Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017 về sinh lý học và y học sẽ cho ra đáp áp của những vấn đề này.
Mới đây cơ quan trao giải Nobel đã vinh danh 3 nhà khoa học nghiên cứu y học với chủ đề “Cơ chế kiểm soát phân tử của nhịp sinh học”, đó là Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young. Trang web chính thức của giải thưởng Nobel cho rằng phát hiện này sẽ là một ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người.
3 nhà khoa học giành giải Nobel Y học 2017: Jeffrey C. Hall、Michael Rosbash và Michael W. Young (Ảnh: theo epochtimes.com)
Nhịp sinh học là gì? Đó là sự biến đổi theo thời gian của con người, động vật và thực vật. Nhịp sinh học được kiểm soát bởi “đồng hồ sinh học” của cơ thể, có thể đo được trong chu kỳ ngày và đêm, chức năng sinh lý được điều chỉnh ở trạng thái tốt nhất. Rất lâu về trước, người ta đã phát hiện ra hiện tượng này, câu hỏi “liệu đồng hồ sinh học có tồn tại” đã gây tranh cãi không ngừng trong giới khoa học. Đây rốt cuộc là phản ứng của thân thể do chịu kích thích bởi yếu tố bên ngoài, hay bên trong cơ thể thật sự có đồng hồ sinh học?
Bên trong thân thể thật sự có “Đồng hồ” sao?
Khoa học đối với Đồng hồ sinh học hiểu biết thế nào? Vậy phải quay về thời điểm năm 1971, có 2 nhà khoa học trong lúc nghiên cứu ruồi giấm, đã phát hiện ra cơ chế sinh lý của một số con ruồi giấm xảy ra biến đổi kỳ quái. Có con biến một ngày 24 giờ thành 19 giờ, có con biến thành 28 giờ. Mà sự biến hóa này, là do đột biến gen gây ra, các nhà khoa học đã khoá các gen bị biến đổi trên nhiễm sắc thể X của những con ruồi này, đặt tên là Period.
Bên trong cơ thể tồn tại 1 chiếc đồng hồ với độ chính xác “Không tưởng” (Ảnh: Peakshop)
Sau đó, Hall, Rosbash và Young phân tách loại gen này, họ phát hiện, gen có thể khống chế đồng hồ sinh học. Chúng có thể sản sinh ra một loại protein, loại này vào ban đêm sinh ra nhiều, vào ban ngày thì lại giảm xuống, cơ chế sinh sản này giống như đồng hồ trong tế bào, điều chỉnh nhiệp điệu công việc của tế bào, thân thể con người cũng cùng một cơ chế như vậy.
Nghiên cứu còn phát hiện, bên trong cơ thể con người có hai loại đồng hồ sinh học, một loại nằm ở vùng dưới đồi(Hypothalamus) gọi là “̣đồng hồ sinh học trung tâm”, đóng vai trò chỉ huy, còn có nhiều loại “Đồng hồ sinh học ngoại vi” cơ chế phân bố toàn thân. Kỳ diệu ở chỗ, những “đồng hồ sinh học ngoại vi” khác nhau sẽ điều khiển những chức năng sinh lý khác nhau, chúng hoạt động độc lập và đồng thời, tất cả các đồng hồ sinh học đều có thể hài hoà đồng bộ cùng nhau vận hành.
Đồng hồ sinh học ảnh hưởng đến sinh lý cơ thể ở nhiều phương diện
Sinh lý cơ thể sẽ tuần hoàn theo nhịp sinh học (Ảnh: Twitter)
Đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mức hormon, sự trao đổi chất, các hành vi và chức năng sinh lý khác. Nếu như phá vỡ đồng hồ sinh học, liền xuất hiện sự khó chịu, ví dụ như thức khuya, sự khác biệt về thời gian, v.v. Khi cắt bỏ gen có chứa đồng hồ sinh học, sẽ có sự mất cân bằng hormon. Nếu như quy luật cuộc sống trường kỳ của con người không phù hợp với đồng hồ sinh học, sẽ dễ bị ung thư, bệnh về rối loạn thần kinh, rối loạn chuyển hoá và các bệnh khác.
Đông y dạy dưỡng sinh theo nhịp sinh học từ 2000 năm trước
Hai ngàn năm trước, cuốn sách kinh điển “Hoàng Đế Nội Kinh” của Đông y đã giải thích chi tiết các hiện tượng sinh lý của cơ thể con người và mối quan hệ giữa nhịp sinh học. Lý luận trong Đông Y “Tử ngọ lưu chú” cho rằng, biến hóa của Mặt trời và Trái đất, mỗi ngày 12 canh giờ (24 tiếng) sinh ra nhiều biến hóa khác nhau, mỗi canh giờ sẽ có một cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, cho nên các thầy thuốc nghiên cứu thuận theo biến hóa của canh giờ mà bảo dưỡng cơ quan hoạt động tương ứng vào giờ đó, phối hợp các hoạt động của các cơ quan để chữa bệnh có liên quan.
12 cơ quan phân biệt là: Mật, gan, phổi, ruột già, dạ dày, lá lách, tim, ruột non, bàng quang, thận, màng ngoài tim và tam tiêu, tương ứng với mười hai canh giờ.
Thời thần và học thuyết ngũ hành trong Đông y (Ảnh: Chanhkien.org)
Viện trưởng của Thượng Đức Đường, Tưởng Vũ Quang lấy thực phẩm ra làm ví dụ: Căn cứ vào luật dưỡng sinh theo mười hai canh giờ, bữa trưa nên ăn uống có dinh dưỡng phong phú, bởi vì từ 1 – 3 giờ chiều là thời gian ruột non vận hành. Ruột non cần hấp thụ các chất dinh dưỡng, đem tinh hoa lưu thông toàn cơ thể, chất thải thì đưa vào ruột già, nếu như ăn tốt bữa trưa, thì thành phần dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu sẽ càng nhiều.
3 đến 5 giờ chiều, là thời gian tốt nhất để uống nước trong ngày