Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Ông Tập Cận Bình thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” là có thâm ý

Ủy viên Bộ Chính trị phe Giang Quách Thanh Côn mới đây đã tiếp quản chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật. Có phân tích cho rằng, đây chính là nguyên nhân ông Tập Cận Bình tuyên bố phải thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” trong Đại hội 19.

Tap Can Binh, bức hại Pháp Luân Công, ban chính trị pháp luật,
Ông Tập Cận Bình thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” là có dụng ý riêng của mình. (Ảnh: The Malaysian Insight)
Trong báo cáo công tác vào ngày khai mạc Đại hội 19 của ông Tập Cận Bình đã đề xuất phải thành lập “Tiểu tổ lãnh đạo toàn diện trị quốc theo pháp luật Trung ương”.Kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết, tiểu tổ này là “Trung ương thống nhất lãnh đạo”, do ông Tập Cận Bình thành lập.
Sau khi Hội nghị Trung ương 1 khóa 19 của ĐCSTQ kết thúc, danh sách các Ủy viên Bộ Chính trị, Thường ủy Bộ Chính trị khóa mới được công bố, ông Tập Cận Bình tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai. Sau đó, Tập Cận Bình đã tiến hành điều chỉnh nhân sự cấp cao ở Trung ương, địa phương, trong đó bao gồm cả Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, nơi trường kỳ bị phe Giang kiểm soát.
Ngày 31/10, Ủy viên Bộ Chính trị mới, Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thanh Côn đã nhậm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, và ông Triệu Khắc Chí, người vừa mới từ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc cũng tham gia Hội nghị cấp cao ngày hôm đó của Ủy ban Chính trị Pháp luật, và rất có thể ông Triệu sẽ là người chưởng quản Bộ Công an. Truyền thông Hong Kong trước đây cũng từng đưa tin, ông Triệu Khắc Chí sẽ đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Ông Quách Thanh Côn được cho là người của phe Giang, tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thay cho ông Mạnh Kiến Trụ, đồng nghĩa với việc phe Giang sẽ tiếp tục nắm quyền chưởng quản hệ thống Chính trị và Pháp luật. Hệ thống Chính trị và Pháp luật 20 năm thuộc quyền kiểm soát các quan to phe Giang như Chu Vĩnh Khang, Mạnh Kiến Trụ.
Trong khi ông Triệu Khắc Chí được cho là thuộc đội ngũ ông Tập Cận Bình. Nếu như ông Triệu tiếp quản Bộ Công an, thì chính là dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình đã giành lại Bộ Công an Trung Quốc mà phe Giang kiểm soát gần 20 năm nay.
Bình luận viên Lý Lâm Nhất cho biết, Bộ Chính trị ĐSCTQ khóa mới đại đa số đều là thân tín và cấp dưới cũ của ông Tập Cận Bình, nhưng vẫn tồn tại một số nhân vật của phe Giang, trong đó có Quách Thanh Côn.
Tap Can Binh, bức hại Pháp Luân Công, ban chính trị pháp luật,
Ông Quách Thanh Côn và ông Chu Vĩnh Khang (đã bị bắt) đều là người của phe Giang Trạch Dân. (Ảnh: Meipaituw)
Lý Lâm Nhất nói, Quách Thanh Côn đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, có thể là do kết quả thỏa hiệp. Như vậy việc Tập Cận Bình thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” trong Đại hội 19, hẳn là phương án ứng đối với việc này.
Gần đây truyền Hong Kong đã tiết lộ rằng, cấp dưới cũ của ông Tập Cận Bình khi công tác ở Chiết Giang, Thị trưởng Thượng Hải Ưng Dũng đã đảm nhiệm chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc thay cho ông Chu Cường của phe Giang, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc Tào Kiến Minh của phe Giang cũng sắp bị thay thế, ông Uông Vĩnh Thanh, hiện đang là Bí thư trưởng Ủy ban Chính trị Pháp luật sẽ đảm nhận chức vụ này.
Ông Lý Lâm Nhất cho biết, ông Tập Cận Bình trước Đại hội 19 đã trù tính hết thảy, bố trí cấp dưới cũ của mình như Ưng Dũng, người có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong Tòa án tối cao tiếp quản Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, ông Uông Vĩnh Thành người thuộc Quốc Vụ viện tiếp quản Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc, ông Triệu Khắc Chí tiếp quản Bộ Công an Trung Quốc.
Về vấn đề liệu ông Quách Thanh Côn sẽ đảm nhiệm chức Tổ trưởng “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” hay không, ông Lý Lâm Nhất cho biết: “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật được ghi vào báo cáo Đại hội 19, vị trí Tổ trưởng chắc chắn sẽ do ông Tập Cận Bình đích thân đảm nhiệm, chứ không phải là Ủy viên Bộ Chính trị; mặt khác, nếu như ông Quách Thanh Côn ‘ngoan ngoãn nghe lời’, thì ông Tập Cận Bình cũng không cần phải thành lập tiểu tổ này”.
Ông Lý Lâm Nhất cho rằng, theo quy định mới của ĐCSTQ thì Ủy viên Bộ Chính trị hàng năm phải báo cáo công tác với Tổng Bí thư Tập Cận Bình, nếu như ông Tập Cận Bình kiêm nhiệm chức Tổ trưởng “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật”, đồng thời với việc người của ông Tập đảm nhiệm các chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao…, thì Quách Thanh Côn cũng không thể không đi vào khuôn khổ.
Học giả Bắc Kinh Quách Húc Cử gần đây cũng phân tích cho biết: “Trong Đại hội 18 cũng nhiều lần kêu gọi trị quốc theo pháp luật, nhưng căn bản không có hành động. Cho nên việc ‘Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật’ được thành lập, ý nghĩa là sau Đại hội 19, sẽ có một chiến dịch chỉnh đốn hệ thống Chính trị và Pháp luật”.
“Ủy ban Chính trị Pháp luật đã có từ trước khi ông Giang Trạch Dân chấp chính, năm đó Triệu Tử Dương cũng định bãi bỏ Ủy ban Chính trị Pháp luật, nhưng sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn, Ủy ban Chính trị Pháp luật đã được Giang Trạch Dân đẩy lên trở thành một ủy ban có quyền lực thứ hai ở Trung ương, làm cho pháp chế Trung Quốc thụt lùi một bước lớn”.
Giáo sư luật Đại học Đông Nam Trương Tán Ninh gần đây cũng phân tích, ông Tập Cận Bình sau Đại hội 18 đã nhấn mạnh việc trị quốc theo pháp luật, nhưng đã gặp phải những cản trở vô cùng lớn, bước tiến là rất nhỏ. Ông Trương cho rằng, lực cản “trị quốc theo pháp luật” chủ yếu là đến từ chính hệ thống Chính trị Pháp luật.
Mười mấy năm qua, tại Trung Quốc có một án oan lớn nhất, chính là việc những người tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại. Ngày 20/07/1999, cựu lãnh đạo ĐSCTQ – Giang Trạch Dân đã phát động toàn quốc bức hại Pháp Luân Công, áp dụng chính sách diệt tận gốc “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể“.
Giang Trạch Dân còn hạ mật lệnh, đối với người tu luyện Pháp Luân Công thì “đánh chết sẽ được tính là tự sát, đánh chết xong tiến hành hỏa táng không cần tra thân phận, nguồn gốc”, sau đó Giang Trạch Dân còn tiếp tục hạ lệnh mổ sống những người tu luyện Pháp Luân Công đang bị giam giữ để lấy nội tạng cung cấp cho hệ thống bệnh viện cấy ghép, để thu lợi bất chính.
Hệ thống Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ chính là cơ quan bức hại Pháp Luân Công chủ yếu nhất. Mặt khác, tập đoàn Giang Trạch Dân trong ĐCSTQ còn thông qua hệ thống Chính trị và Pháp luật, trường kỳ kiểm soát công an, Viện kiểm sát, pháp viện, tư pháp, bộ đội, cảnh sát vũ trang, hình thành nên một “quyền lực Trung ương thứ 2″, không chỉ âm thầm, ra mặt phản kháng Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình, mà còn bí mật thực hiện âm mưu đảo chính.
Vào ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân vì muốn tập trung đàn áp Pháp Luân Công nên đã cho thành lập Tổ 610 Trung ương, việc thiết kế ra văn phòng này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, do Ủy ban Chính trị Pháp luật và ông Giang Trạch Dân trực tiếp điều hành. Tổ chức này tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây, nó đứng trên cả hệ thống pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng những người tu Pháp Luân Công.
Tuy không có cơ sở pháp lý, nhưng Phòng 610 được đặc cách trao cho quyền lực rất lớn, ngoài quản lý chung cả về công an, kiểm sát, pháp luật, còn can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như đặc vụ, ngoại giao, tài chính, quân đội, y tế, thư tín… Như vậy, nó có thể điều động hầu như tất cả các cơ quan quyền lực trên toàn quốc, trở thành trung tâm quyền lực bậc nhất của ĐCSTQ.
Tap Can Binh, bức hại Pháp Luân Công, ban chính trị pháp luật,
Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh từng nói Phòng 610 là “tổ chức xã hội đen có lực lượng của chính quyền”. (Ảnh: Chinachange)
Luật sư của Văn phòng Luật sư Khải Thái tại Bắc Kinh Tạ Yên Ích nói: “Phòng 610 khẳng định đúng là một tổ chức phi pháp bởi vì nó không dựa trên một điều khoản pháp luật nào. Hiến pháp, pháp luật, luật tổ chức chính phủ, đều không thể có một tổ chức như vậy.
Tòa án có luật tổ chức tòa án, chính phủ có luật tổ chức chính phủ, đại hội đồng nhân dân thì có luật của đại hội đồng nhân dân, chỉ có Phòng 610 là không có. Mặc dù vậy, nó lại có quyền lực lớn như thế thì đều là phi pháp, thêm vào đó, thủ đoạn, phương thức, công năng, mục đích của nó khẳng định đều là phi pháp”.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức cho đến nay, đã liên tục tiến hành thanh tẩy hệ thống Công – Kiểm – Pháp – Tư mà phe Giang kiểm soát. Trong đó, cựu Thứ trưởng Bộ công an, thủ lĩnh Phòng “610” – Lý Đông Sinh; Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật – Chu Vĩnh Khang; Giám đốc Công an Thiên Tân – Võ Trường Thuận; Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc – Chu Bản Thuận; Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Hà Bắc – Trương Việt; và những quan chức lớn tham gia bức hại Pháp Luân Công đã lần lượt ngã ngựa.
Hiện tại, việc ông Quách Thanh Côn, người thuộc phe Giang, đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, thì phương án thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” chính là cách ông Tập Cận Bình kiểm soát, ngăn chặn sự lộng quyền của Ủy ban Chính trị Pháp luật.
Lê Hiếu biên dịch

Không có nhận xét nào: