19/01/2011 by Doi Thoai
Phúc Lộc
Thọ.
Ngũ Tử
Tư còn có tên gọi là Ngũ Viên vốn là người nước Sở,
nay là địa bàn tỉnh Hồ Bắc.
Về Ngũ Tử Tư hiện còn có nhiều truyền thuyết: Một đêm bạc đầu, Đào mả quất roi, Móc
mắt treo nơi cửa thành…
Đặc biệt,
Ngũ Tử Tư đã để lại cho đời sau một câu nói nổi tiếng, đó là câu nói với Thân
Bao Tư, một bạn cũ người đang theo phò vua Sở Chiêu Vương, kẻ thù giết cha và
anh của Ngũ Tử Tư: “Trời tối,
đường xấu buộc phải đi ngược, làm trái !” Câu danh ngôn này được nhắc tới
trong bộ Sử ký của Tư Mã Thiên và bộ tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc…
Trước
khi đi sâu vào giới thiệu văn cảnh ra đời và hàm ý của câu nói nổi tiếng kể
trên, xin giới thiệu vài nét về Ngũ Tử Tư.
Theo
truyện Đông Chu Liệt Quốc, Ngũ Viên có tên tự là Tử
Tư người nước Sở là người văn võ song toàn, cha ông là Ngũ Xa là
người chính trực làm quan nước Sở, nhưng bị kẻ xấu hãm hại, bị vua khép vào tội
phản nghịch bắt giam lại để xử tội. Sở Bình vươnglà vua nước Sở sợ hai con của Ngũ
Xa sẽ làm phản nên ép Ngũ Xa viết thư dụ hai con về triều để vua phong chức. Nhận
được thư của cha, Ngũ Thượng là
anh của Ngũ Viên tin cha theo về triều nhưng Ngũ Viên biết trước sự lừa dối của
vua Sở không theo mà lập tức trốn đi, trước khi đi còn bảo với một viên quan đại phu nước
Sở rằng:
“Nước Sở
muốn còn giữ được cúng tế thì chớ giết cha và anh ta, bằng không thì tất ta phải
diệt nước Sở mới hả lòng căm tức của ta!”
Vua Sở
không bắt được Ngũ Viên tức giận giết cha và anh của Ngũ Viên đồng thời đưa
quân đi khắp nơi để bắt Ngũ Viên. Do bị truy lùng khắp nơi nên ông đi đến cửa quanđịnh sang nước Ngô mà không qua được.
Một đêm nằm suy nghĩ không ngủ được, đứng dậy đi đi lại lại trong nhà, nghĩ ngợi
đến tận sáng hôm sau thì toàn bộ râu, tóc biến thành trắng xóa. Sau đó ông được
người giúp đỡ đưa qua cửa quan sang nước
Ngô.
Sang
Ngô, ông đã giúp công tử Quang giành ngôi báu, tức là vua Hạp Lư.
Hạp Lư trọng dụng ông, cho làm quan đại phu. Ngũ Viên tiến cử Tôn Vũ cho vua Ngô. Vua Ngô rất tin dùng ông
và Tôn Tử giao trọng trách gánh vác đất nước cho
hai người.
Nhờ có
sự trị vì về chính trị và quân sự của Ngũ Viên và Tôn Tử nên nước Ngô trở lên
thịnh trị mở mang bờ cõi, thuần phục nhiều nước. Sau khi đánh bại nước Việt, Hạp Lư,
Ngũ Viên và Tôn Tử đã đánh chiếm sang nước Sở và tiến vào thành Sính Đô của
nước Sở.
Khi đó
Sở Bình vương, kẻ đã giết cả cha và anh của Ngũ Viên đã chết, con của Sở Bình
vương là Sở Chiêu vương nối ngôi cũng trốn đi nên Ngũ Viên
không bắt được, ông tức giận đào mộ của Sở Bình vương lên rồi dùng roi đồng
đánh luôn ba trăm roi vào thi thể của Sở Bình vương khiến cho thịt nát, xương
rơi để báo thù cái tội giết cả nhà Ngũ Viên khi trước.
Trước
hành động báo thù tàn khốc của Ngũ Tử Tư, Thân Bao Tư, một bạn cũ của Ngũ Tử Tư
đang tìm cách chạy theo Sở Chiêu Vương hiện đang “ tị
nạn chính trị “ ở nước
Tần, trước khi sang Tần, Thân Bao Tư có tìm gặp Ngũ Tử Tư và trách: Đều là con
dân nước Sở cả sao Ngũ Tử Tư lại nỡ báo thù tàn độc như vậy với Sở Bình Vương ?
Ngũ Tử
Tư đã lập tức trả lời Thân Bao Tư: Trời tối, đường xấu buộc phải đi ngược, làm
trái…Tốt nhất bây giờ thì ông ( Thân Bao Tư ) hãy đi đường ông, còn tôi đi đường
tôi, đừng có thuyết phục nhau làm gì cho mất thì giờ…Ngũ Tử Tư có ý nói rằng:
Hoàn cảnh buộc ông phải ác, phải hành xử không theo cái đạo lý thông thường được…
Câu nói
nổi tiếng đó của Ngũ Tử Tư thiết tưởng hiện nay vẫn coi tươi nguyên giá trị khi
áp dụng vào các lĩnh vực quản trị xã hội…Trước tiên, cái lĩnh vực dễ nhận thấy
nhất về sự tuyệt đối đúng của cái phương châm ứng xử mà Ngũ Tử Tư, đó là lĩnh vực
giao thông công cộng tại các thành phố lớn.
Khi mà
người tham gia giao thông buộc phải lưu thông vào những con đường chật hẹp,
barie chồng chất, đường đã nhỏ lại gồ ghề, khúc khuỷu; ánh sáng lại nhá nhem,
tù mù thì người tham gia giao khó lòng chấp hành đúng luật, kể cả những công
dân gương mẫu nhất. Tình trạng người tham gia giao thông nếu không cố ý hay vô
tình “đi ngược, làm trái…” thì mới lưu chuyến được,
mới thoát được, mới giải quyết được việc riêng là điều mà ai cũng thấy, và bất
cứ ai cũng đã đôi lần sa vào hoàn cảnh này…
Nhắc và
bàn tới câu nói của Ngũ Viên là dịp chúng ta cân nhắc lại các mối quan hệ nhằng
nhịt thuộc phạm trù quản trị xã hội nói theo cách của người phương Tây; còn người
Trung Hoa gọi đó là: kinh bang tế thế…
Một thể
chế cùng với những con đường ( chính sách) được thiết kế, xây dựng để đáp ứng sự
lưu thông đi lại, làm ăn sinh sống của người dân nếu lại bị nhập nhèm, nếu
không minh bạch, lại xấu…do chủ ý hoặc do trình độ nhân thức hạn chế của chính
người xây ra con đường ( chính sách) đó, tất yếu sẽ đẩy người tham gia giao
thông vào vòng khốn khó, buộc họ vào tình thế buộc phải tìm cách “
đi ngược, làm trái…” Người
Việt từng đúc kết:” Cùng tắc
biến và biến tắc thông…”
Tình trạng
“ đi ngược, làm trái “ trong xã hội chúng ta, trong đất nước
của chúng ta không còn là hành vi cực chẳng đã của đám dân đen mà còn lan sang
cả trong bộ máy công quyền cấp cao? Cha ông ta đã từng đúc kết: Thượng
bất chính thì hạ tắc loạn ?!
Lịch sử của Việt Nam và thế giới đã
cho thấy:Có loạn mới có bình; Bình lâu ắt sẽ tới lúc loạn !
P.L.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét