Năm 2011, con trưởng của Hoàng Vĩnh Thắng (Huang Yongsheng, 1910 – 1983) là Hoàng Xuân Quang (Huang Chunguang) và con trưởng của Khưu Hội Tác (Qiu Huizuo) là Khưu Lộ Quang (Qiu Luguang) đã chia sẻ cho giới truyền thông về sự kiện tai nạn rơi máy bay ngày 13/9 của Lâm Bưu (1907 – 1971).
Từ trái: Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lâm Bưu, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác (Ảnh từ internet) |
Tại Hội nghị toàn thể Trung ương 2 khóa 9 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 90% các thành viên của Ủy ban Trung ương không hài lòng với Cách mạng Văn hóa. Mao không chấp nhận những ai dám lên án Cách mạng Văn hóa, vì vậy vào mùa hè năm 1971 Mao tuần du phía nam, bắt đầu kế hoạch xử lý Lâm Bưu, cuối cùng đã bắt giữ Tham Mưu Trưởng Hoàng Vĩnh Thắng, Tư lệnh Không quân Ngô Pháp Hiến (Wu Faxian, 1915 – 2004), Chính ủy Hải quân Lý Tác Bằng (Li Zuopeng, 1914 – 2009), Tổng cục trưởng Hậu cần Khưu Hội Tác (Qiu Huizuo, 1914 – 2002).
90% Ủy viên Trung ương Hội nghị toàn thể Trung ương 2 khóa 9 phản đối Cách mạng Văn hóa
Theo con trai cả của Hoàng Vĩnh Thắng là Hoàng Xuân Quang cho biết, trong tháng 08/1970, khi bắt đầu của Hội nghị toàn thể Trung ương 2 khóa 9, Hoàng Vĩnh Thắng ở lại Bắc Kinh trực ban. Ngày 31/8, bất ngờ Mao Trạch Đông thông báo yêu cầu Hoàng Vĩnh Thắng đi dự hội nghị ở Lư Sơn. Sau khi Hoàng lên núi, Mao trực tiếp nói chuyện với Hoàng trong một thời gian dài. Mao đề cập đến ủy viên Bộ chính trị Trương Xuân Kiều, Hoàng Vĩnh Thắng cho biết Trương Xuân Kiều là một kẻ phản bội, ông không thể chấp nhập kẻ vô giáo dục này. Đối với những người trong tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương như Trương Xuân Kiều thì Hoàng Vĩnh Thắng kiên quyết không tán đồng.
Con trưởng của Khưu Hội Tác là Khưu Lộ Quang cho biết, trong Cách mạng Văn hóa, Mao rất xem trọng Hoàng Vĩnh Thắng. Vì sao? Vì Mao muốn sử dụng Hoàng cho mục tiêu của ông ta! Trong thực tế, quyền lực quân sự không nằm trong tay của Lâm Bưu, quyền lực của Lâm Bưu không tách rời được Mao Trạch Đông, vì mọi thứ phải thông qua Chủ tịch Mao thì Phó Chủ tịch Lâm Bưu mới phê duyệt, bản thân Lâm Bưu không thể đơn độc dùng quyền lực được. Thực tế quyền lực quân sự trong tay Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Long, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác, còn Lâm Bưu chỉ hữu danh vô thực. Thời điểm đó, Hoàng Vĩnh Thắng là Tổng tham mưu trưởng, mọi việc sau khi qua Mao Trạch Đông phê chuẩn mới chuyển qua Hoàng Vĩnh Thắng và sau khi Bộ Tác chiến Tổng cục Tham mưu đánh điện báo thì mới có hiệu lực, còn Lâm Bưu lại không có quyền ra lệnh cho Hoàng Vĩnh Thắng điều động binh lực. Nếu Hoàng Vĩnh Thắng theo Mao Trạch Đông thì Mao không cần đến Lâm Bưu, vì thế việc Mao lạnh nhạt với Lâm Bưu, thậm chí hạ bệ Lâm Bưu chỉ là chuyện sớm muộn.
Theo phân tích của Hoàng Xuân Quang, tại Hội nghị toàn thể Trung ương 2 khóa 9, Lâm Bưu chống lại Trương Xuân Kiều. Thực tế, chống Trương Xuân Kiều chính là chống Cách mạng Văn hóa của Mao. Lúc đầu, Mao Trạch Đông không cảm thấy có gì đáng nghiêm trọng phải lưu tâm. Nhưng sau khi nhiều người tham gia hội nghị bất bình và tập trung tấn công Trương Xuân Kiều thì Mao Trạch Đông mới tức giận. Việc trong hơn 200 ủy viên Trung ương có 90% ủy viên không hài lòng với Cách mạng Văn hóa mới là vấn đề làm Mao giận dữ.
Lý do Mao Trạch Đông giận dữ là vì quá nhiều người bất mãn với Cách mạng Văn hóa, và hiển nhiên đây là một lực lượng hùng mạnh, một xu thế không thể xem thường. Mao không thể phủ nhận Cách mạng Văn hóa. Để bảo vệ Cách mạng Văn hóa, Mao phải bảo vệ một số người trong tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương và phải bỏ rơi một số người khác từng chung vai sát cánh cùng Mao xây dựng giang sơn.
Sau khi rời khỏi Lư Sơn, Mao luôn bám sát Hội nghị toàn thể Trung ương 2 khóa 9, chủ yếu là do Lâm Bưu luôn bất đồng và từ chối thảo luận. Thủ đoạn nhất quán của Mao trong các cuộc đấu tranh chính trị là phải làm cho đối thủ quy thuận và viết kiểm điểm, sau đó giấu bản kiểm điểm an toàn trong thùng khóa lại, khi nào đối phương chống đối thì lại lôi ra đối phó. Trong khi đó Hoàng, Ngô, Lý, Khưu cũng không có một thái độ rõ ràng đối với Cách mạng Văn hóa, làm Mao không biết tình hình ra sao. Do đó vào mùa hè năm 1971 Mao đã thực hiện một chuyến công du phía nam chuẩn bị thanh trừng Lâm Bưu.
Hoàng Vĩnh Thắng không ngờ được thủ đoạn tàn độc của Mao
Hoàng Xuân Quang cho biết, vào năm 1971, sau sự cố ngày 13/9, cha ông là Hoàng Vĩnh Thắng thực sự đã bị gạt ra rìa. Trong vài ngày sau đó, tâm trạng của Hoàng Vĩnh Thắng rất tệ. Ông nghĩ rằng ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu đã bỏ chạy, vậy thì chức Tham mưu trưởng của ông có thể thoát được?! Với cương vị này ông rất khó thoát nạn! Ông nhìn vào hình ảnh của Lâm Bưu tức giận hét lên: “Chạy đường nào?! Đồ hại chết người!” Thế rồi ông mang đốt toàn bộ hình chụp chung với Lâm Bưu trước đây.
Hoàng Xuân Quang cảm nhận rõ chuyện Lâm Bưu bỏ chạy không phải là chuyện bình thường, nên đã thuyết phục cha Hoàng Vĩnh Thắng viết thư thương lượng với Mao. Tuy nhiên, Hoàng Vĩnh Thắng cho rằng bản thân đã không phạm sai lầm gì mới nên không viết.
Chưa đầy hai ngày sau, Khưu Hội Tác đến tìm Hoàng Vĩnh Thắng theo yêu cầu của Chu Ân Lai, sau buổi trò chuyện này, Hoàng Vĩnh Thắng nói với con trai Hoàng Xuân Quang: “Có vẻ như không có gì, Mao Trạch Đông vẫn tin tưởng cha, Thủ tướng nhờ ông Khưu Hội Tác mang điện thoại qua.” Vốn là Hoàng Vĩnh Thắng muốn con trai an tâm, bản thân ông cũng không ngờ sau này Mao Trạch Đông lại hạ thủ tàn nhẫn như vậy!
Lâm Bưu lập trung ương khác?
Khưu Lộ Quang cho biết, sau sự cố máy bay chở Lâm Bưu rơi ngày 13/9, Lâm Bưu bị chụp mũ là thành lập một trung ương khác, điều này là hoàn toàn vô lý! Cho dù Lâm Bưu có muốn đảo chính cũng sẽ không đến Quảng Châu để thành lập một chính phủ trung ương khác. Lẽ nào Lâm Bưu không biết Quảng Châu là lãnh địa của Mao, đến Quảng Châu thì ai ủng hộ ông ấy? Lâm Bưu đến Quảng Châu lập trung ương khác thì không ai có thể theo ông ấy; ngay cả Ngô, Lý, Khưu cũng không dám đi cùng. Làm thế nào Lâm Bưu có thể ngu ngốc như vậy? Lâm Bưu cũng là một người hiểu biết đã trải qua cả trăm cuộc chiến, làm sao ông ta có thể làm đảo chính ở Quảng Châu để thiết lập một chính quyền trung ương khác? Tất cả đã đều là giả dối! Cho rằng ông ấy lấy chạy làm thượng sách là còn có lý; nhưng cho ông ấy muốn thành lập trung ương khác là nói nhảm hại người! Còn vấn đề liệu Lâm Bưu có biết rằng máy bay bay đến Liên Xô? Chuyện này không ai biết được.
Uông Đông Hưng đề nghị với Mao bắt giữ Hoàng, Ngô, Lý, Khưu
Hoàng Xuân Quang cho biết rằng sau sự cố ngày 13/9, bắt giữ Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác là kiến nghị của Uông Đông Hưng (vệ sĩ của Mao) cho Mao Trạch Đông. Đây là những gì mà sau này Vương Hồng Văn nói với Khưu Hội Tác. Tại tòa Giang Thanh khai rằng bản thân là một con chó của Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông sai bà ta cắn ai thì bà ta cắn kẻ đó. Đánh giá của Hoàng Vĩnh Thắng về Uông Đông Hưng là Uông cũng là một con chó của Mao, đã làm rất nhiều điều xấu cho Mao.
Đặng Tiểu Bình muốn tìm dê thế tội của Mao Trạch Đông
Con trai Khưu Hội Tác là Khưu Lộ Quang cho biết, sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, đã lôi “bè lũ bốn tên” của Giang Thanh (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên) cùng Hoàng, Ngô, Lý, Khưu xử chung với nhau, một trong những lý do là để tìm dê thế tội của Mao Trạch Đông. Ông ta nghĩ Mao Trạch Đông có lỗi với thế hệ cha của Hoàng, Ngô, Lý, Khưu. Từ khi còn nhỏ họ đã theo Mao Trạch Đông làm cách mạng, suốt đời đi theo quân đội, nhưng kết quả như thế nào?
Cuối cùng thì ai phải chịu trách nhiệm về Cách mạng Văn hóa? Khưu Lộ Quang nghĩ đây là một vấn đề lớn. Không hoàn toàn do Lâm Bưu, “bè lũ bốn tên” chịu trách nhiệm, Cách mạng Văn hóa do Mao phát động nên ông ta phải chịu trách nhiệm chính.
Trí Đạt
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét