Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Nóng: Việt Nam đã mời Pháp, Anh, Hàn Quốc, Mỹ… đến Biển Đông- sắp có kết cục ‘thảm’ cho một nước hiếu thắng

13/10/2018 02:34
16284 lượt xem

Các chuyến thăm tàu hải quân của các nước đến Việt Nam và ngược lại thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong bảo vệ lợi ích ở Biển Đông.

Tàu Trần Hưng Đạo của Việt Nam đến Nhật Bản đầu tháng 10. Ảnh: JMSDF.
Chỉ trong vòng một tháng, từ đầu tháng 9 đến tháng 10/2018, Việt Nam liên tiếp đón các tàu hải quân quy mô lớn của các nước đến thăm, đồng thời cử tàu của mình tham dự các hoạt động chung ở nước ngoài.
Ngày 3/9, tàu đổ bộ tâ’n cô.ng HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh chở theo 555 thủy thủ đã đến thăm TP HCM và các đơn vị Hải quân phía Nam của Việt Nam. Trước đó HMS Albion đi gần lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa, nhằm thách thức “yêu sách chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc.

Tiếp đó, từ 11/9 đến 14/9, tàu khu trục Roks Moon Mu The Great của Hải quân Hàn Quốc đến thăm xã giao thành phố Đà Nẵng. Sáng 17/9, tàu ngầm huấn luyện Kuroshio cùng thủy thủ đoàn thuộc lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản cập cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), thăm hữu nghị Việt Nam.
Cuối tháng 9, tàu khu trục Te Mana của Hải quân New Zealand cùng gần 200 thủy thủ đến Cảng Sài Gòn để giao lưu với phía Việt Nam. Tàu khu trục Ins Rana của Hải quân Ấn Độ cùng hơn 300 thủy thủ đã cập cảng Sài Gòn, đây là một phần trong hoạt động triển khai các tàu của Hải quân Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương.
Tàu hải quân Hoàng gia Canada HMCS Calgary (một trong số 12 tàu hải quân tuần tra Canada) đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng kéo dài năm ngày.
Về phía các chuyến thăm nước ngoài của Việt Namtàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo sau khi thăm Nhật Bản đã đến Hàn Quốc tham gia sự kiện duyệt đội hình hải quân quốc tế ngoài khơi Hàn Quốc. Sự kiện này của Hàn Quốc có sự góp mặt của tàu chiến từ 13 quốc gia. Cũng trong đầu tháng 10, tàu Cảnh sa’.t biển 8001 của Việt Nam diễn tập cùng 4 tàu, 2 máy bay của Ấn Độ tại Vịnh Bengal.
“Những chuyến thăm đến và đi này chắc chắn là một chỉ dấu cho thấy Việt Nam gia tăng thiện chí thúc đẩy hợp tác an ninh với các nước lớn, gồm các đồng minh và trong mạng lưới đối tác của Mỹ”, Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS) đ.a’nh giá.
Collin cho rằng các hoạt động này thể hiện nỗ lực ngoại giao lớn của Việt Nam và các nước ngoài khu vực trong những năm gần đây. Với việc tăng năng lực vươn xa của các tàu, Việt Nam đang thể hiện sự sắc sảo trong thúc đẩy đối ngoại quốc phòng.
Theo Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, các chuyến thăm của các nước đến Việt Nam và ngược lại là dấu hiệu hợp tác với một cộng đồng lớn hơn, đa chiều hơn của các nước cùng chí hướng về vấn đề an ninh hàng hải. Các chuyến thăm cảng thường xuyên cho thấy Việt Nam thiện chí hơn trong việc có q.ua n h.ệ hữu nghị với các nước.
Giáo sư John Blaxland, Giám đốc Viện Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Australia (ANU), lưu ý Việt Nam vẫn thận trọng trong việc tăng cường q.ua n h.ệ an ninh với các nước.
"Việt Nam biết rằng không thể trông đợi vào việc dựa vào nhiều nước trong khủng hoảng, nhưng việc đạt được đòn bẩy trong đàm phán với Trung Quốc tạo ra những lợi ích trước mắt cho chính phủ”, Blaxland nói.
Tiến sĩ Collin cho rằng các chuyến thăm Việt Nam của các nước hầu hết được coi là hoạt động hiện diện trên biển, không phải là thách thức với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không, vì thế có giá trị khi giương cờ, thể hiện mối quan ngại của quốc tế về bảo vệ tự do trên biển.
Trong khi đó, các nhà phân tích khác cho hay các chuyến thăm có ý nghĩa lớn hơn thế. Ông Batongbacal cho rằng hoạt động của các đồng minh của Mỹ hay các nước cùng có quan điểm cho thấy họ không chấp thuận sự kiên quyết của Trung Quốc khi nó vượt quá các quy định của Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
“Những nỗ lực này sẽ ngăn Trung Quốc đòi bất cứ sự chấp thuận của bất cứ nước nào, Trung Quốc không bao giờ có thể hợp pháp hóa bất cứ yêu sách nào vượt quá UNCLOS”, Batongbacal nhấn mạnh.
Giáo sư Blaxland, Đại học Quốc gia Australia (ANU), cho rằng các chuyến thăm khiến Trung Quốc “khó chịu” khi các bên bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh ở khu vực. Tại Biển Đông, Trung Quốc đòi yêu sách ở hầu hết khu vực, chồng lấn với các vùng thuộc Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Theo Blaxland, dường như có sự đồng lòng giữa các nước rằng cần có phản ứng chung mang tính phối hợp trước các hành động của Trung Quốc. Các chuyến thăm ngầm cho thấy dấu hiệu là “sự hung hăng đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ bị thách thức”.
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, nhận định các nước lớn muốn thể hiện họ có thể đóng góp vào an ninh khu vực. Một số đồng minh của Mỹ có thể muốn “đáp lời” Tổng thống Mỹ Trump, người coi họ là những kẻ ăn theo. “Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thể hiện rằng họ có thể đóng góp vào liên minh”, Thayer nói.
Vị trí quan trọng của Việt Nam ở khu vực
Ông Thayer coi cảng Cam Ranh là một ví dụ cho thấy Việt Nam sẵn sàng và có năng lực đóng một vai trò trong duy trì an ninh hàng hải khu vực. Đây là một cảng chiến lược nhờ vị trí của nó nhìn ra Biển Đông và giúp tàu thuyền tránh thời tiết xấu.
Việt Nam xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh là một cảng thương mại, cung cấp cơ sở vật chất cho các tàu ngang qua. Việc các tàu hải quân các nước đi qua Biển Đông vừa giúp bảo đảm lợi ích của Việt Nam vừa đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực.
Giáo sư Blaxland nói các nước hy vọng sẽ thúc đẩy quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ lợi ích trên biển và tìm k.iê’m các cơ hội xây dựng q.ua n h.ệ nhằm chuẩn bị cho các kịch bản khủng hoảng có thể xuất hiện.
Chuyên gia Batongbacal cho rằng việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước sẽ cho phép các bên hoạt động thường xuyên hơn ở khu vực. Các nước có thể diễn tập hoặc thực hiện các hoạt động chung, giúp bảo vệ các lợi ích chung, đồng thời giúp Việt Nam bảo vệ các lợi ích của Hà Nội.
“Độ mở của Việt Nam với các q.ua n h.ệ an ninh hàng hải đa dạng có thể đóng một vai trò rất quan trọng và chiến lược, xét về vị trí của Việt Nam ở Biển Đông”, Batongbacal nói.
Theo: VN ngày nay

Không có nhận xét nào: