Quảng Đông, Trung Quốc điêu đứng vì chiến tranh thương mại với Mỹ
Là một trong những cửa ngõ kinh tế của Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông cũng đang “điêu đứng” trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), một cư dân họ Lý ở khu Trung Sơn, Quảng Đông, nói rằng nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trong khu vực đã bị đóng cửa, những người ngoại tỉnh lần lượt hồi hương để tìm đường thoát. Người này cho biết: “Gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Quảng Đông đã đóng cửa và dọn đi rồi, cả nhà máy giày cũng đóng cửa, nói chuyển đi là chuyển đi, các trung tâm mua sắm xung quanh trống rỗng, và siêu thị trống không. Đầu tiên, các chủ nhà máy này không kiếm được tiền, có người là thuê xưởng. Còn có một số người trả lương thấp quá và công nhân không muốn làm. Nếu trả quá cao thì họ không có khả năng”.
“Sau khi nhà máy đóng cửa, nhiều người tỉnh khác đến Quảng Đông làm việc không thể tìm được việc làm. Tôi có một người bạn mở nhà máy, xưởng của anh ấy cũng đóng cửa rồi, tôi hỏi anh ta lý do là gì, anh ta nói rằng thua lỗ, còn phải trả lương cho công nhân, trong khi hàng anh ấy sản xuất thì không bán được nữa. Anh ấy đã lỗ hàng chục triệu nhân dân tệ”.
Anh Trần Cẩm Cường, đầu bếp tại một nhà hàng ở Giang Môn, nói rằng do thu nhập giảm, người dân địa phương đã giảm nhu cầu ăn uống và mua sắm quần áo, thực khách đến nhà hàng giảm đi trông thấy, nhà hàng của họ đang cố gắng cầm cự kinh doanh. Anh Trần cho biết: “Bây giờ thị trường bất động sản ở Quảng Đông đang tuột dốc, giá khí than tăng lên, và giá xăng cũng tăng lên. Việc kinh doanh của ông chủ không tốt, người tiêu dùng ít đến, và việc kinh doanh của ông chủ rất khó khăn”.
Doanh Nhân họ Lý ở Đông Quản nói rằng: “Nhiều mặt hàng đang trong quá trình tăng giá. Điều kiện sinh tồn của các công ty nước ngoài rất khó khăn. Thực sự có những trường hợp phải chuyển đi. Không chỉ ở Đông Quản, mà ở Thẩm Quyến và Quảng Châu cũng thế”.
Ông Châu, một cư dân của Thuận Đức, nói rằng Quảng Đông là tỉnh xuất khẩu lớn và có thu nhập ngoại hối cao nhất ở Trung Quốc, nhưng tình hình kinh tế hiện tại thực sự là nguyên nhân gây lo ngại. Ông nói: “Trong tương lai, một số lượng lớn các nhà máy sẽ đóng cửa, công nhân sẽ thất nghiệp, nền kinh tế sẽ sụp đổ, giá sẽ tăng cao, và người dân sẽ quay trở lại thời kỳ khó khăn trong nhiều thập kỷ. Xã hội sẽ càng bất ổn định hơn. Đây là con đường cùng cho người dân và đất nước”.
Ông Châu cho rằng, trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, sức mạnh của Trung Quốc đơn giản là không thể cạnh tranh với nền kinh tế dẫn đầu phương Tây như Hoa Kỳ. Những khó khăn của người dân vẫn còn ở phía sau.
Khai Tâm
Các nhà sản xuất Nhật Bản tháo chạy khỏi Trung Quốc
Nhà cung cấp động cơ Nidec của Nhật Bản cho hay họ sẽ chuyển một số cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, giống như Panasonic và các công ty khác, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, tới một số nước Đông Nam Á và Mexico vì lo ngại sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, theo Nikkei.
Nidec sẽ chuyển nhà máy sản xuất động cơ lái trợ lực cho xe hơi, sang Mexico với khoản đầu tư ở cơ sở sản xuất mới là 178 triệu đô la, để tránh bị đánh thuế 25% khi xuất sản phẩm của mình sang thị trường Hoa Kỳ.
“Cuộc chiến thương mại sẽ còn tiếp tục trong một thời gian”, Giám đốc điều hành của Nidec, Shigenobu Nagamori, phát biểu tại một cuộc họp báo vào hôm thứ Ba (23/10).
Một nhà sản xuất các sản phẩm điện tử nổi tiếng khác của Nhật là Panasonic cũng quyết định di dời các nhà máy của mình ở Tô Châu, Thâm Quyến (Trung Quốc) sang Thái Lan, Malaysia và Mexico. Một nhà sản xuất ăng ten của Nhật là Yokowo cũng tuyên bố sẽ di chuyển một số nhà máy của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Đáng chú ý, một số công ty của Trung Quốc cũng tìm đường đầu tư ra nước ngoài để đề phòng những rủi ro có thể gặp phải do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
TCL, một công ty sản xuất hàng điện tử của Trung Quốc, có trụ sở chính đặt tại Huệ Châu, Quảng Đông sẽ di chuyển một số cơ sở sản xuất của mình sang Mexico.
Một công ty lắp ráp AirPods của Trung Quốc là GoerTek, có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, đã thông báo cho các bạn hàng rằng họ có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam.
Hai nhà cung cấp thiết bị khác cho Apple, Pegatron và Cheng Uei Precision Industry của Đài Loan, cũng có kế hoạch mở rộng sản xuất ở địa điểm bên ngoài Trung Quốc vì những lý do tương tự.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ làm các công ty có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc “đẩy nhanh sự chuyển dịch [nhà máy sản xuất] sang Đông Nam Á khi chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng”, Dai Hakozaki, giám đốc phụ trách Trung Quốc và khu vực Bắc Á của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản nhận định.
Trí Dũng
‘Vua giày chạy bộ’ cân nhắc bỏ Trung Quốc, sang Việt Nam
Brooks Running được mệnh danh là ‘Vua giày chạy bộ chuyên nghiệp’ đang cân nhắc giải pháp chuyển một số hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam vì hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Giám đốc Điều hành công ty Jim Weber nói trênCNBC.
‘Vua giày chạy bộ’ Brooks Running là công ty thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Bershire Hathaway của tỷ phú Mỹ Warren Buffett từ 2006. Sau đó, Brooks Running được tách ra thành một công ty độc lập, với giám đốc Weber báo cáo trực tiếp cho tỷ phú Buffett.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tài chính “Squawk Box” của đài CNBC, Jim Weber nói, công ty Brooks Running đang chuẩn bị ứng phó với thuế xuất 25% phụ trội cộng thêm với mức thuế 20% đã đánh trên các loại giày thể thao mang thương hiệu này.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đối đầu trong một cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang, giữa lúc hai bên liên tiếp áp đặt thuế quan lên hàng hóa của nhau.
Gần đây nhất, Hoa Kỳ áp thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD
Trong mấy tuần gần đây, một số công ty công nghiệp Mỹ đã bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp của họ.
Hồi tháng 9/2018, Ford, công ty sản xuất ô tô lớn thứ 2 của Mỹ cho biết, công ty này đã thua lỗ 1 tỷ USD do các sắc thuế đánh trên kim loại nhập vào Hoa Kỳ.
CEO Jim Weber nói với đài CNBC rằng, nếu công ty Brooks Running dời hoạt động sang Việt Nam hay một nơi nào khác, thì quyết định này sẽ vĩnh viễn, tức là sẽ không được lật ngược, bởi vì, theo lời ông, “chúng tôi không thể đánh đu với đường dây cung cấp của chúng tôi”.
Năm 2017, Brooks mở rộng hoạt động sang thị trường Trung Quốc và Brazil sau khi thành công lớn tại Châu Âu, Nhật Bản và Canada.
Có thể bạn quan tâm:
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét