“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017
Quý tộc là một trạng thái tinh thần chứ không phải sự hưởng thụ vật chất
Cao quý không phải là các xa xỉ phẩm của hình thức bên ngoài, cao quý bắt nguồn từ sự gánh vác bản tính thiện lương của nội tâm. Ảnh dẫn theo chanhkien.org
Phú mà không quý (giàu mà không sang) chỉ có thể là phú hào địa chủ. Bạn có thể trở nên giàu có chỉ trong một đêm, nhưng khí chất cao quý thì lại phải mất đến ba đời để nuôi dưỡng. Khổng Tử từng nói “giàu mà không kiêu, chi bằng giàu mà khéo giữ lễ nghi”. Ngày nay chúng ta dường như không thiếu những nhà giàu có địa chủ, nhưng chúng ta lại thiếu những quý tộc.
Cao quý là tấm lòng đầy hào khí và thương cảm đối với những người nghèo khó trong thiên hạ. Cao quý là tráng chí và ý chí dám đảm đương nỗi lo của nước nhà dẫu cho địa vị thấp kém. Cao quý là tinh thần trách nhiệm ‘lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ’.
Và sự giàu có về tinh thần chính là cơ sở tốt nhất để dưỡng thành tính cách cao quý ấy. Lấy cao quý làm cái đẹp, tạo ra bầu không khí hài hòa một cách hoàn toàn tự nhiên, nâng cao tố chất của chúng ta một cách âm thầm bình lặng. Lấy cao quý làm tôn kính, trong lúc sáng tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cũng được nâng tầm lên một cảnh giới khác.
Một người có tâm hồn cao quý thì trong từng cử chỉ hành động nhỏ cũng thể hiện ra được phẩm chất tao nhã; một xã hội có đạo đức cao quý thì từ đường phố rộng lớn cho đến các ngõ hẻm đều lộ rõ sự ấm áp hài hòa; một dân tộc có khí chất cao quý nhất định là dân tộc khiến người đời đều tôn sùng kính trọng. Và xin nhớ, đừng để phú mà không quý trở thành một nỗi đau dai dẳng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét