Tăng thêm 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động chưa nói hết những gì mà Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có thể mang đến cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (phải) bắt tay ông Frank Jessen, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam sau tuyên bố kết thúc 3 năm đàm phán Hiệp định tự do thương mại Việt Nam EU ở Hà Nội hôm 4/8/2015 |
Đầu tư châu Âu với công nghệ kỹ thuật hiện đại đổ vào Việt Nam, tương tự, cũng chỉ nói lên một phần ích lợi của Hiệp định.
Điều quan trọng nhất mà con tàu EVFTA mang lại là đưa Việt Nam đến gần hơn với Âu-Mỹ và giúp Việt Nam tận dụng mối quan hệ gần gũi này để hiện đại hoá quốc gia nhanh chóng và toàn diện nhất có thể.
Đó cũng sẽ là lần đầu tiên Việt Nam thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc trong tiến trình hội nhập quốc tế, nếu chúng ta nhớ rằng Trung Quốc đã mua gói bình thường hoá quan hệ với Mỹ bằng máu của Việt Nam năm 1979 thế nào, và đã ngáng đường Việt Nam để gia nhập WTO trước Việt Nam ra sao.
Mới hôm qua đây thôi 32 Nghị sĩ Liên minh Châu Âu (EU) đã đứng tên chung trong cùng một lá thư gửi tới Cao uỷ Thương mại EU nói rõ rằng nếu Việt Nam không giải quyết những vấn đề nổi cộm về nhân quyền, quyền lao động và cải cách tư pháp, sẽ rất khó cho họ phê chuẩn Hiệp định
Cũng có nghĩa là lần đầu tiên Việt Nam, dưới áp lực của hội nhập, có cơ hội thiết lập một hệ thống thể chế quốc gia hiện đại hơn Trung Quốc, từ đó xây dựng một thế đứng vững vàng hơn trước áp lực ngày một gia tăng của kẻ láng giềng phương Bắc.
Vậy mà giờ đây chúng ta đang phải chứng kiến con tàu EVFTA đang đi dần vào ngõ cụt, để rồi Việt Nam cứ mãi chậm hơn Trung Quốc một bước.
Mới hôm qua đây thôi 32 Nghị sĩ Liên minh Châu Âu (EU) đã đứng tên chung trong cùng một lá thư gửi tới Cao uỷ Thương mại EU nói rõ rằng nếu Việt Nam không giải quyết những vấn đề nổi cộm về nhân quyền, quyền lao động và cải cách tư pháp, sẽ rất khó cho họ phê chuẩn Hiệp định. [1]
Điểm đáng chú ý của lá thư không phải chỉ là con số 32 Nghị sĩ đứng tên mà còn là các Nghị sĩ này đến từ cả 5 đảng chính trị lớn nhất EU, thể hiện sự đồng thuận rõ nét của chính giới EU trong hồ sơ Việt Nam.
Đặc biệt hơn, nhiều Nghị sĩ trong số này còn đang là Uỷ viên của Uỷ ban Thương mại Quốc tế thuộc Quốc Hội EU (INTA) - cơ quan gác cổng cuối cùng trước khi Hiệp định được trình cho Quốc Hội EU phê chuẩn. Tháng 10 tới đây INTA sẽ tổ chức phiên điều trần quyết định, và số phận Hiệp định có thể nói là đang nằm trong tay các Nghị sĩ là thành viên của INTA. [2]
Tương lai mờ mịt của EVFTA tiếc thay không đến từ nguyên nhân khách quan như TPP mà là do những kẻ phá hoại có chủ đích trong giới cầm quyền.
Những kẻ đã cố tình trì hoãn phê chuẩn 3 Công ước ILO cốt lõi còn lại về quyền lao động, đặc biệt là Công ước số 87 về quyền tự do nghiệp đoàn.
Những kẻ đã ban hành Luật An ninh Mạng đi ngược lại các cam kết về môi trường đầu tư kinh doanh, tự do lưu chuyển thông tin trong Hiệp định.
Những kẻ đã cầm tù những công dân không làm gì khác ngoài biểu đạt ý kiến của mình một cách ôn hoà và xây dựng, như Trần Huỳnh Duy Thức, bôi xấu hình ảnh quốc gia khiến quốc tế e ngại hợp tác.
Những kẻ, dù hành động nhân danh an ninh quốc gia song lại đang đặt quốc gia vào vòng bất an vĩnh viễn - bất an bởi nỗi lo tụt hậu vì bị chặn đường phát triển để rồi bị bóp nát trong cái bóng của láng giềng bá quyền.
Nguyễn Anh Tuấn
-------------------
[2] Đáng chú ý trong số Nghị sĩ có ông Yannick JADOT là Phó Chủ tịch INTA.
Đọc thêm: AI ĐANG CẢN TRỞ EVFTA
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
(RFA)
Tình trạng Việt Nam vi phạm nhân quyền gây rủi ro cho thỏa thuận thương mại với EU
Các nỗ lực của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm đúc kết thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam có thể bị ảnh hưởng vì các vi phạm nhân quyền từ phía chính phủ Việt Nam.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 17 tháng 9 cho biết như vừa nêu, dẫn một lá thư do các thành viên Nghị viện Châu Âu đồng ký tên được gửi tới Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström và Đại diện Cấp cao Federica Mogherini vào tuần này. Theo nội dung thư, 32 thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEP) nêu một loạt quan ngại về thành tích nhân quyền của chính phủ Hà Nội, bao gồm việc giam giữ những người bất đồng chính kiến, ngăn cản tự do ngôn luận và lập hội, thắt chặt tự do báo chí và truyền thông, kiểm duyệt mạng Internet.
Trong thư, các Nghị viên Châu Âu cảnh báo rằng nếu tình hình không được cải thiện thì họ sẽ khó mà phê duyệt thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam. Đây là bước cần thiết để thỏa thuận có hiệu lực, đồng thời kêu gọi EU đưa ra một loạt các mốc đánh giá về nhân quyền mà Việt Nam cần đạt được trước khi các thỏa thuận được trình lên để Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, cụ thể là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận và lập hội, tự do tôn giáo và quyền của người lao động.
Hồi tháng 6 vừa qua, sau một cuộc gặp với đối tác Việt Nam, Cao ủy Malmström đã phát biểu về Việt Nam như một “ví dụ điển hình về một quốc gia đang phát triển đã nắm bắt được các cơ hội thương mại toàn cầu rộng mở, song song với các cam kết rõ rệt về tôn trọng nhân quyền”.
Nhưng chỉ vài tuần sau đó, chính EU nhận xét rằng các cam kết này vẫn chưa được thực hiện, khi thêm một nhà hoạt động nữa bị xử án tù.
Việt Nam đang mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại này nên EU có lợi thế trong việc đàm phán, và các Nghị viên đang vận dụng lợi thế đó để yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền một cách cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét