Kiến Thức
Ít ai biết rằng, ở vùng ven phía Đông TP HCM từ 30 năm trước đã tồn tại Nhà hát Nhân dân Thủ Đức với quy mô rất hoành tráng, sức chứa đến 1.000 chỗ. Vậy giờ đây, 'số phận' của Nhà hát này ra sao?
Gần 20 năm qua, người dân phía Đông TP HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) và vùng giáp ranh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã quá quen thuộc với trụ sở Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức nằm ở khu đất rộng lớn, “đắc địa” bậc nhất khu vực trên đường Võ Văn Ngân (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức).
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tại Trung tâm Văn hóa này từng có một nhà hát đẳng cấp, quy mô không kém Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Bến Thành…ở các quận trung tâm.
Đó là Nhà hát Nhân dân Thủ Đức, quy mô khoảng 1.000 chỗ ngồi, tọa lạc giữa trung tâm Trung tâm Văn hóa quận.
Nhà hát Nhân dân Thủ Đức, quy mô khoảng 1.000 chỗ ngồi, tọa lạc giữa trung tâm Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức.
“Là người dân địa phương, hàng ngày qua lại đường Võ Văn Ngân nhưng có đời nào tôi bước chân vào nơi đây. Tôi chưa từng biết ở địa phương mình có nhà hát 1.000 chỗ vì bao nhiêu năm qua có thấy nơi đây tổ chức chương trình nào xứng tầm đâu?”, anh Lê Nguyên Định, một người dân ngụ phường Linh Chiểu bày tỏ.
Bên trong Nhà hát hàng nghìn chỗ ngồi ở Trung tâm văn hóa quận Thủ Đức.
Nhà hát được xây dựng gần 30 năm trước và được đánh giá quy mô lớn không kém các Nhà hát ở trung tâm TP.HCM.
Hiện nay Nhà hát Nhân dân Thủ Đức đã được sáp nhập, trở thành Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Võ Văn Tỷ, người từng đảm nhiệm chức vụgiám đốc Nhà hát Nhân dân Thủ Đức vào năm 1990 (nay ông Tỷ đã chuyển công tác khác) xác nhận: “Đúng là khoảng thời gian trước năm 1990, tại huyện Thủ Đức cũ (được tách ra thành 3 quận Thủ Đức, quận 2, 9 từ năm 1997-PV) lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Thủ Đức (nay là quận Thủ Đức) đã cho xây dựng nhà hát Nhân dân có quy mô lớn, hơn 1.000 chỗ ngồi. Tôi là giám đốc nhà hát này vào năm 1990. Đến đầu tháng 7/1991 thì nhà hát này được sáp nhập vào Nhà văn hóa, trở thành Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức cho đến ngày nay”.
Theo ông Tỷ thì ông cũng không còn nhờ về chủ trương cũng như thiết kế, quy mô… công trình. Tuy nhiên ông Tỷ khẳng định, Nhà hát Nhân dân Thủ Đức thời điểm đó được đánh giá là công trình lớn không thua kém Nhà hát Hòa Bình, cũng được xây dựng cùng thời điểm.
Nguyên giám đốc Nhà hát Nhân dân Thủ Đức thời điểm năm 1990 chỉ ra lỗi thiết kế nghiêm trọng nhất là không gian Nhà hát quá rộng lớn, không thể lắp đặt máy điều hòa và thực tế gần 30 năm qua.
Ông Tỷ cho biết thêm, chỉ sau vài năm hoạt động, nhà hát này đã phát sinh nhiều bất tiện, trong đó có vấn đề về thiết kế và không còn hoạt động hiệu quả cho đến ngày hôm nay.
Nguyên giám đốc Nhà hát Nhân dân Thủ Đức thời điểm năm 1990 chỉ ra lỗi thiết kế nghiêm trọng nhất là không gian nhà hát quá rộng lớn, không thể lắp đặt máy điều hòa và thực tế gần 30 năm qua, nhà hát chỉ sử dụng quạt điện trong hoạt động các chương trình khiến không khí vô cùng ngột ngạt, nóng bức.
“Tôi nghĩ nhà hát này hiện này không còn hiệu quả nữa. Còn việc giải quyết như thế nào thì đó là tính toán của các cấp lãnh đạo”, ông Tỷ đúc kết.
Ông Lê Ngọc Dũng, một người dân sống gần Nhà hát Nhân dân Thủ Đức cho biết, ông sống ở đây gần 40 năm nhưng cũng chỉ vào nhà hát vài lần.
“Lâu lâu nhà hát mới tổ chức một vài chương trình như xiếc, ca nhạc, cải lương… Thế nhưng, không khí bên trọng quá nóng bức, ngột ngạt, thưởng thức nghệ thuật mà mồ hôi dầm dề, quạt máy thổi phà phà thì làm sao thưởng thức. Vì vậy mà nhà hát ít hoạt động, mà có hoạt động cũng rất vắng khán giả.”, ông Dũng chia sẻ.
Cảnh xuống cấp của Nhà hát Nhân dân Thủ Đức.
Cảnh nhếch nhác bên trong Nhà hát.
Đồ đạc chất đầy bên trong hậu đài Nhà hát.
Sáng 12/10, PV Kiến Thức đã ghi nhận thực tế tại nhà hát trong
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức. Bên trong không gian nhà hát khá rộng lớn với hàng nghìn ghế dành cho khán giả. Tuy nhiên, không khí hết sức ngột ngạt, oi bức nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức. Bên trong không gian nhà hát khá rộng lớn với hàng nghìn ghế dành cho khán giả. Tuy nhiên, không khí hết sức ngột ngạt, oi bức nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
PV đã liên hệ với ông Vũ Huy Lộc, giám đốc Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức để tìm hiểu thêm thông tin về Nhà hát Nhân dân Thủ Đức cũng như tính hiệu quả về công năng, hoạt động của nhà hát này. Tuy nhiên, ông Lộc đã từ chối trả lời và đề nghị PV liên hệ với lãnh đạo UBND quận.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Đăng Lê
Nhà hát Trần Hữu Trang xây xong nhưng không sử dụng, TPHCM tính phương án xây dựng nhà hát khác để thay thế.
Sáng 13.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, NSND Trần Ngọc Giàu, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang cho biết, do lỗi về thiết kế chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động biểu diễn nghệ thuật, nên nhà hát không thể sáng đèn hằng đêm dẫn đến doanh thu không có.
Xây nhà hát Trần Hữu Trang rồi bỏ không, giờ lại "đòi" xây nhà hát giao hưởng 1500 tỷ
TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang rồi bỏ trống, nay lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng
LĐO |
Nhà hát Trần Hữu Trang xây xong nhưng không sử dụng, TPHCM tính phương án xây dựng nhà hát khác để thay thế.
Nhà hát Trần Hữu Trang (TPHCM) được bàn giao vào tháng 4.2017, tuy nhiên nhà hát này luôn đóng cửa. Nguyên nhân là công trình có nhiều sai phạm so với thiết kế nên không đáp ứng được nhu cầu biểu diễn. Vụ việc chưa được giải quyết xong, thì thành phố lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ, gây nên sự phản đối của nhiều người dân.
Xây nhà hát nhưng không hoạt động vì lỗi thiết kế
Nhà hát Trần Hữu Trang được xây mới hoàn toàn trên nền rạp hát Hưng Đạo trước đây. Công trình có số vốn đầu tư ban đầu là 60 tỷ đồng được rót từ ngân sách, nhưng sau đó bị đội vốn hơn gấp đôi là 132 tỉ đồng.
Nhà hát được khởi công xây dựng vào tháng 4.2013, đến tháng 5.2017 thì bàn giao. Tuy nhiên, kể từ ngày khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay, nhà hát Trần Hữu Trang rất ít khi được sáng đèn, luôn trong tình trạng cửa đóng then cài.
Sáng 13.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, NSND Trần Ngọc Giàu, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang cho biết, do lỗi về thiết kế chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động biểu diễn nghệ thuật, nên nhà hát không thể sáng đèn hằng đêm dẫn đến doanh thu không có.
Vì vậy, kinh phí để duy trì hoạt động của nhà hát và bộ máy nhân sự đều được rót từ ngân sách thành phố. “Thành phố có dự tính là sẽ xây một nhà hát mới để thay thế cho nhà hát Trần Hữu Trang hiện tại, lúc đó chúng tôi sẽ bàn giao lại công trình nhà hát này cho thành phố quản lý” - NSND Trần Ngọc Giàu nói với PV.
Chủ đầu tư có nhiều sai phạm lại được giao làm chủ đầu tư nhà hát 1.500 tỷ đồng.
Trước sự việc nhà hát Trần Hữu Trang xây xong nhưng không sử dụng được, UBND TPHCM đã chỉ đạo Thanh tra thành phố vào cuộc. Thanh tra Thành phố đã tiến hành thanh tra dự án và có kết luận số 17/KL-TTTP-P3, công bố cụ thể những sai phạm ở dự án Nhà hát Trần Hữu Trang.
Chịu trách nhiệm chính về những sai phạm này là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình (thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM).
Thế nhưng, đến nay việc xử lý những cá nhân, đơn vị liên quan dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Điều này đồng nghĩa thành phố vẫn đang nợ nhân dân về bài toán sử dụng ngân sách, khi hơn 130 tỷ đồng tiền thuế của dân đổ vào xây nhà hát nhưng không sử dụng.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình (thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM) là chủ đầu tư công trình nhà hát Trần Hữu Trang đã có nhiều sai phạm, nay lại được chọn làm chủ đầu tư công trình nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng, liệu có thuyết phục được lòng dân?
Xây nhà hát Trần Hữu Trang rồi bỏ không, giờ lại "đòi" xây nhà hát giao hưởng 1500 tỷ
Trao đổi với PV Báo Lao Động, NSƯT Kim Tử Long tỏ ra bức xúc khi một nhà hát được đầu tư cả trăm tỷ đồng nhưng không phục vụ được gì cho nghệ thuật. “Tôi không nghĩ đấy là một nhà hát, không hiểu họ thiết kế, thi công và xây dựng nên một công trình này với mục đích là gì?” - NSƯT Kim Tử Long nói với với PV.
Nhà hát Trần Hữu Trang khi xây dựng bị đội vốn từ 60 tỷ đồng lên hơn 132 tỷ đồng, xây xong bỏ đó rồi lại tính phương án xây nhà hát khác thay thế. Vụ việc chưa được giải quyết ra ngô ra khoai, thì chính quyền TPHCM lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng hơn 1.500 tỷ đồng là không phù hợp cả về tình và lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét