Phạm Viết Đào.
Chiều
8/5/2018, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, nhà văn Nguyễn Đình
Chính
đã tổ chức trưng
bày, giới thiệu gần 30 bức tranh do anh kỳ cọ vẽ trong hàng chục năm qua và do
anh tự tuyển chọn…
Tôi biết,
Chính vẽ nhiều, tại tư gia, Chính bày tranh của mình đầy kính một góc sân trên
dưới 50-60 m2.
Bắt đầu bằng
viết văn, rồi viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu, có “đá gà đá vị chút thơ”
và giờ thì Nguyễn Đình Chính quay sang cầm cọ vẽ chơi…
Xem tranh của
Nguyễn Đình Chính, người xem không khỏi ngơ ngác, ngỡ ngàng, không khỏi không
tò mò xem cái sự chuyển nghề viết văn sang cầm cọ. Xem triển lãm tranh của
Chính để tò mò xem Nguyễn Đình Chính một người từng tư duy bằng ngòi bút, thông
qua con chữ, bây giờ lại “ đổ đốn” quay sang dùng màu sắc, hình khối để diễn đạt
cảm xúc, suy tư của mình trước sự đời và thế giới mà anh trải nghiệm.
Xem tranh của
Nguyễn Đình Chính cảm thấy cái lộn xộn, hỗn mang, hỗn hào…kiểu tư duy của một đứa
trẻ vừa mới lớn, vừa mới bước vào đời, thấy cái gì cũng lạ, cũng ham hố, cùng
muốn mó vào và chỗ nào cũng thích thể hiện rằng Chính có mặt đây…
Không có một
chủ đề nào xuyên suốt, không một phong cách nào được định hình, nghĩa là Chính
vẽ bằng sự quan sát, cách nhìn, cách cảm thế giới mà Chính thấy một cách rất
chi là bản năng…
Bức tranh “ CÂY ĐỜI”
Chính vì vẽ
theo bản năng nên nếu một người từng trải sẽ thấy rõ sự mâu thuẫn trong cách
nhìn, cách nghĩ, cách cảm cuộc đời qua tranh của Chính. Tôi chú ý tới bức tranh
“ CÂY ĐỜI” của Chính. Bức tranh vẽ một cái gộc dày chắc, phong sương còn trơ phẫn
lõi gộc, cành lá đã bị gãy hay bị chặt trụi và trong một không gian có vẻ như vừa
trải qua một sự bùng nổ, bùng cháy sau một trận bom, màu đó cháy được dung làm
phông nền cho trang; và phảng phất những tia chớp xé, rung lắc làm viền bao
quanh…
Phải chăng,
Chính muốn diễn tả cái trải nghiệm của bản thân: Cuộc đời, đời người nó là vậy;
khó lòng tránh được sự đụng độ, sự va xiết dẫn tới sự bùng nổ…để rồi cái đọng lại
được cuối đới đó là cái lõi gốc; Nếu thiếu nó không thể được gọi là CÂY ĐỜI…
Bức tranh cho
thấy sự khốc liệt trong sự đối đấu giữ chủ thể và hoàn cảnh, mặc dù chủ thể chỉ
là một gốc cây…
Thế nhưng cuộc
đời qua bức CÂY ĐỜI được Chính thể hiện cái sự va quệt gan lỳ, đối kháng căng
thẳng ấy thì lại xuất hiện những bức tranh có chủ đề mang màu sắc đoàn kết,
chung sống hòa hợp kiểu mặt trận, đông tây kim cổ, rồng phượng, tâm linh bên cạnh
những sinh vật phàm trần…
Những bông hoa
được bố cục cạnh nhưng thiếu nữ những đứa trẻ, những áng mây bồng bềnh như thực
như mơ; có mặt ông gìa Noel vốn quê từ tây Âu cũng có mặt cùng với biểu tượng của
tiên thiên bát quái, tư duy về vũ trụ phương đông; Những nàng tiên bên cạnh những
con công, con gà; con rồng cùng vào hội với đám chim muông, cá cảnh…Hết thảy được
vẽ bằng những nét vẽ ngây ngô, ngộ nghĩnh, trẻ thơ…
Tóm lại ,
trong tranh của Chính hội đủ cả: CHIM, HOA, CÁ, GÁI, RỒNG, PHƯỢNG…MÂY, MƯA…Chính
thích cái gì, Chính khoái cái gì là Chính đưa hết thảy vào tranh của mình bất
chấp chúng có thích được Chính mời vào hay không; Có thích cái trật tự do Chính
áp đặt, sắp xếp?
Tư duy tranh
của Chính có thể diễn nôm na như vậy. Có điều, người xem ghi nhận màu sắc trong
tranh của Chính có sức sống, có sự sống.
Sinh lực của
một nhà văn bộc lộ qua văn phong, cốt cách hành văn; Còn trí lực của một nhà
văn lại bộc lộ kết cầu qua hệ thống hình tượng và cốt cách tư tưởng của tác phẩm.
Còn đối với một họa sĩ: cốt cách, trí lực được bộc lộ qua bố cục hình khối,
không gian tranh còn sức lực của họa sĩ bộc lộ qua màu sắc…
Màu sắc trong
tranh của Chính tươi sáng, có sức biểu cảm và có sinh khí; Còn trí lực của
Chính, Chính thuộc loại họa sĩ gì thì còn phải có thời gian và còn phải suy
đoán, chờ đợi thêm?!
Mọi người nên
tranh thủ đến xem tranh của Nguyễn Đình Chính: có cái non tơ, ngộ nghĩnh, triết
lý nửa mùa… nhưng thú vị và vui…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét