Ánh Liên tổng hợp (VNTB)
Nhật Bản đã cử một tàu ngầm huấn luyện đến Vịnh Cam Ranh (Việt Nam), trong chuyến thăm đầu tiên của tàu này.
Theo WSJ dẫn lời ông Narushige Michishita, một giáo sư chuyên về an ninh quốc tế tại Học viện Nghiên cứu chính sách quốc gia ở Tokyo cho biết. ‘Đó là một minh chứng cho ý chí của Nhật nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực. […] Đây là một phần của thông điệp chiến lược mà Nhật Bản muốn gửi tới Trung Quốc và các nước trong khu vực’.
Tàu ngầm Nhật Bản Kuroshio đã có chuyến thăm 5 ngày đến Việt Nam trong tuần này. Ảnh: EPA/Shutterstock |
Và bằng cách gửi tàu ngầm lần này, Nhật Bản cũng nhấn mạnh sự hợp tác mà Hoa Kỳ và các đồng minh của nó đã và đang xây dựng với Hà Nội, cuộc tranh chấp của Trung Quốc đối với một số lãnh thổ Biển Đông.
Đáp trả lại, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc dù không trực tiếp chỉ trích Tokyo nhưng cho biết các nước bên ngoài khu vực Biển Đông ‘nên hành động thận trọng và tránh làm tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.’
Trung Quốc là yếu tố hỗ trợ quan hệ Nhật - Việt?
Trong một nghiên cứu của tác giả Takashi Inoguchi và Ankit Panda về ‘Chiến lược lớn của Nhật Bản ở Biển Đông: Nguyên tắc chủ nghĩa thực dụng’ cho biết, Tokyo có mối quan tâm sâu sắc đến vấn đề Biển Đông, bởi mặc dù không có vị trí gần với Nhật, nhưng nó lại trở thành một vị trí chiến lược dành cho nước này, thúc đẩy bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc về tính chủ quyền, và Nhật đang muốn thấy quyền lực lớn hơn của mình trong châu Á. Bên cạnh đó, bản thân giữa Nhật – Mỹ là đồng minh, mà mong muốn ‘cân bằng quyền lực’ của Washington sẽ thúc đẩy Nhật Bản tìm kiếm lợi ích an ninh cho riêng mình.
Trong mối quan hệ với Viêt Nam, có lẽ bắt đầu được chú ý hơn kể từ mùa hè năm 2014, khi mà Việt Nam thể hiện là quốc giá ‘có nhiều khả năng nhất trong đối mặt với Trung Quốc lien quan đến tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông’. Cụ thể, khi dàn khoan sâu HD-981 vào khu đặc quyền kinh tế Việt Nam, thì xung đột kéo dài hơn 1 tháng giữa hai nước đã cho Nhật Bản thấy được, tính chất và vị trí chiến lược về chủ quyền của Việt Nam với Trung Quốc, vốn dĩ bị che lấp bởi mối quan hệ hữu hảo về ý thức hệ.
Chính động thái này đã khiến Nhật Bản hành động gần gũi hơn, bằng cách vào tháng 8.2014, ông Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã đến thăm Hà Nội và công bố một thỏa thuận trị giá 500 triệu USD để mua các tàu tuần tra hàng hải của Nhật. Trong tuyên bố của mình, ông Kishida tiếp tục lưu ý rằng Tokyo và Hà Nội đã đồng ý ‘duy trì hòa bình và ổn định’ trong vùng biển Đông. Và ngoài việc thỏa thuận mua hàng, thì Nhật Bản đồng ý đào tạo và hỗ trợ trang thiết bị để giúp Việt Nam tăng cường giám sát hàng hải bằng cách sử dụng các tàu càng sớm càng tốt.
Dàn khoan HD-981 thúc đẩy Việt Nam thiết lập các liên minh ngầm nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia? |
Theo học giả Takashi Inoguchi và Ankit Panda, sự cố mùa hè 2014 đã là một yếu tố ngoại sinh quan trọng thúc đẩy Việt – Nhật gần nhau hơn.
Chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam cũng giúp Nhật nhìn rõ hơn về sự thay đổi chính sách ngoại giao của Hà Nội, trong đó, bản thân Hà Nội liên tục phát tín hiệu song phương với các quốc gia lớn, muốn tìm tiếng nói trong khu vực Biển Đông như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc,… Và do vậy mà ngày vào tháng 10.2014, sau chuyến thăm qua lại giữa lãnh đạo, lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ kéo dài hàng thập kỷ được dỡ bỏ, cho phép Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải của mình. Trong cuộc họp báo chung giữa ông Trần Đại Quang - Chủ tịch nước và Tổng thống Mỹ Obama vào tháng 05.2016, mặc dù ông Obama nhấn mạnh quyết định dỡ bỏ lệnh cấm không phụ thuộc vào nhân tố Trung Quốc, tuy nhiên, quan điểm 'tàu Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển, hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, ủng hộ quyền của tất cả các nước khi hành động tương tự' là yếu tố yểm trợ cho chính sự dở bỏ cấm vận, tất nhiên - khi cả 2 nước đã có tiếng nói chung trong vấn đề này. Trước đó, tháng 6.2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đến Việt Nam - công bố tài trợ 18 triệu USD để giúp Việt Nam có tàu tuần tra bảo vệ bờ biển.
‘Chủ quyền Biển Đông’ trở thành chất xúc tác mạnh, giúp Việt Nam và các cường quốc 'hiểu rõ về nhau', dẫn đến sự thiết lập gần gũi đối với Mỹ và đồng minh (Nhật Bản). Ở một khía cạnh khác, sự tái cơ cấu chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam và mối quan hệ nồng ấm Việt - Mỹ trong vấn đề 'tự do hàng hải Biển Đông' cũng đồng thời giúp Nhật Bản tin rằng, Hà Nội có thể tham gia vào dự án rộng lớn hơn nhằm bảo vệ hiện trạng ở Biển Đông.
Hà Nội chủ động trong cuộc chiến chủ quyền?
Hà Nội tận dụng tối đa ích lợi mà địa chính trị mang lại trong mối quan hệ với Nhật Bản, chỉ trong nửa năm 2018, một loạt các chuyến thăm cấp cao từ Việt Nam sang Tokyo, trong đó có chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vào tháng 4 và chuyến thăm nhà nước của Tổng thống Trần Đại Quang vào tháng 5. Và vào tháng 7, cả hai nước đã tổ chức phiên họp thứ sáu về Đối thoại chính sách quốc phòng, được đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ro Manabe và người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Chí Vinh, nhấn mạnh sự hợp tác chủ chốt trong y học quân sự, an ninh mạng, công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải và tìm kiếm cứu nạn, và Biển Đông là một chủ thể bao trùm trong hợp tác quân sự giữa hai quốc gia. Ngay sau đó, tàu huấn luyện KOJIMA của Nhật Bản thăm hữu nghị TP Đà Nẵng và có thảo luận liên quan đến ‘nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển’. Và giờ đây (9.2018), tàu ngầm huấn luyện của Nhật Bản lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam nhằm thực thi quyền 'tự do đi lại' ở Biển Đông.
Hà Nội thành công trong đa chiều hóa hợp tác nhằm tận dụng cơ hội trong giữ chủ quyền Biển Đông, và lời nhắc nhở của Tập Cận Bình đối với phái đoàn Việt Nam đến thăm Trung Quốc ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands Mỹ-ASEAN vào tháng 5.2016 về một ‘số phận chung’ và yêu cầu quản lý các tranh chấp dường như được Hà Nội hoạch định theo ý niệm của mình nhằm chủ động phòng thủ về mặt chủ quyền quốc gia.
Sự gia tăng các mối quan hệ đối với các quốc gia bên ngoài khu vực Biển Đông giúp cho Hà Nội cảm thấy an toàn hơn trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong điều kiện mà các đảo nhân tạo của Bắc Kinh đang trong giai đoạn cuối của sự hoàn tất thì những nỗ lực này cũng đảm bảo Hà Nội chủ động hơn trong ứng phó những động thái táo bạo của Bắc Kinh, tránh một sự tái diễn vào mùa hè năm 2014 với dàn HD-981.
Một liên minh đang thành hình giữa hai nước Việt – Nhật, và dù ngoại giao Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh không liên kết với nước thứ ba để chống nhau với nước đang quan hệ, tuy nhiên, nỗi lo chủ quyền và chủ nghĩa bài phiến dân tộc trong nước buộc Hà Nội phải mạnh dạn đi trước một bước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét