn như ung bướu…
Trước tiên khám Tây. Loại bệnh này quan trọng là phát hiện sớm, điều trị sớm. Ưu tiên Tây y để xác định rõ ràng tính chất và tiến triển của bệnh, Tây y trên phương diện phẫu thuật, hóa xạ trị điều trị hiệu quả chuẩn xác, đặc biệt là ung bướu giai đoạn sớm, nhưng phẫu thuật và thuốc tác dụng phụ cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả (tức hiệu quả càng cao, tác dụng phụ càng lớn), hãy căn cứ kiến nghị của bác sĩ chuyên môn cân nhắc lợi hại.
Thuốc Đông y trên phương diện cải thiện triệu chứng lâm sàng, giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có tác dụng, nhưng tuyệt đối không nên mù quáng tin quảng cáo hoặc nghe và tin phiến diện, để không làm lỡ cơ hội điều trị.
Ngoài Đông y và Tây y, một số phương pháp khác cũng có thể chữa trị cho cơ thể, ví dụ như khí công, thiền định, vi lượng đồng căn… cũng rất hiệu quả trong nhiều trường hợp.
Theo kannewyork.comLiên Hoa
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.
Tiết lập Đông: Dưỡng sinh nên thuận theo tự nhiên, tùy thời điểu chỉnh
Tú Văn
Lập Đông là tiết khí đầu tiên trong mùa Đông, là tiết khí vô cùng quan trọng, và cũng là thời kỳ tốt nhất để mọi người bồi bổ. Tuy nhiên, thời tiết vài năm gần đây khá bất thường, do đó các bác sĩ Đông y khuyên mọi người khi bồi bổ cần điều chỉnh thích hợp với khí hậu.
Lập Đông là tiết thứ 19 trong 24 tiết khí, có nghĩa là bắt đầu mùa Đông, thường bắt đầu vào ngày 7 hay 8 tháng 11 khi kết thúc tiết sương giáng, và chấm dứt vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng 11 khi tiết tiểu tuyết bắt đầu. Tiết lập Đông năm 2017 bắt đầu vào ngày 7 tháng 11.
Đến tiết lập Đông chú ý “dưỡng tàng”
Lý giải về “lập Đông”, mọi người không thể chỉ dừng lại ở ý nghĩa bắt đầu mùa Đông, mà phải tìm hiểu nguồn gốc. Cách lý giải chữ “lập” của người xưa cũng giống chúng ta hiện nay, có nghĩa là dựng nên, bắt đầu. Nhưng chữ “Đông” lại không đơn giản như vậy, trong cuốn sách cổ “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải ” có phần giải thích chữ “Đông” như sau: “Đông, chung dã, vạn vật thu tàng dã“. Tức là suốt mùa Đông, vạn vật thu mình ẩn náu. Vì vậy lập Đông không chỉ đại biểu cho mùa Đông đã đến, mà còn có nghĩa là thời kỳ vạn vật thu mình ẩn náu, lẩn tránh rét lạnh.
Bác sĩ Đông y nổi tiếng Đài Loan Hồ Ái Văn cho biết, người xưa tính thời điểm bắt đầu bốn mùa là bốn lập, gồm lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông. Vào lập Đông, vạn vật đều che lấp ẩn náu, vào lúc này mọi người nên “dưỡng tàng”.
Bác sĩ Hồ dẫn cuốn “Hoàng đế nội kinh” nói, vào mùa Đông, mọi người nên ngủ sớm dậy muộn, thời gian sinh hoạt theo Mặt Trời, khiến thận cất giấu “chí”, có chỗ thu mình ẩn nấp, tâm chí bản thân không nên nói rõ ra, lộ ra, nên tránh lạnh, giữ ấm, tránh để làn da thường xuyên tiếp xúc gió lạnh, nếu không thì khí sẽ bị cạn kiệt, đây chính là “đạo dưỡng tàng”, nếu làm trái ngược sẽ gây tổn thương thận, đến mùa Xuân năm sau sẽ xuất hiện tật cơ bắp héo rút, đau nhức xương.
Người xưa có câu: “Mặt Trời mọc làm việc, Mặt Trời lặn dừng lại“, ý là để cho cơ thể thuận theo tự nhiên. Lập Đông nên ngủ sớm dậy trễ, Mặt Trời mọc mới làm việc, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, có lích cho dương khí ẩn núp, âm tinh tồn trữ. Nhưng nếu mặc quần áo quá ít, quá mỏng, nhiệt độ phòng quá thấp thì sẽ làm hao tổn dương khí. Trái lại, nếu mặc quần áo quá nhiều qua dày, nhiệt độ phòng quá cao thì lỗ chân lông nở to khiến dương khí không ẩn núp được, hàn tà cũng dễ xâm nhập cơ thể.
Đông y cho rằng: “Hàn là âm tà, thường tổn thương dương khí“. Dương khí trong cơ thể con người giống như Mặt Trời trên cao, ban cho thiên nhiên ánh sáng và sự ấm áp, nếu không có nó thì vạn vật không thể nào sinh tồn. Tương tự, thân thể con người nếu không có dương khí thì sẽ mất đi sức sống thay cũ đổi mới. Cho nên, việc điều dưỡng trong cuộc sống thường ngày sau tiết lập Đông phải chú ý “dưỡng tàng”.
Dưỡng sinh thuận theo tự nhiên, tùy thời thay đổi
Người xưa xem trọng “Thiên Nhân hợp nhất”, nhấn mạnh sự hài hòa giữa người và tự nhiên. Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có viết: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên“, tạm dịch là “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên“. Cơ thể con người là tiểu vũ trụ, còn thiên nhiên là đại vũ trụ, tiểu vũ trụ ở trong đại vũ trụ, thời thời khắc khắc đều sẽ chịu ảnh hưởng của đại vũ trụ. Bốn mùa khác nhau, tiết khí khác nhau, sẽ đối ứng với chứng bệnh khác nhau, vì vậy từ xưa khí hậu và y học chính là cùng nguồn gốc.
Con người phân chia bốn mùa theo khí Thiên Địa thì dưỡng sinh cũng phải thuận theo tự nhiên, tùy thời thay đổi. Thân thể của chúng ta tương thông với tự nhiên, thích ứng với thủy, thổ, tự nhiên, thực vật, khí hậu của địa phương mình sinh sống. Vì vậy những ai muốn dưỡng sinh, sống khỏe mạnh thì nên ăn thực phẩm theo mùa của địa phương, sống hài hòa với thiên nhiên, bản thân sẽ hình thành một tiểu hoàn cảnh sinh thái nguyên sơ. Kể từ đó, bất luận môi trường bên ngoài biển đổi thế nào thì tiểu hoàn cảnh khỏe mạnh trong cơ thể vẫn có thể duy trì khá ổn định.
Tiết lập Đông đến là cỏ cây tàn lụi, những loài sâu bọ ngủ đông ẩn nấp, hoạt động của vạn vật có xu hướng dừng lại, dùng trạng thái ngủ đông để nghỉ ngơi dưỡng sức, chuẩn bị đón mùa Xuân tràn trề sức sống. Mặc dù nhân loại không ngủ đông, nhưng dân gian có tập tục bổ Đông vào lập Đông. Đây là thời kì tốt nhất để bồi bổ cơ thể, tiến hành thực bổ (bồi bổ bằng thực phẩm) để bổ sung nguyên khí chống lại giá lạnh mùa Đông. Vậy nên mới có câu “mùa Đông bồi bổ, mùa Xuân giết hổ”.
Bác sĩ Hồ nhắc nhở, tiết khí không đúng thời tiết sẽ dễ dàng nảy sinh bệnh hoạn, lúc này nếu mọi người vẫn bồi bổ theo tiết lập Đông thì có thể không những không có lợi mà còn gây hại. Do đó nếu nhiệt độ quá cao thì tốt nhất là bồi bổ bằng các món mát, mà nhiệt độ quá thấp thì nên bồi bổ bằng các món nóng.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét