Cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông không chỉ có nhiều vợ mà còn lựa chọn nhiều phụ nữ trẻ quanh năm hầu hạ ông ta. Trong những năm cuối đời, cuộc sống của Mao Trạch Đông hoàn toàn phải nương tựa vào nữ thư ký chính Trương Ngọc Phụng (Zhang Yufeng). Còn người vợ Giang Thanh của Mao bị biến thành công cụ chính trị cho Mao. Tuy nhiên, theo tiết lộ của bác sĩ riêng của Mao, khi Mao trút hơi thở cuối thì cả hai người phụ nữ thân cận này đều mỉm cười vui vẻ.
Trong sách “Hồi ký bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông”, vị bác sĩ riêng của Mao là Lý Chí Tuy (Li Zhisui) tiết lộ nhiều chuyện về giới chức cấp cao ĐCSTQ mà hiếm ai được biết, trong đó có một số bí mật trước cái chết của Mao Trạch Đông.
Trước khi chết, Mao Trạch Đông sống trong một căn phòng thuộc tòa nhà đồ sộ 202 có tên hiệu Trung Nam Hải. Ngày 26/6/1976, Mao Trạch Đông bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai, sau hơn hai tháng, trưởng nhóm y tế của Mao là Lý Chí Tuy và một tổ nhân viên y tế đã chăm sóc liên tục 24 giờ một ngày cho Mao.
Người dân Trung Quốc lúc đó vẫn thường bị sống trong lừa dối, họ không biết Mao Trạch Đông bị bệnh sống thoi thóp. Họ chỉ có thể nhìn thấy một vài hình ảnh già yếu của Mao trong khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài. Nhưng những người xung quanh Mao hiểu rất rõ ràng cái chết đã ở rất gần Mao.
Kể từ sau khi Mao nhồi máu cơ tim lần thứ hai, có bốn người gồm phó chủ tịch nước Hoa Quốc Phong và Vương Hồng Văn cùng hai ủy viên bộ chính trị là Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng chia thành hai nhóm thay phiên nhau trực suốt ngày đêm canh chừng Mao. Thời điểm đó Hoa Quốc Phong mới nhậm chức Thủ tướng tạm quyền thay Chu Ân Lai qua đời, chủ trì công việc hàng ngày của chính quyền trung ương.
Vào 12 giờ đêm ngày 9/9/1976, hơi thở của Mao Trạch Đông đã yếu đi rõ rệt. Hoa Quốc Phong thì thầm với Lý Chí Tuy xem có cách nào khác không? Lý im lặng một lúc và thì thầm: “Chúng ta đã dùng tất cả các phương pháp…”.
Hoa cúi đầu suy nghĩ một lát rồi nói với Uông Đông Hưng: “Ngay lập tức thông báo cho đồng chí Giang Thanh và các ủy viên của Bộ Chính trị ở Bắc Kinh. Cũng nên thông báo cho các ủy viên Bộ Chính trị ở những nơi khác, yêu cầu họ ngay lập tức đi đến Bắc Kinh”.
Khi Uông đứng lên đi ra, một y tá làm nhiệm vụ trong buồng bên trong chạy vội đến bên Lý Chí Tuy nói: “Thưa viện trưởng, Trương Ngọc Phụng nói Mao cho gọi bà”. Lý vội vã chạy đến bên giường của Mao.
Trương Ngọc Phụng là tùy viên gần gũi nhất của Mao những năm tháng cuối đời. Trương từng là nhân viên phục vụ trên xe riêng của Mao, và bây giờ là thư ký chính của Mao. Trong một bữa tiệc do Mao Trạch Đông tổ chức tại Trường Sa tỉnh Hồ Nam, lần đầu tiên Trương Ngọc Phụng gặp Mao. Đó là mùa đông năm 1962, Trương Ngọc Phụng 18 tuổi với đôi mắt to tròn và làn da trắng nõn, cô chủ động mời Mao nhảy.
Tối hôm đó, Mao và Trương cùng khiêu vũ liên tục vài lần, cho đến khi kết thúc bữa tiệc, Lý Chí Tuy đã thấy Mao cầm tay Trương dắt vào phòng của ông ta.
Ngay khi quan hệ giữa Mao và Trương còn đang rất thân mật, Mao vẫn có vài bạn gái khác. Có hai nữ y tá thường hầu hạ Mao là Mạnh Cẩm Vân (Meng Jinyun) và Lý Linh Thi (Li Lingshi) vốn dĩ trước làm trong đoàn văn công thuộc Bộ Chính trị Không quân, hàng ngày họ lau người và cho Mao ăn. Nhưng Trương Ngọc Phụng ở lại với Mao trong thời gian dài nhất.
Theo thời gian, Trương Ngọc Phụng cũng bắt đầu biết uống rượu, nhưng vẫn luôn là người được Mao tin tưởng nhất. Năm 1974, thư ký chính của Mao là Từ Nghiệp Phu (Xu Yefu) phải nhập viện vì ung thư phổi, và Trương đã tiếp nhận công việc thu và gửi các tài liệu hàng ngày mà Mao phải phê duyệt. Đến khi thị lực của Mao suy yếu, Trương phải đọc những tài liệu cho Mao nghe. Sau đó, Trương được chính thức bổ nhiệm làm thư ký chính của Mao.
Trong sách Lý Chí Tuy ghi rằng bất cứ ai muốn nhìn thấy Mao, trước tiên phải được sự đồng ý của Trương. Vào giữa tháng 6/1976, có lần Hoa Quốc Phong muốn báo cáo công việc cho Mao, đã phải gọi Trương ba lần nhưng Trương đều không chịu dậy, hai người trực là Mạnh Cẩm Vân và Lý Linh Thi không dám thông báo trực tiếp cho Mao việc Hoa muốn gặp.
Họ cho biết, nếu không thông qua Trương mà trao đổi chuyện trực tiếp với Mao thì không ổn. Sau khi Hoa chờ hơn hai tiếng đồng hồ nhưng Trương vẫn không dậy, đành chịu bỏ đi. Lý Chí Tuy cho biết việc Trương Ngọc Phụng có thể leo lên vị trí này bởi vì cô ta hiểu được phương ngữ Hồ Nam của Mao. Ngay cả Lý Chí Tuy cũng phải qua cô ta dịch lại.
Trương Ngọc Phụng nói với Lý Chí Tuy rằng Mao Trạch Đông hỏi liệu ông ta còn cứu được không? Thế rồi Mao gượng gật gật đầu và từ từ chìa bàn tay phải nắm lấy tay Lý Chí Tuy. Cả hai bên má của Mao đã hõm sâu. Hai mắt đờ đẫn vô thần, sắc mặt nhợt nhạt.
Lúc này, Giang Thanh đến từ nơi bà ta ở tại Xuân Ngẫu Trai. Vừa vào cửa Giang Thanh đã lớn tiếng: “Các người ai đến báo cáo tình hình?” Giang Thanh là vợ thứ tư của Mao, vào năm 1938 Mao đã bất chấp sự phản đối gay gắt từ Bộ Chính trị để kết hôn cùng Giang Thanh ở Diên An.
Nhưng Mao và Giang Thanh đã sống với nhau trong nhiều năm. Sau sự bùng nổ của Cách mạng Văn hóa, Giang Thanh chuyển đến nhà khách Điếu Ngư Đài. Cho đến khi Mao bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai vào tháng Sáu thì Giang Thanh mới chuyển về một ngôi nhà mới tráng lệ được xây dựng bên cạnh Xuân Ngẫu Trai ở Trung Nam Hải.
Lúc này, Lý Chí Thỏa khom người báo Mao Trạch Đông: “Hãy yên tâm, chúng tôi có cách”. Mao thở dài, đôi mắt khép lại, tay phải cạn lực buông khỏi bàn tay của Lý Chí Thỏa, trên máy điện tâm đồ báo hiện sóng điện tâm đồ là một đường thẳng ngang không chút sóng. Mao Trạch Đông đã chết. Lý nhìn đồng hồ đeo tay báo hiệu lúc 0:10 ngày 09/9.
“Một thời đại đã kết thúc”, Lý Chí Tuy nhìn chằm chằm vào đường thẳng điện tâm đồ và bất chợt lóe lên ý tưởng này. “Triều đại của Mao đã trôi qua”.
Lúc này, Giang Thanh giở giọng bừng bừng sát khí: “Đây là cách chữa của các người à? Các người phải chịu trách nhiệm”. Lý Chí Thỏa đã sớm lường trước cáo buộc của Giang Thanh, vì từ ngay bốn năm trước, vào năm 1972, Giang Thanh đã buộc tội Lý là thành viên của nhóm gián điệp.
Hoa Quốc Phong bước chầm chậm đến bên cạnh Giang Thanh: “Chúng tôi đã trực ở đây thường xuyên, các đồng chí đội ngũ y tế đã làm hết sức”. Vương Hồng Văn đỏ mặt nói gấp: “Bốn người chúng tôi đã liên tục túc trực ở đây”.
Vương Hồng Văn lại nói: “Mỗi công việc của đội ngũ y tế đều báo cáo cho chúng tôi, chúng ta đều biết, cũng…”Không cho Vương nói xong, Giang Thanh cắt lời: “Tại sao không cho tôi biết sớm?"
Thực tế, mọi người đã báo cáo nhiều lần cho Giang Thanh về tình trạng của Mao. Tuy nhiên, Giang Thanh lên án rằng xưa nay các bác sĩ thường làm nghiêm trọng vấn đề, thường báo cáo không đúng.
Vào ngày 28/8, sau khi nghe báo cáo chính thức về bệnh tình nghiêm trọng của Mao, Giang Thanh vội vã đến Đại Trại để “kiểm tra”. Vào ngày 5/9, Hoa Quốc Phong gọi cho Giang Thanh rời Đại Trại để trở về Bắc Kinh. Tối đó khi Giang Thanh đến đã than quá mệt mỏi, muốn về nơi cư trú của mình, cũng không buồn hỏi về tình hình của Mao.
Ngày 07/9, Mao đã rơi vào tình trạng hấp hối, đến chiều Giang Thanh mới đến tòa nhà 202, vừa bắt tay từng bác sĩ và y tá vừa nói: “Mọi người nên vui vẻ”, dường như bà ta nghĩ rằng sau khi Mao chết thì bà ta sẽ tiếp quản quyền lực, các bác sĩ cũng đang mong chờ sự lãnh đạo của bà ta.
Lúc này, Trương Xuân Kiều nắm hai tay vào nhau bước đi hình chữ bát, mắt nhìn xuống mặt đất. Mao Viễn Tân bên cạnh nét mặt tái mét, đi qua lại giống như đang tìm kiếm thứ gì đó.
Đột nhiên sắc mặt Giang Thanh trở nên nhẹ nhõm. Có lẽ bà ta nghĩ sắp được cai trị Trung Quốc. Bà ta quay sang bác sĩ Lý Chí Tuy và những nhân viên y tế và nói: “Mọi người đã làm việc cực khổ, cảm ơn mọi người”. Sau đó bà ta quay sang cô y tá của mình ra lệnh “Chuẩn bị cho tôi bộ đồ màu đen và khăn quấn đầu màu đen, tôi phải thay đồ”.
Hoa Quốc Phong nói với Uông Đông Hưng: “Ông lập tức mở cuộc họp Bộ Chính trị”.
Mọi người ai nấy bước từ trong nhà trở ra hành lang lớn bên ngoài. Lúc này, Trương Ngọc Phụng đột nhiên bật khóc và rên rỉ: “Chủ tịch ra đi, em phải sống thế nào?”
Giang Thanh liền bước đến, dùng tay trái bám vào vai của Trương và mỉm cười nói với Trương: “Tiểu Trương, đừng khóc, không lo, có ta đây, sau này ta sẽ lo cho cô”, vậy là ngay lập tức Trương ngừng khóc, mỉm cười nói với Giang:“Đồng chí Giang Thanh, cảm ơn bà”.
Lý Chí Tuy nghe Giang Thanh khẽ nói cùng Trương Ngọc Phụng: “Từ giờ trở đi, phòng ngủ và phòng nghỉ của Chủ tịch, ngoài cô ra không ai được phép vào. Cô sắp xếp gọn tất cả các giấy tờ giữ lại, kiểm kê xong thì giao lại cho tôi”. Vừa nói Giang Thành vừa đi bộ đến phòng hội nghị, Trương bám theo phía sau và nói: “Vâng, đồng chí Giang Thanh”.
Khi đó, Giang Thanh chưa thể ngờ rằng cái chết của Mao Trạch Đông không giúp cho bà ta leo lên đỉnh quyền lực. Sau đó, Tứ nhân bang bị thanh trừng, Giang Thanh bị vào nhà ngục, cuối cùng đã tự tử chết ở tuổi 77. Trương Ngọc Phụng đã chọn cách rời khỏi trung tâm quyền lực Trung Nam Hải, sau đó chuyển về Bộ Đường sắt và trở thành một cán bộ bình thường.
Theo Lý Chí Tuy
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét