10/11/2017 14:32 GMT+7
TTO - Ít phút sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại CEO Summit APEC ở trung tâm hội nghị Ariyana.
Gần 30 phút sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu trước các doanh nhân quốc tế.
Khoảng 2.000 đại biểu vẫn giữ nguyên vị trí để chờ đợi bài phát biểu tiếp theo của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Lúc 14h20, ông Tập cận Bình bước vào hội trường. Ước tính hội trường có hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự, vì vậy nhiều tiếng vỗ tay không ngớt khi ông Tập bước vào.
Hôm nay tôi rất vui mừng có mặt tại Đà Nẵng. Đà Nẵng thực sự là một thành phố tươi đẹp, tôi rất ấn tượng bởi cảnh quan hết sức tươi đẹp của Đà Nẵng. Khu vực chúng ta đang sinh sống (châu Á - Thái Bình Dương) nắm phần lớn tăng trưởng toàn cầu, trong đó cộng đồng doanh nghiệp đóng góp quan trọng.
Đó là lý do tại sao ở Hội nghị APEC, tôi luôn dành thời gian tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp để thảo luận với họ các biện pháp đối mặt với các thách thức.
Đã 10 năm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến cộng đồng quốc tế đã hợp tác chặt chẽ với nhau, dẫn đường cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Nhờ vào nỗ lực của chúng ta, nền kinh tế chúng ta đang cải thiện. Nhiều người đang quan tâm về triển vọng tài chính. Phát triển không có điểm kết thúc, nó chỉ có điểm khởi đầu, từ điểm khởi đầu này sang điểm khởi đầu khác. Chúng ta đang sống trong một khu vực ngày càng thay đổi, chúng ta cần theo dõi, nhận định đúng hướng đi và theo đó hành động.
Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong quản trị hệ thống kinh tế toàn cầu, những thay đổi của quá trình toàn cầu hóa. Đây là xu thế không thể cưỡng lại được.
Trong bối cảnh mới, toàn cầu hóa kinh tế phải đối mặt những thách thức, cần phải bao trùm hơn, mở hơn, và công bằng hơn, có lợi cho tất cả mọi người. Chúng phải thượng tôn, đa phương cùng theo đuổi phát triển chung thông qua các mối quan hệ hợp tác.
Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu, châu Á - Thái Bình Dương nên chủ động dẫn dắt hay chỉ ngờ vực? Nên dẫn đầu toàn cầu hóa hay sẽ dùng dằng và bỏ lỡ cơ hội, bị tụt lại phía sau? Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy môi trường mới, chúng ta phải có trách nhiệm và đưa đến tương lai tương sáng hơn. Để đạt được những điều này, ông Tập nêu ba mục tiêu:
Thứ nhất, thúc đẩy nền kinh tế mở, có lợi cho tất cả mọi người, đóng cửa chỉ làm cho chúng ta bị bỏ lại phía sau, các nền kinh tế mở cửa hiểu được điều này. Chúng ta cần xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương mở cửa tự do hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn. Chúng ta cần chủ động thích nghi với việc phân chia lao động toàn cầu và tích cực định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu. Cần ủng hệ thống thương mại đa phương, hợp tác quốc tế.
[Toàn hội trường vỗ tay]
Việc xây dựng một khu vực thương mại tự do Thái Bình Dương là giấc mơ mà cộng đồng doanh nghiệp cùng kêu gọi.
Ông Tập đề cập đến Hiệp định thương mại tự do FTAAP, được mở màn tại Bắc Kinh và thực hiện lộ trình Bắc Kinh hướng tới FTAAP, tạo nền một nền kinh tế mở cho Thái Bình Dương.
Thứ hai là theo dõi phát triển sáng tạo và động lực mới cho phát triển. Sự phát triển của kinh tế thế giới được tạo ra mang tính chu kỳ. Việc thiếu những động lực là yếu tố làm gián đoạn phát triển kinh tế thế giới. Để tránh tình trạng này, chúng ta phải đổi mới mô hình tăng trưởng.
Trước các phát triển của cách mạng công nghiệp, trí tuệ nhân tạo, khoa học điện tử, chúng ta không thể đứng ngoài nhìn mà hãy nắm bắt cơ hội sáng tạo, đổi mới mô hình tăng trưởng, loại bỏ những hàng rào cản trở sự tạo ra động lực mới cho thị trường.
Chúng ta phải thực hiện hóa thỏa thuận đổi mới Bắc Kinh, tăng cường nền kinh tế mạng, kinh tế số. Thứ 3, phát triển kết nối là nhằm mang lại lợi ích chung và các bên cùng thắng. Lợi ích của các quan hệ là không rời nhau.
Kế hoạch tổng thể này chỉ đường cho chúng ta kết nối khu vực châu Á - Thái Bình Dương toàn diện và đa tầng nấc. Thông qua nỗ lực chung này, chúng ta có thể đạt được phát triển và kết nối.
Tháng 5-2017, diễn đàn hợp tác Vành đai, Con đường được tổ chức thành công ở Bắc Kinh. Sáng kiến này kêu gọi nỗ lực chung trong phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối các chính sách kinh tế, tăng cường bổ trợ lẫn nhau về các chiến lược phát triển, nhằm mang lại sự thịnh vượng chung.
Dù sáng kiến này có lịch sử từ Trung Quốc nhưng nó thuộc về toàn thế giới. Những đối tác của sáng kiến này là châu Á, châu Phi, Ả Rập… nhưng mở cửa cho tất cả đối tác. Tôi tin tưởng rằng sáng kiến này sẽ mở ra một kênh hợp tác năng động hơn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chúng ta cần tiếp tục phát triển kinh tế bao trùm hơn, mang lại lợi ích cho người dân. Sự cản trở toàn cầu hóa kinh tế ngày nay chủ yếu đến từ sự thiếu bao trùm trong quá trình phát triển. Nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích phát triển cho các quốc gia trên khắp thế giới, khắp xã hội, muốn biến tầm nhìn thành hiện thực thì phải nỗ lực hết sức mình.
Trong những năm gần đây, chúng ta thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và chúng ta đã được sự đồng thuận về việc này. Để làm được điều đó, cần phải tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, phát triển thị trường mở rộng, tăng cường sự kết nối lợi ích, làm sao cho phát triển bao trùm trở thành một phần chính sách phát triển. Chúng ta phải hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh năng suất. Chúng ta cũng cần phải đầu tư vào giáo dục, y tế, việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Chúng ta cần mang lại lợi ích cho những nhóm người bất lợi trong xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ phát triển, giúp người lao động thích nghi với các biến đổi của thế giới, để mọi người góp phần vào sự phát triển bao trùm.
Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc hiểu rõ trách nhiệm của mình. Trong vòng 5 năm trở lại đây, chúng tôi đã tiến hành những bước đi tích cực như tăng cường cải cách cơ cấu, theo đuổi sự phát triển cao hơn, công bằng hơn, và mang tính bền vững hơn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng trưởng bình quân 7,2% mỗi năm, đóng góp 30% cho tăng trưởng toàn cầu.
Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để loại bỏ những hàng rào về thể chế, thông qua các cuộc cải cách toàn diện, ví dụ như 1.500 biện pháp cải cách đã được tiến hành. Chúng tôi đang chuyển đổi mô hình ngoại thương, chuyển từ số lượng sang chất lượng. Đổi mới sáng tạo đang dẫn đầu con đường của chúng tôi.
Chúng tôi đang theo đuổi chính sách đặt con người làm trung tâm để chính sách bao trùm mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Hơn 13 triệu công việc mới ở nông thôn được tạo ra. Chúng tôi cũng đã đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đỏi giảm nghèo.
Tại Đại hội Đảng 19 vừa qua, chúng tôi đã đưa ra chương trình hành động dựa trên mong muốn của người dân, nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. Theo đó, năm 2020, Trung Quốc mong muốn trở thành một xã hội hưng vượng trên mọi lĩnh vực, 2035 trở thành một xã hội chủ nghĩa hiện đại. 2050, sau xã hội chủ nghĩa hiện đại, là một xã hội phồn thịnh, văn hóa cao và tươi đẹp.
Hiện Trung Quốc đang nỗ lực giảm thiểu khí phát thải, đến năm 2030 chúng tôi sẽ đạt được mức khí phát thải thấp nhất, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô, gây ô nhiễm môi trường, tăng sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường.
Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ hợp tác, xây dựng giấc mơ của Trung Quốc và kết nối giấc mơ của người dân trên thế giới.
Chúng ta tiếp tục cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình, an toàn và thịnh vượng chung. Trung Quốc luôn tôn trọng hòa bình và đây là giá trị quan trọng nhất.
"Chúng tôi cam kết tạo ra giá trị hòa bình, ổn định trong khu vực, tôn trọng và đảm bảo công bằng, ổn định vì lợi cíh của tất cả các nước, dựa trên bình đẳng cùng có lợi. Trên nguyên tắc này, chúng tôi muốn xây dựng một hệ thống chính trị toàn cầu công bằng hơn. Người dân khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn được sống trong hòa bình, ổn định, và mối quan hệ này cần dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau hợp tác chung. Chúng ta cần có những hành động bước đi để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét